Muốn theo nghề lập trình có cần bằng đại học? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Muốn theo nghề lập trình có cần bằng đại học?

Tin tức 13/08/2019

VnExpress – Theo khảo sát dành cho nhà phát triển năm 2016 của Stack Overflow, 56% lập trình viên không có bằng đại học về khoa học máy tính hoặc lĩnh vực liên quan.

Chỉ một thế hệ trước, bằng đại học là cách tốt nhất để đảm bảo có công việc lương cao. Nhưng thế giới đã thay đổi, ngày càng nhiều câu chuyện về nhà phát triển phần mềm thành công – những người không có bằng cấp, thậm chí bỏ học đại học – nhưng đã viết nên câu chuyện lớn ở thung lũng Silicon.

Mặt khác, những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học ngày nay đang học code, xây dựng các ứng dụng và trang web và muốn theo nghề phần mềm. Những đứa trẻ này hầu hết tự học, sử dụng Google, Stack Overflow để tìm kiếm câu trả lời và nguồn mã. Vì vậy, điều tự nhiên là khi thế hệ này đến tuổi trưởng thành, sẽ đặt ra câu hỏi: Có cần thiết phải học đại học để trở thành nhà phát triển phần mềm không?

Nick Larsen, một kỹ sư dữ liệu tại Stack Overflow cho biết câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Theo Nick, có ba loại công việc: Không yêu cầu bằng cấp, bằng cấp là một điểm cộng và bằng cấp là đòi hỏi bắt buộc.

Thực tế, với công việc của một lập trình viên, cách dễ dàng nhất để ứng tuyển là thể hiện trên sản phẩm. Các dự án và sản phẩm mà bạn đã đóng góp đáng tin cậy có giá trị hơn nhiều năm kinh nghiệm hoặc đi học.

Khảo sát dành cho nhà phát triển năm 2016 của Stack Overflow cũng cho thấy 56% lập trình viên trên thực tế không có bằng đại học về khoa học máy tính hoặc các lĩnh vực liên quan. Cách phổ biến nhất để họ học hỏi là tự học.

Theo Nick Larsen, một kỹ sư dữ liệu tại Stack Overflow, có ba loại công việc: Không yêu cầu bằng cấp, bằng cấp là một điểm cộng và bằng cấp là đòi hỏi bắt buộc.

Tuy vậy, có một số công ty yêu cầu bằng cấp. Nick khẳng định, khả năng chứng minh những gì bạn có thể làm và những gì bạn đã làm sẽ luôn quan trọng hơn việc bạn có bằng cấp hay không, ngay cả trong trường hợp công ty đã liệt kê bằng cấp theo yêu cầu.

Ngay cả đối với một công việc đang tìm kiếm trình độ tiến sĩ, nếu bạn có các chứng nhận hay kết quả ghi nhận việc bạn đã làm được hoặc đủ trình độ tương đương, bạn vẫn dễ dàng được nhận hơn là một tiến sĩ được cấp bằng thật nhưng ít kinh nghiệm thực tế.

Điều này không có nghĩa bạn có thể tham gia bất kỳ cuộc phỏng vấn nào bạn muốn mà không cần bằng cấp. Một số công ty nghiêm ngặt hơn những công ty khác. Tại một số doanh nghiệp lớn, có thể cần có bằng cấp để chứng minh. Tuy nhiên, đa phần công ty hiện nay sẽ quan tâm tới kỹ năng, đạo đức, phẩm chất và kinh nghiệm của bạn hơn tấm bằng.

Bằng cấp là không đủ

Trong thực tế, có việc làm không phải là mục tiêu duy nhất khi ai đó muốn lấy bằng đại học. Với bằng đại học, bạn có thể dựa vào nó như một bệ phóng.

Khi bạn nói về những điều mình học được từ trường đại học, đừng chỉ liệt kê toàn bộ kiến thức. Hãy tập trung nói về kiến thức liên quan đến các vấn đề của công ty mà bạn đã học được. Nói về cách giáo dục tại trường đã giúp tích lũy kinh nghiệm cho bạn và giúp bạn trở thành một lập trình viên tốt hơn. Ngành công nghệ phát triển rất nhanh và không ai quan tâm đến những gì bạn học được ở trường đại học năm năm trước hay thậm chí năm tháng trước, tất cả những gì họ quan tâm là những gì bạn có thể làm cho họ bây giờ.

Các nhà tuyển dụng thông minh biết rằng những người yêu thích lập trình thực sự hoàn toàn có thể đã viết một cơ sở dữ liệu từ năm lớp 8, tham gia giảng dạy ở trại lập trình trước khi học đại học, và xây dựng hệ thống quản lý nội dung cho tờ báo của trường và có các kỳ thực tập mùa hè tại các công ty phần mềm. Những nhân vật như vậy là người mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

Tất nhiên, không phải tất cả mọi người có tiềm năng trở thành lập trình viên đều có cơ hội để sử dụng hết mọi tài nguyên phát triển năng lực của mình. Nhưng ví dụ trên cho thấy, các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm và tuyển dụng những người có động lực mạnh mẽ, khả năng tự định hướng sớm, đạo đức làm việc mạnh mẽ và khao khát học hỏi được thể hiện từ rất sớm.

Học bằng cách làm

Phát triển phần mềm là một trong những lĩnh vực dễ gia nhập nhất hiện nay. Bạn có thể học lập trình bằng cách làm, thông qua:

Không ngừng hỏi: Các nhà phát triển rất cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với kiến thức. Bản thân Stack Overflow là ví dụ lớn nhất về điều đó, nó là một cộng đồng được xây dựng bởi các câu hỏi và trả lời về lập trình, cùng chia sẻ kiến thức và giúp nhau thực hiện công việc. Bạn có thể Google chỉ về bất cứ điều gì bạn cần biết về phát triển phần mềm, tìm tài nguyên để học các kỹ năng bạn cần.

Tham gia dự án mã nguồn mở: Đóng góp cho các dự án nguồn mở có thể là cách hiệu quả để học hỏi, phát triển, xây dựng danh mục đầu tư, thậm chí tạo kết nối trong ngành.

Một lập trình viên giỏi có thể suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm và đưa ra thời hạn. Bạn có thể học những kỹ năng này ở trường đại học hoặc ngoài nó, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là được việc.

Nguyên Chương (theo StackOverFlow)

Với phương thức học online có sự dẫn dắt của đội ngũ hơn 2.000 mentor, đồng thời liên kết với doanh nghiệp về đầu ra,  FUNiX là đơn vị đào tạo CNTT giúp người học chủ động việc học tập và thực hiện được mục tiêu cá nhân một cách linh hoạt. Nhiều sinh viên FUNiX có việc làm trong ngành CNTT chỉ sau 2-3 học kỳ đầu, có thể vừa tiếp tục đi làm, vừa học online để lấy bằng Đại học FPT.
FUNiX đang tuyển sinh ngành Kỹ sư phần mềm T8/2019 với nhiều học bổng giá trị. Tìm hiểu tại: Tuyển sinh CNTT.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!