Tự học ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất? 4 cách làm quen ngôn ngữ lập trình
- Tự học lập trình C++ như thế nào? Những lưu ý cần bỏ túi
- Học ngôn ngữ lập trình python dành cho người mới bắt đầu
- Lộ trình tự học ngôn ngữ lập trình C từ A tới Z cho người mới bắt đầu
Table of Contents
Tự học ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất là câu hỏi khiến người mới bắt đầu học lập trình game tò mò, thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thông qua việc gợi ý 4 ngôn ngữ lập trình dễ học nhất. Mời bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.
1. Tự học lập trình qua 4 ngôn ngữ lập trình dễ nhất
Dưới đây là 4 ngôn ngữ lập trình dễ nhất, bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Cụ thể:
1.1. Ngôn ngữ lập trình Python
Python là ngôn ngữ lập trình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng tập tành học lập trình. Tuy không phổ biến như Java hay C++ nhưng Python vẫn khẳng định được vị thế của mình khi sở hữu câu lệnh, có pháp đơn giản, dễ thực hành. Đồng thời, Framework cũng là điểm cộng khi tích hợp hệ thống mã code được mã hóa hoàn hảo, hạn chế tối đa sai sót khi lập trình.
>>> Xem thêm bài viết: Học ngôn ngữ lập trình python dành cho người mới bắt đầu
1.2. Ngôn ngữ lập trình Ruby
Tương tự với Python, Ruby là ngôn ngữ lập trình dễ đọc, dễ viết, gần giống với ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp cho người mới bắt đầu. Đồng thời, Ruby cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc phát triển website, tiêu biểu là trong framework Ruby on Rails. Bệnh cạnh đó, ngôn ngữ lập trình Ruby còn hỗ trợ bạn phát triển trò chơi, đồ họa, trí tuệ nhân nhân tạo. Một số ứng dụng nổi tiếng được viết bằng Ruby có thể kể đến như GitHub, Airbnb và Shopify.
>>> Xem thêm bài viết: Ưu và nhược điểm của lập trình Ruby
1.3. Ngôn ngữ lập trình JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình hoạt động trên cả nền tảng HTML lẫn CSS, hỗ trợ người dùng lập trình nhanh chóng, mang đến hiệu suất cao. Đồng thời, đây cũng được đánh giá là một trong những ngôn ngữ giúp bạn tạo ra những mã nguồn dễ đọc, dễ nhớ. Nhờ đặc tính phổ biến, thực hiện dễ dàng nên JavaScript hỗ trợ bạn lập trình trên hầu hết các trình duyệt web phổ biến như Chrome, Firefox, Safari và công cụ phát triển phần mềm như Visual Studio Code, Atom, Sublime Text.
>>> Xem thêm bài viết: Lộ trình học lập trình web full stack javascript trong 6 tuần
1.4. Ngôn ngữ lập trình Java
Java là ngôn ngữ lập trình đa nền tảng, tương thích với nhiều hệ điều hành lẫn hệ thống khác nhau. Nhờ tính phổ biến nên ngôn ngữ này rất thân thiện với người chưa biết nhiều về code hoặc đang tập học lập trình và chưa lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp. Trải qua nhiều năm cải tiến, Java đã sở hữu hàng loạt tính năng ưu việt như trang bị máy ảo, hệ sinh thái lớn, hoạt động với những nguyên tắc khép kín, có tính bảo mật cao. Ngoài ra, Java còn tích hợp nhiều công cụ như thu gom tệp rác, thực hiện chương trình đa luồng,…
>>> Xem thêm bài viết: Học ngôn ngữ lập trình Java ở đâu chất lượng và chi phí rẻ
2. 4 phương pháp giúp bạn làm quen với ngôn ngữ lập trình
Sau khi trả lời được câu hỏi tự học ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất, FUNiX sẽ gợi ý những phương pháp giúp bạn làm quen với ngôn ngữ lập trình. Cụ thể:
2.1. Nắm vững lý thuyết về ngôn ngữ lập trình
Việc nắm vững những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình sẽ giúp bạn hiểu được cốt lõi vấn đề, từ đó bắt nhịp nhanh và vận dụng vào thực tiễn dễ dàng, tránh trường hợp làm tùy hứng, không biết sai sót bắt nguồn từ đâu. Dưới đây là những kiến thức FUNiX tổng hợp giúp bạn, cùng xem nhé:
- Ngữ nghĩa học hình thức (Formal semantics)
- Lý thuyết kiểu (Type theory)
- Phân tích chương trình và chuyển đổi (Program analysis and transformation)
- Phân tích ngôn ngữ lập trình so sánh (Comparative programming language analysis)
- Lập trình meta (Metaprogramming)
- Ngôn ngữ đặc trưng miền (Domain-specific languages)
- Xây dựng trình biên dịch (Compiler construction)
- Hệ thống thời gian chạy (Runtime systems)
>>> Xem thêm bài viết: Tự học lập trình phần mềm hiệu quả cho người mới bắt đầu
2.2. Thực hành viết code thường xuyên
Bạn cần chủ động sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết code thường xuyên, tạo ra những chương trình từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình thực hiện, người học sẽ phát hiện được lỗi sai và sửa chữa chúng, từ đó hoàn thiện kỹ năng của mình nhiều hơn. Bởi người xưa có câu “ trăm hay không bằng tay quen”.
Do đó, để làm chủ được bất kỳ ngôn ngữ nào bạn cũng cần chăm chỉ mỗi ngày và không chủ quan, lơ là. Nguyên nhân là do có rất nhiều ngôn ngữ lập trình dù đơn giản nhưng vẫn mất kha khá thời gian để tìm hiểu, học hỏi. Ngoài ra, chăm chỉ viết code cũng là cách giúp bạn tiếp cận nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, hỗ trợ cho công việc sau này, tạo ra nhiều ứng dụng, tựa game chất lượng.
>>> Xem thêm bài viết: 4 cách tự học lập trình hiệu quả dành cho sinh viên
2.3. Thường xuyên đọc sách & Tham khảo tài liệu
Bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, chăm chỉ viết code, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều đầu sách, tài liệu liên quan đến ngôn ngữ lập trình. Đọc nhiều sách, tài liệu sẽ giúp bạn có vốn kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình và tìm thấy nhiều góc độ chuyên sâu liên quan khác. Dưới đây là một số tựa sách, tài liệu nổi bật, mời bạn cùng tham khảo:
- Python for Beginners của Al Sweigart
- Python Crash Course của Eric Matthes:
- Learn Java the Hard Way của Zed Shaw
- Learning Ruby (2nd Edition) của Chris Pine
- Eloquent JavaScript (3rd Edition) của Marijn Haverbeke
- JavaScript: The Good Parts của Douglas Crockford
- JavaScript for Beginners của Jon Ducket
>>> Xem thêm bài viết: 10 Cuốn sách Java hay nhất dành cho dân lập trình
2.4. Ứng dụng ngôn ngữ lập trình với dự án nhỏ
Tự học ngôn ngữ lập trình không còn khó nếu bạn ứng dụng nguyên tắc thực hành với những những dự án nhỏ. Cụ thể, bạn hãy bắt đầu với các ví dụ đơn giản để làm quen với cách hoạt động của ngôn lập trình. Sau khi nắm vững các khái niệm cơ bản, hãy bắt đầu tạo các dự án nhỏ để luyện tập các kỹ năng lập trình của mình. Các dự án nhỏ này có thể là các trò chơi, ứng dụng, hoặc các tác vụ tự động hóa. Phương pháp thực hành kể trên sẽ khơi gợi động lực, niềm say mê với ngôn ngữ lập trình của bạn, tạo tiền đề để bạn thực hiện những dự án lớn trong tương lai.
3. Khóa học Khoa học máy tính với Python tại FUNiX
Khóa học Khoa học máy tính với Python hiện đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn với 3 học phần liên kết chặt chẽ:
- Học phần 1: Khoa học máy tính
- Học phần 2: Lập trình website
- Học phần 3: Game với Python
Đến với khóa học của FUNiX, học viên sẽ được tiếp cận với mô hình học tập hiện đại với hàng loạt ưu điểm nổi bật như:
- Học online 100%, chủ động thời gian và không gian học tập
- Hỏi – đáp 1:1 với đội ngũ hơn 5000+ Mentor là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ
- Học dưới hình thức chơi game trên nền tảng CodeCombat, trẻ tự sáng tạo và tạo nên những sản phẩm công nghệ nhờ trí tưởng tượng của mình
- Lộ trình học cá nhân hóa từ 6 tháng – 2 năm tùy theo nhu cầu và năng lực của trẻ
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tự học ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất bằng cách gợi ý 4 ngôn ngữ phổ biến, dễ nhớ, dễ học. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng quên để lại bình luận, FUNiX sẽ giúp bạn giải đáp nhanh nhất.
Đăng ký ngay khóa học Khoa học máy tính với Python của FUNiX tại đây:
>>> Xem thêm một số bài viết tại:
Lý do việc tự học là rất quan trọng trong lĩnh vực CNTT
Cách tự học lập trình IoT hiệu quả và tiện lợi nhất 2023
Cách tự học lập trình cho nữ giới và lời khuyên theo ngành IT
Các kiến thức và kỹ thuật cần thiết để lập trình game với JS
Ngôn ngữ lập trình Ruby là gì?
Kinh nghiệm tự học ngôn ngữ lập trình Python hiệu quả nhất
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Bình luận (0
)