20:00 - 24/12/2023 | ONLINE QUA ZOOM MEETING
Đăng ký tham giaBí quyết thành công của một Product Engineer
- Ca sỹ Mỹ Linh tiết lộ bí quyết “sống thăng hoa” và hợp tác dạy nhạc trực tuyến cùng FUNiX
- Chủ tịch Clever Group trò chuyện về triết lý “thể thao và khởi nghiệp”
- 3 thuận lợi cho Blockchain phát triển tại Việt Nam
Là một Kỹ sư giàu kinh nghiệm, làm việc tại một trong những công ty công nghệ lớn ở Việt Nam, những chia sẻ của anh Đạt rất chân thực, gần gũi. Đi từ những khái niệm cơ bản như “Product engineer là gì?”; “Sơ lược về cách vận hành của một công ty sản phẩm”, anh Đạt đi đến giải thích những vấn đề xa hơn như “Văn hóa làm sản phẩm là gì”; “Tư duy sản phẩm đối với kỹ sư phần mềm…”. Với mỗi nội dung, anh lại đưa ra các ví dụ thực tiễn giúp người nghe hiểu một cách rõ ràng hơn.
Chỉ ra một “Tật xấu” của dân lập trình, chưa hiểu rõ vấn để đã “nhảy ngay vào code”, anh nhấn mạnh bản chất của một Engineering chính là giải quyết vấn đề, và kỹ năng code hay kiến thức kỹ thuật là công cụ. Nếu chỉ biết sử dụng công cụ một cách máy móc thì khó lòng để đạt hiệu quả cao và phát triển sự nghiệp.
“Càng ngày càng có nhiều người được đào tạo để viết code, người thành công hơn sẽ là người có thể giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, hiệu quả hơn. Điều này càng hiện ra rõ rệt trong môi trường làm sản phẩm, vì bản chất bài toán và vấn đề cần giải quyết rộng hơn là làm outsource” – anh Đạt khẳng định.
Anh Nguyễn Tiến Đạt cũng cho biết trong hầu hết các công ty không có vị trí “Product engineer” dù đây là khái niệm luôn tồn tại và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức. Anh nhận định yêu cầu cần thiết đầu tiên là lập trình viên phải cực kỳ yêu thích sản phẩm, hứng thú với việc làm sản phẩm; luôn tập trung vào mục tiêu cuối cùng là làm ra sản phẩm.
Anh Tiến Đạt chỉ ra 3 yếu tố cần thiết để một “product” thành công, gồm:
- Feasible: khả thi về mặt kỹ thuật, bài toán này có giải quyết được hay ko?
- Desirable: người dùng có muốn sử dụng sản phẩm này không?
- Viable: khả thi về mặt kinh doanh, 1 sản phẩm kỹ thuật khả thi, user muốn dùng, mà ko có mô hình kinh doanh đáp ứng được nó, công ty không thể kiếm lời từ nó thì cũng không thể trường tồn.
Từ những yếu tố trên, đội ngũ phát triển sản phẩm cũng sẽ bám theo các bước cần thiết để cho ra đời sản phẩm thành công như: Đánh giá tính khả thi của sản phẩm – sự tương thích với khả năng công nghệ; Thiết kế để người dùng yêu thích; Vận hành sản phẩm…
Theo anh Tiến Đạt, thông thường với việc làm sản phẩm, sẽ có một vòng tròn “vô tận” từ xây dựng ý tưởng – phát triển sản phẩm đến deliver giải pháp cho khách hàng và không ngừng đánh giá chức năng sản phẩm đưa đến người dùng, khảo sát thị trường…
“Nhiều anh em có thói quen bị buộc chặt vào yêu cầu của khách hàng, khi nhận yêu cầu là lao vào làm luôn, bỏ qua feedback cũng như đánh giá tác động của mình đến sản phẩm. Người có mindset tốt sẽ tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, hoàn toàn có thể phản hồi và thậm chí đánh giá xem yêu cầu có hợp lý hay không, gợi ý hướng tiếp cận hiệu quả hơn cho khách hàng… Để làm được điều đó, Product Engineer cần phải luôn tò mò, luôn đặt câu hỏi “tại sao”, truy đến cùng vấn đề” – anh Đạt khẳng định.
Bên cạnh đó, Product Engineer còn cần biết giao tiếp với các phòng ban không làm kỹ thuật khác. Khả năng giao tiếp tốt không chỉ với người cùng chuyên môn, mà cả với những người khác chuyên môn sẽ giúp đội nhóm biết thông cảm, hiểu cho cái khó của nhau, vận hành công việc trơn tru, hiệu quả.
Phân tích thêm về những khác biệt của một người làm sản phẩm, anh Tiến Đạt còn cho rằng, một Product Engineer cần có trách nhiệm từ đầu đến cuối với sản phẩm của mình, dù đôi khi yêu cầu này rất tốn thời gian.
“Bản thân mình có lần tình cờ nghe khách hàng “chê” Momo trong thang máy, mình hiểu rằng còn rất nhiều việc cần phải làm, nghiên cứu để cải thiện sản phẩm. Hãy nhớ, khi mình đã chọn con đường làm sản phẩm, thì mục tiêu cuối cùng là phải đưa sản phẩm đến cho người dùng và mang lại ý giá trị cho sản phẩm. Đó cũng là ý nghĩa cuối cùng của việc đi làm, hàng ngày viết từng dòng code” – anh Đạt tâm sự.
Sau những chia sẻ tâm huyết về việc làm sản phẩm, anh Tiến Đạt còn trao đổi với sinh viên FUNiX về những bí quyết ứng tuyển vào Momo. Anh tiết lộ, Momo đề cao yếu tố chăm chỉ, cầu tiến, chịu học hỏi, trung thực. Đối với người đi làm, anh cho rằng các bạn nên thông cảm và hiểu về công việc của các bộ phận khác, không nên chỉ bó hẹp trong chuyên môn “Engineer” của mình.
“Hãy mài giũa những kỹ năng của mình thật sâu, thay vì “mỗi thứ học một tí”. Kiên trì, đừng nhìn vào ngắn hạn. Hãy tin tưởng vào con đường mình chọn, bạn sẽ thành công” – anh Đạt nhắn nhủ.
Nếu bỏ lỡ buổi talk, bạn có thể xem lại tại đây:
Vân Nguyễn – Quỳnh Anh
Bí quyết thành công của một Product Engineer
- Ca sỹ Mỹ Linh tiết lộ bí quyết “sống thăng hoa” và hợp tác dạy nhạc trực tuyến cùng FUNiX
- Chủ tịch Clever Group trò chuyện về triết lý “thể thao và khởi nghiệp”
- 3 thuận lợi cho Blockchain phát triển tại Việt Nam
Là một Kỹ sư giàu kinh nghiệm, làm việc tại một trong những công ty công nghệ lớn ở Việt Nam, những chia sẻ của anh Đạt rất chân thực, gần gũi. Đi từ những khái niệm cơ bản như “Product engineer là gì?”; “Sơ lược về cách vận hành của một công ty sản phẩm”, anh Đạt đi đến giải thích những vấn đề xa hơn như “Văn hóa làm sản phẩm là gì”; “Tư duy sản phẩm đối với kỹ sư phần mềm…”. Với mỗi nội dung, anh lại đưa ra các ví dụ thực tiễn giúp người nghe hiểu một cách rõ ràng hơn.
Chỉ ra một “Tật xấu” của dân lập trình, chưa hiểu rõ vấn để đã “nhảy ngay vào code”, anh nhấn mạnh bản chất của một Engineering chính là giải quyết vấn đề, và kỹ năng code hay kiến thức kỹ thuật là công cụ. Nếu chỉ biết sử dụng công cụ một cách máy móc thì khó lòng để đạt hiệu quả cao và phát triển sự nghiệp.
“Càng ngày càng có nhiều người được đào tạo để viết code, người thành công hơn sẽ là người có thể giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, hiệu quả hơn. Điều này càng hiện ra rõ rệt trong môi trường làm sản phẩm, vì bản chất bài toán và vấn đề cần giải quyết rộng hơn là làm outsource” – anh Đạt khẳng định.
Anh Nguyễn Tiến Đạt cũng cho biết trong hầu hết các công ty không có vị trí “Product engineer” dù đây là khái niệm luôn tồn tại và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức. Anh nhận định yêu cầu cần thiết đầu tiên là lập trình viên phải cực kỳ yêu thích sản phẩm, hứng thú với việc làm sản phẩm; luôn tập trung vào mục tiêu cuối cùng là làm ra sản phẩm.
Anh Tiến Đạt chỉ ra 3 yếu tố cần thiết để một “product” thành công, gồm:
- Feasible: khả thi về mặt kỹ thuật, bài toán này có giải quyết được hay ko?
- Desirable: người dùng có muốn sử dụng sản phẩm này không?
- Viable: khả thi về mặt kinh doanh, 1 sản phẩm kỹ thuật khả thi, user muốn dùng, mà ko có mô hình kinh doanh đáp ứng được nó, công ty không thể kiếm lời từ nó thì cũng không thể trường tồn.
Từ những yếu tố trên, đội ngũ phát triển sản phẩm cũng sẽ bám theo các bước cần thiết để cho ra đời sản phẩm thành công như: Đánh giá tính khả thi của sản phẩm – sự tương thích với khả năng công nghệ; Thiết kế để người dùng yêu thích; Vận hành sản phẩm…
Theo anh Tiến Đạt, thông thường với việc làm sản phẩm, sẽ có một vòng tròn “vô tận” từ xây dựng ý tưởng – phát triển sản phẩm đến deliver giải pháp cho khách hàng và không ngừng đánh giá chức năng sản phẩm đưa đến người dùng, khảo sát thị trường…
“Nhiều anh em có thói quen bị buộc chặt vào yêu cầu của khách hàng, khi nhận yêu cầu là lao vào làm luôn, bỏ qua feedback cũng như đánh giá tác động của mình đến sản phẩm. Người có mindset tốt sẽ tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, hoàn toàn có thể phản hồi và thậm chí đánh giá xem yêu cầu có hợp lý hay không, gợi ý hướng tiếp cận hiệu quả hơn cho khách hàng… Để làm được điều đó, Product Engineer cần phải luôn tò mò, luôn đặt câu hỏi “tại sao”, truy đến cùng vấn đề” – anh Đạt khẳng định.
Bên cạnh đó, Product Engineer còn cần biết giao tiếp với các phòng ban không làm kỹ thuật khác. Khả năng giao tiếp tốt không chỉ với người cùng chuyên môn, mà cả với những người khác chuyên môn sẽ giúp đội nhóm biết thông cảm, hiểu cho cái khó của nhau, vận hành công việc trơn tru, hiệu quả.
Phân tích thêm về những khác biệt của một người làm sản phẩm, anh Tiến Đạt còn cho rằng, một Product Engineer cần có trách nhiệm từ đầu đến cuối với sản phẩm của mình, dù đôi khi yêu cầu này rất tốn thời gian.
“Bản thân mình có lần tình cờ nghe khách hàng “chê” Momo trong thang máy, mình hiểu rằng còn rất nhiều việc cần phải làm, nghiên cứu để cải thiện sản phẩm. Hãy nhớ, khi mình đã chọn con đường làm sản phẩm, thì mục tiêu cuối cùng là phải đưa sản phẩm đến cho người dùng và mang lại ý giá trị cho sản phẩm. Đó cũng là ý nghĩa cuối cùng của việc đi làm, hàng ngày viết từng dòng code” – anh Đạt tâm sự.
Sau những chia sẻ tâm huyết về việc làm sản phẩm, anh Tiến Đạt còn trao đổi với sinh viên FUNiX về những bí quyết ứng tuyển vào Momo. Anh tiết lộ, Momo đề cao yếu tố chăm chỉ, cầu tiến, chịu học hỏi, trung thực. Đối với người đi làm, anh cho rằng các bạn nên thông cảm và hiểu về công việc của các bộ phận khác, không nên chỉ bó hẹp trong chuyên môn “Engineer” của mình.
“Hãy mài giũa những kỹ năng của mình thật sâu, thay vì “mỗi thứ học một tí”. Kiên trì, đừng nhìn vào ngắn hạn. Hãy tin tưởng vào con đường mình chọn, bạn sẽ thành công” – anh Đạt nhắn nhủ.
Nếu bỏ lỡ buổi talk, bạn có thể xem lại tại đây:
Vân Nguyễn – Quỳnh Anh
Bình luận
Sự kiện liên quan
-
Vinasa, Udemy, FUNiX hợp tác phát triển khung năng lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Vinasa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Udemy và FUNIX, đánh dấu… -
FUNiX đồng hành cùng Trường Marie Curie tư vấn hướng nghiệp trực tuyến
Tối ngày 9/4, FUNiX phối hợp cùng Trường THPT Marie Curie tổ chức sự… -
CLB xVlancer giúp học viên FUNiX kiếm gần 900 triệu trong 9 tháng
Sau gần 9 tháng thành lập, câu lạc bộ - CLB xVlancer của FUNiX… -
FUNiX hợp tác EWAY triển khai giải pháp xác thực khuôn mặt cho gần 30 nghìn học viên
Nhằm tối ưu trải nghiệm trong học tập trực tuyến cho gần 30 nghìn… -
Webinar Next-level AI Content - Hướng dẫn tạo content với ChatGPT
Anh Trung Caha - Co-Founder Antory, Admin blog khoahocmidjourney.com, cùng nhiều chuyên gia sẽ… -
FUNiX hướng nghiệp, đồng hành tìm việc mơ ước cho 800 học viên
Chương trình xCareer - giới thiệu doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp dành…
Bình luận