Cáp quang biển quốc tế AAG và những thông tin bạn cần biết

Cáp quang biển quốc tế AAG và những thông tin bạn cần biết

Chia sẻ kiến thức 31/12/2021

Hiện nay, việc truyền tải thông tin trên toàn cầu chủ yếu dựa vào vệ tinh nhân tạo và cáp quang biển. Tuy nhiên, việc sử dụng cáp quang biển vẫn đang chiếm ưu thế lớn và được sử dụng phổ biến hơn bởi tốc độ và độ tin cậy của nó cao hơn nhiều so với truyền hình vệ tinh. Tại Việt Nam, cáp quang biển quốc tế AAG có sự liên quan trực tiếp tới hàng triệu người dùng Internet. 

Cáp quang AAG là hệ thống cáp quang biển quốc tế có tên gọi đầy đủ là Asia – America Gateway. Đây là mạng lưới cáp quang biển quốc tế xuyên lục địa với chiều dài lên tới 20.000km nối từ Đông Nam Á tới đất liền của Mỹ. 

cáp quang
Tuyến cáp quang AAG cập bờ Việt Nam tại địa phận Vũng Tàu, nằm ở trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km. (Nguồn ảnh: dammio.com)

Không chỉ quan trọng với Việt Nam, hệ thống cáp quang biển quốc tế được xem là một trong các hệ thống cáp quang vô cùng quan trọng, mang tính trọng yếu với các nước khác ở Đông Nam Á. Cáp có băng thông lên tới 2,88 Tbit/s tốc độ rất lớn, 2 đầu kết nối của hệ thống có hai điểm là: điểm đầu tại nước Mỹ (Hawaii) và điểm cuối chốt ở Hồng Kông – Đông Nam Á. Toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cáp AAG lên tới 600 triệu USD – một con số khổng lồ. 

Đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009, các quốc gia và vùng lãnh thổ mà tuyến cáp biển AAG đi qua gồm có: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ.  Tuyến cáp quang AAG cập bờ Việt Nam tại địa phận Vũng Tàu, nằm ở trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km.Tại Việt Nam có các nhà mạng tham gia khai thác gồm có: Cáp quang FPT, Cáp quang Viettel và VNPT.

Trong hơn 11 năm đưa vào khai thác, mặc dù thường xuyên gặp sự cố, song, theo đánh giá của các chuyên gia, vì nhiều lý do nên lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mỗi khi tuyến cáp gặp sự cố, nó vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến các dịch vụ quốc tế cung cấp cho người dùng của nhà mạng, nhất là trong những ngày đầu sự cố. 

Những sự cố cáp quang trên biển luôn là nỗi ám ảnh với người dùng Internet

Trong năm 2021, AAG đã 3 lần gặp sự cố vào các tháng 6,7 và 10. Trong lần gặp sự cố thứ ba của năm nay, AAG bị lỗi rò nguồn trên nhánh S1I vào tối 22/10 và nhánh cáp hướng kết nối Việt Nam – Singapore cũng bị lỗi từ cuối tháng 10. Do vậy, toàn bộ dung lượng kết nối trên tuyến cáp AAG đang bị gián đoạn. 

Nguyên nhân xảy ra các sự cố đứt cáp quang biển quốc tế AAG hầu hết không phải do cá mập như mọi người thường hay bàn tán trên mạng xã hội. Thông thường 70% những sự cố cáp quang gây ra do neo của tàu biển vướng phải, 30% còn lại do các tác nhân từ môi trường tự nhiên như: động đất, đá ngầm hoặc do các sinh vật biển,… Việc khắc phục các sự cố cáp quang trên biển thường kéo dài hàng tuần, có khi lên tới hàng tháng do việc sửa chữ cáp AAG tương đối khó khăn. Tại những nơi có độ sâu lớn, việc sửa chữa buộc phải sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng, còn với những vùng biển nông thì thợ lặn và kỹ sư có thể trực tiếp xuống sữa chữa. 

Minh Tiến (Tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại