3 tip giúp phụ huynh khích lệ con bước vào thế giới Công nghệ thông tin
Ở FUNiX, các bạn học sinh có nhiều điều kiện để được đồng hành, hỗ trợ học tập CNTT; được khích lệ con có tinh thần học hỏi cũng như có sẵn nguồn lực network, mối quan hệ từ các chuyên gia trong ngành... Cha mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn FUNiX để chuẩn bị cho con bệ phóng vững chắc tiến vào ngành IT.
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Xu hướng cha mẹ Việt cho con học sớm Đại học ngành CNTT
- Hành trình "đón lõng" công việc IT lương cao của bạn trẻ
- Đặc điểm khiến giới trẻ yêu thích học ngành IT
Table of Contents
Thế giới công nghệ thông tin vô cùng rộng lớn nhưng cũng đầy ắp cơ hội. Để khích lệ con, có thể giúp con cái mạnh dạn bước vào thế giới công nghệ thông tin, phụ huynh cần một chút khéo léo và tâm lý.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn 3 tip hữu ích để khích lệ con bước vào thế giới công nghệ thông tin, bạn hãy tham khảo để giúp con không bỏ lỡ cơ hội trong ngành nhé!
Khích lệ con, cho con cảm giác luôn có người đồng hành
Thế giới công nghệ thông tin vô cùng rộng lớn, và đôi khi tạo cảm giác choáng ngợp với những “người mới”. Ngoài ra, có nhiều định kiến cho rằng đây là một ngành khó, nhiều thử thách nên con trẻ có thể cảm thấy thiếu tự tin ở bước đầu khám phá ngành.
Vì vậy, cha mẹ cần cho con cảm giác luôn có người đồng hành, thấu hiểu và cùng con chinh phục công nghệ thông tin, cho dù con đang ở vị trí nào trên hành trình này đi chăng nữa. Nhờ sự đồng hành của cha mẹ, trẻ có cảm giác an tâm, tự tin để chinh phục, học hỏi và nỗ lực.
Khi có người đồng hành, trẻ cũng có người để hỏi, để xin ý kiến, để kịp thời tham khảo chỉ dẫn. Cha mẹ muốn là người đồng hành tốt, ngoài sự tâm lý, tinh thần sẵn sàng dành thời gian cho con, còn cần sự học hỏi để tìm hiểu và trang bị hiểu biết, giúp con có định hướng tốt, lời khuyên tốt khi chinh phục công nghệ. Cha mẹ không cần phải giỏi IT mới có thể đồng hành cùng con trong lĩnh vực này, nhưng chí ít cũng có sự chuẩn bị và tìm kiếm nguồn thông tin, tham khảo tin cậy cho con.
Khích lệ con học hỏi
Trong quá trình con học tập, khám phá lĩnh vực công nghệ thông tin, cha mẹ hãy là người khích lệ, giúp con nuôi dưỡng khát khao học hỏi: Học hỏi những lĩnh vực mới, ngôn ngữ lập trình mới; học những cách học mới, thử nghiệm, sai lầm, và sẵn sàng học từ thất bại.
Khích lệ con học hỏi, cha mẹ hãy tạo cho con được niềm say mê học tập: Khuyến khích con từ những thành công nhỏ đến lớn, chứ không cần phải chờ đợi con đạt những thành quả ấn tượng mới khen ngợi, khuyến khích. Từ những khuyến khích đúng lúc, cha mẹ sẽ tạo cho con cảm hứng và động lực để học tập và thành công.
Học hỏi là một trong những kỹ năng, tố chất quan trọng giúp mỗi người không ngừng phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nếu biết cách học hỏi, mỗi người sẽ sớm tích lũy được những kiến thức giá trị để bồi đắp nền tảng cũng như mở rộng khả năng của mình. Được rèn luyện, khích lệ tinh thần học hỏi từ sớm, trẻ có thể tiến rất xa trong lĩnh vực mình lựa chọn, bao gồm cả công nghệ thông tin.
Giúp con kết nối, xây dựng network
Phụ huynh sáng suốt nên giúp con kết nối, xây dựng network để có thể phát triển trong ngành công nghệ thông tin. Người trẻ rất dễ giao tiếp, cởi mở và sẵn sàng giao tiếp. Nếu được khích lệ, gợi ý và giúp đỡ, chắc chắn các bạn sẽ dễ dàng kết nối và xây dựng cho mình những network giá trị.
Thực tế, ngành công nghệ thông tin và bất cứ lĩnh vực nào cũng không chỉ đòi hỏi duy nhất kiến thức mà còn cần các mối quan hệ để mỗi người học hỏi cũng như phát triển sự nghiệp, trưởng thành trong cuộc sống. Hơn ai hết, phụ huynh hiểu và nên gầy dựng cho con khả năng kết nối, xây dựng mạng lưới network cho mình, tạo cho con sự tự tin, sẵn sàng học hỏi để tiến bộ.
Ở FUNiX, các bạn học sinh có nhiều điều kiện để được đồng hành, hỗ trợ học tập CNTT; được khích lệ tinh thần học hỏi cũng như có sẵn nguồn lực network, mối quan hệ từ các chuyên gia trong ngành… Cha mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn FUNiX để chuẩn bị cho con bệ phóng vững chắc tiến vào ngành IT.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)