Học lập trình hướng đối tượng và những điều bạn nên biết

Học lập trình hướng đối tượng và những điều bạn nên biết

Chia sẻ kiến thức 30/09/2022

Lập trình hướng đối tượng là một định nghĩa được rất nhiều bạn newbie quan tâm và muốn tìm hiểu trong thời gian gần đây. Vậy định nghĩa của OOP là gì? Một số ưu điểm nổi bật nếu bạn học nó? Học lập trình hướng đối tượng thì nên nắm chắc các ngôn ngữ lập trình cơ bản nào? Nếu bạn đang muốn theo học lập trình hướng đối tượng thì cần trả lời được các câu hỏi trên. Và sau đây, FUNiX sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin và lời giải đáp cho các thắc mắc đó một cách chi tiết nhất dành cho bất kỳ ai đang muốn đi theo con đường Developer này nhé.

Khóa học lập trình đối tượng
Tìm hiểu về lập trình đối tượng

1. Lập trình hướng đối tượng là gì?

Lập trình hướng đối tượng (hay còn được gọi là OOP – viết tắt Object Oriented Programming) được hiểu là một phương pháp được dựa trên các khái niệm có sẵn về lớp và đối tượng. OOP được tập trung chủ yếu vào các đối tượng thao tác hơn tính logic khi thao tác chúng. 

OOP được xem là một nền tảng phổ biến và quen thuộc của các design pattern trong thời đại hiện nay. Bên cạnh đó, OOP còn đặt ra mục tiêu chính ở đây đó là quản lý source code nhằm giúp tăng được mức độ tái sử dụng và đồng thời dễ dàng tóm gọn hết các thủ tục khi đã nắm chắc các tính chất khi trong quá trình sử dụng các đối tượng.

Cụ thể hơn, định nghĩa về OOP còn được hiểu như sau:

1.1 Đối tượng (Object)

Tự học lập trình đối tượng
Học lập trình hướng đối tượng như thế nào?

Cứ mỗi đối tượng sẽ gồm đầy đủ 2 thông tin đó là phương thức và các thuộc tính. Trong đó:

  • Thuộc tính: Chứa thông tin hay các đặc điểm về đối tượng mà bạn lập trình viên đang hướng đến nó ( Ví dụ: Đối tượng là người thì các thuộc tính được kể đến bao gồm: Tên, tuổi, màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng,…)
  • Phương thức: Chứa một số thao tác hay hành động mà đảm bảo được việc đối tượng lập trình có thể thực hiện thành thạo. ( Ví dụ: Đối tượng là người thì các hành động được kể đến bao gồm: đi, ăn, uống, nói năng,…)

1.2 Lớp (Class)

Cứ mỗi một lớp được xem là một kiểu dữ liệu và nó bao gồm đầy đủ các thuộc tính cũng như các phương thức đã được định nghĩa từ trước đó. Và đây cũng được mọi người xem là một sự trừu tượng hóa cho nhiều đối tượng. Không giống như các kiểu dữ liệu thông thường, mỗi một lớp là một đơn vị bao gồm đầy đủ sự kết hợp giữa các phương thức và thuộc tính.

2. Ưu điểm khi học lập trình hướng đối tượng

Để lý giải được vì sao học lập trình hướng đối tượng lại được nhiều người ưa chuộng và trở thành một trong những lập trình được xem là quan trọng thì dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của nó mang đến:

  • Code lập trình hướng đối tượng có thể được tái sử dụng, điều này giúp các bạn lập trình viên có thể tiết kiệm được tài nguyên hiệu quả.
  • OOP có khả năng mô hình hóa được các thông tin phức tạp trở thành các dạng cấu trúc đơn giản.
  • OOP giúp lập trình viên sửa lỗi một cách dễ dàng hơn, bạn có thể tìm lỗi đơn giản hơn ở trong các lớp và không tốn quá nhiều thời gian so với việc phải đi tìm lỗi ở các vị trí khác.
  • Lập trình hướng đối tượng có tính bảo mật tốt, bảo vệ các thông tin hiệu quả qua việc đóng gói.
  • OOP giúp các dự án được mở rộng nhiều hơn nữa.

>>> Xem thêm bài viết: Làm thế nào để nắm vững về lập trình hướng đối tượng?

3. 5 ngôn ngữ hay được sử dụng nhất khi học lập trình hướng đối tượng

Dưới đây là một số loại ngôn ngữ lập trình cơ bản được các lập trình viên sử dụng nhiều nhất khi học lập trình hướng đối tượng, bao gồm:

Ngôn ngữ học lập trình hướng đối tượng
Ngôn ngữ học lập trình đối tượng phổ biến

3.1 Ngôn ngữ Java

Java được biết đến là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa mục đích và đa nền tảng độc lập. Lập trình Java sẽ được chuyển dịch sang bytecode thay vì bạn phải ngồi thực hiện dịch sang mã nguồn thành mã máy trên nền tảng cụ thể nào đó. 

Bytecode từ đó sẽ được chạy nhờ vào môi trường thực thi. Lập trình code Java chỉ yêu cầu lập trình viên viết một lần là hoàn toàn chạy được mọi nơi, vì vậy nó thực sự lý tưởng dành cho bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu về nó.

3.2 Ngôn ngữ C++

C++ là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được xây dựng và phát triển đi theo 2 phong cách như sau: Lập trình hướng cấu trúc giống C và phong cách thiên hướng đối tượng. Việc học C++ sẽ trở nên khá dễ dàng, đơn giản hơn nếu trước đó bạn đã làm quen và nắm cơ bản về các lập trình hướng cấu trúc.

3.3 Ngôn ngữ PHP

Ngôn ngữ PHP được sử dụng với hướng đa mục đích, vì vậy được đa số các lập trình viên xem là lựa chọn ưu tiên. PHP được nhiều nhà phát triển cho rằng là loại ngôn ngữ lập trình kịch bản có sẵn mã nguồn mở cài đặt ở phía server để tạo ra được các ứng dụng web.

3.4 Ngôn ngữ Python

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao và được ứng dụng phổ biến trong việc phát triển cho các ứng dụng web cũng như ứng dụng khác nhau có liên quan. Ngôn ngữ lập trình Python được tạo nên và phát triển trong một số dự án mã nguồn mở. Đặc biệt, cú pháp của Python không quá phức tạo, thậm chí là đơn giản nên đó cũng là một lợi thế tốt dành cho bạn mới nào có nhu cầu học OOP.  

3.5 Ngôn ngữ Javascript

Ngôn ngữ lập trình Javascript được dùng khá phổ biến trong nhu cầu để xây dựng và phát triển các trang web với mức độ tương tác cao và tính ứng dụng tốt. Học Javascript được đánh giá là ở mức độ tương đối, không quá khó và cũng không quá dễ, vì vậy nó khá phù hợp dành cho các bạn muốn bắt đầu học lập trình. 

Trên đây bài viết FUNiX muốn chia sẻ đến các bạn về OOP là gì cũng như một số thông tin hữu ích khác liên quan đến nó. Hy vọng với nguồn tham khảo trên sẽ giúp cho các bạn mới bắt đầu học lập trình hướng đối tượng hiểu rõ được bản chất để giúp việc học đạt hiệu quả cao.  Nếu muốn đăng ký các khóa học tại nước với một đội ngũ mentor nhiệt tình và học liệu MOOCs chuẩn cùng lộ trình học tập bài bản thì hãy liên hệ ngay với FUNiX để được trải nghiệm nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại