Argentina chi hàng trăm triệu đô-la cho phát triển khoa học công nghệ
Argentina là nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ La Tinh với kế hoạch xuất khẩu hàng hoá công nghệ lên tới 7,4 tỷ đô la vào năm 2022, tăng 1,2 tỷ đô so với năm 2021.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Với chiến thắng nghẹt thở 4-2 trong loạt đá luân lưu, sau hơn 120 phút thi đấu, đội tuyển bóng đá Argentina đã chạm tay vào giấc mơ World Cup sau 36 năm chờ đợi. Ngày 18/12 đi vào lịch sử của thể thao thế giới với chiến thắng vẻ vang đưa Messi trở thành cái tên huyền thoại của môn thể thao vua.
Là cái nôi sản sinh ra những siêu sao của bộ môn túc cầu, Argentina còn được biết đến là cường quốc khoa học – công nghệ của khu vực Mỹ La Tinh. Quốc gia này có khoản chi phí đầu tư cho công nghệ rất lớn cùng những chính sách khuyến khích khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ.
1. Đầu tư hàng trăm triệu đô la cho khoa học, công nghệ
Theo trang thông tin Bnamericas, Argentina sẽ đầu tư 288 triệu đô la Mỹ vào khoa học, công nghệ và đổi mới trong 5 năm tới trong khuôn khổ của chương trình hợp tác liên bang. Trong đó, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) sẽ đóng góp 230 triệu đô la và phần còn lại đến từ chính phủ.
Ông Daniel Filmus – Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Argentina cho biết: “Khoản đầu tư là một phần của luật tài chính cho sự phát triển của hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới quốc gia, do đó đầu tư của nhà nước và đầu tư của tư nhân là tương tự nhau vì chung một mục đích”.
Số tiền 288 triệu dự kiến sẽ được phân chia thành nhiều phần, 100 triệu đô la sẽ dử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nền kinh tế khu vực và các trung tâm công nghệ để thúc đẩy đổi mới sản xuất. Khoảng 60 triệu đô la sẽ hướng tới tăng cường năng lực khoa học với việc thành lập các tập đoàn và công ty trên nền tảng công nghệ, 91 triệu đô la dành cho cơ sở hạ tầng và hơn 35 triệu đô la cho trung tâm khoa học và công nghệ.
Đầu năm 2022, TTXVN đưa tin Tổng thống Argentina Alberto Ferrnandez công bố đầu tư hơn 15 tỷ peso (hơn 133 triệu USD) nhằm tài trợ cho các dự án quốc gia để nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới (R+D+i)
Tổng thống Argentina Alberto Fernández công bố đầu tư 15 tỷ peso (hơn 133 triệu USD) nhằm tài trợ cho các dự án do Cơ quan quốc gia để nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới (R+D+i) triển khai. Ngoài ra, khoảng 6 tỷ peso cũng sẽ được phân bổ cho các sáng kiến và khoa học và công nghệ tại các trường đại học trên khắp cả nước.
Tổng thống Argentina nhấn mạnh sự giàu có của một quốc gia không được đo lường từ tài nguyên thiên nhiên mà từ vốn tri thức và công nghệ mà quốc gia đó có được. Ông đồng thời khẳng định các nguồn lực nên được phân phối một cách công bằng để bất kỳ ai sinh ra ở Argentina đều nhận đuọc các hỗ trợ cần thiết nhằm phát triển tối đa khả năng của họ. Theo Chính phủ Argentina, hiện R+D+i đang quản lý hơn 8000 dự án về phát triển khoa học và công nghệ.
2. Đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ
Tháng 10 vừa qua, hãng tin Reuters đưa tin Argentina đã công bố các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu công nghệ lên tới 1o tỷ đô la vào năm 2023, trong bối cảnh quốc gia này đang tìm cách hỗ trợ tăng trưởng của “nền kinh tế tri thức”.
Các chính sách này sẽ được thực hiện thông qua một sắc lệnh của tổng thống Argentina, sẽ cung cấp 20% ngoại tệ vào nước này và 30% số tiền thu được từ tăng trưởng xuất khẩu sẽ đầu tư cho các dự án tập trung vào xuất khẩu công nghệ. Bộ trưởng bộ Kinh tế Argentina Sergio Massa cho biết kế hoạch này sẽ có thể đạt được bằng cách đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng và tư liệu sản xuất cho các dự án công nghệ mới hoặc mở rộng.
Hiện tại, Argentina là nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ La Tinh với 7,4 tỷ đô la đến từ xuất khẩu hàng hoá công nghệ vào năm 2022, tăng 1,2 tỷ đô so với năm 2021.
Minh Tiến
Bình luận (0
)