Phân biệt ngành CNTT và Khoa học Máy tính dễ hiểu nhất
- Học sinh cấp 2 học khoa học máy tính tại FUNiX: Thích thú vì được làm game
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
Table of Contents
CNTT và Khoa học Máy tính là ngành học “hot” trong thời đại 4.0. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy rõ sự khác biệt mỗi ngành để có thể đưa ra lựa chọn chính xác. Nếu bạn đang trong trường hợp đó thì hãy cùng FUNiX tìm hiểu bài viết sau. Chúng ta sẽ xem về sự khác biệt của CNTT cùng với Khoa học Máy tính nhé!
1. Khái niệm của hai ngành CNTT và Khoa học Máy tính
CNTT và Khoa học Máy tính đều là những ngành đầu não được săn đón. Chúng ta có thể thấy hai ngành đều là tên gọi có liên quan đến máy tính và khoa học hiện đại. Tuy nhiên thực chất thì hai ngành này có những khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta có thể xem xét khái niệm của CNTT và Khoa học Máy tính như sau:
- CNTT là ngành thiên về cách thức ứng dụng những chương trình máy tính trong thực tế. CNTT sẽ hướng dẫn cách sử dụng những sản phẩm do Khoa học Máy tính phát minh ra.
- Khoa học Máy tính là ngành chuyên đào tạo nên những nhà khoa học nghiên cứu về máy tính. Nhiệm vụ của những nhà khoa học máy tính nói chung là nghiên cứu, sáng tạo nên các sản phẩm mới. Ngoài ra họ còn chế tạo ra các chương trình máy tính, phần mềm đem lại lợi ích cho xã hội.
Có thể thấy, CNTT và Khoa học Máy tính hoàn toàn có khái niệm khác biệt. Khoa học Máy tính đã sáng tạo nên các hệ điều hành mà con người đang sử dụng. Nhưng để tối ưu hóa mọi chức năng của hệ điều hành thì bạn cần có CNTT.
>>> Xem thêm: Phân biệt các ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính? Có nên học không?
2. Phân biệt hai ngành CNTT và Khoa học Máy tính
CNTT và Khoa học Máy tính đều là những cái tên có liên quan đến máy tính. Tuy nhiên hai ngành CNTT và Khoa học Máy tính đều có những điểm khác nhau nhất định. Sau đây, FUNiX sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự khác nhau của hai ngành học này nhé!
2.1. Sự giống nhau của ngành CNTT và Khoa học Máy tính
Cả hai lĩnh vực công nghệ và khoa học đều có cùng một đối tượng nghiên cứu chung đó là máy tính. CNTT và Khoa học Máy tính đều học về hệ thống thông tin và dữ liệu của máy tính. Hai ngành CNTT và Khoa học Máy tính thực chất còn bù trừ cho nhau.
Hai ngành đều học về ngôn ngữ máy tính và các kỹ năng lập trình. Bên cạnh đó là sử dụng CNTT vào máy tính để bảo mật dữ liệu khoa học. Vận dụng thông tin vào mục đích như thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn, quản lý, ứng dụng các ngành khác,…
2.2. Sự khác nhau của ngành CNTT và Khoa học Máy tính
Tuy có điểm giống nhau về đối tượng nghiên cứu. Nhưng hai ngành CNTT và Khoa học Máy tính lại tập trung vào từng khía cạnh của máy tính. Theo đó, phạm vi nghề nghiệp của mỗi ngành cũng khác nhau rất nhiều.
Đối với ngành CNTT:
- Chuyên gia về CNTT có thể được xem là người điều khiển hệ thống thông tin rộng lớn.
- Các chuyên viên CNTT không phải là người tạo ra phần mềm, phần cứng của máy tính. Họ chỉ học hỏi về cách sử dụng phần mềm, phần cứng của máy tính. Sau đó họ sẽ truyền, thu thập, xử lý, chuyển đổi dữ liệu và bảo vệ, lưu trữ thông tin.
- Ngành học này chỉ những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành. Cũng như hệ thống phần mềm, các ứng dụng, thiết bị được tạo ra sẵn bởi các kỹ sư máy tính.
- Một kỹ sư CNTT thường phải trao đổi với khách hàng và các đối tác bên ngoài. Họ có thể tư vấn, giải đáp cho khách hàng cách sử dụng các sản phẩm, thiết bị công nghệ.
Đối với ngành Khoa học Máy tính:
- Nghiên cứu cách ứng dụng thuật toán vào các chương trình, hệ thống của máy tính. Nhà khoa học máy tính sẽ phát triển ra những cách mới để vận hành và biểu đạt thông tin.
- Sinh viên sẽ học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách phát triển, thiết kế phần mềm, ứng dụng. Nhà khoa học máy tính là người có thể giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ lập trình. Họ là người có thể lý giải được vì sao một chiếc máy tính có thể hoạt động.
- Nhà khoa học máy tính có thể làm trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, phát triển phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng, web,…
- Khoa học Máy tính là môn học nền tảng cho ngành CNTT.
CNTT và Khoa học Máy tính đều có những khía cạnh riêng biệt nhau. Nếu bạn chỉ muốn biết cách dùng máy tính hiệu quả nhất thì hãy theo đuổi CNTT. Còn nếu bạn muốn làm người phát triển, tạo chương trình máy tính thì hãy chọn Khoa học Máy tính.Trên đây là một số thông tin về sự khác biệt của CNTT và Khoa học Máy tính. FUNiX hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những tài liệu bổ ích về chủ đề này. Chúc bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân để bắt đầu học tập. Hãy đừng ngần ngại theo đuổi đam mê nhé!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình khoa học máy tính, hãy tham khảo ngay khóa học tại FUNiX:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính
Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm
Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?
Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
Top 10+ ứng dụng game điện thoại và PC hay nhất mọi thời đại
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)