Góc nhìn của xTer: Bàn về việc học IT trực tuyến tại FUNiX

Góc nhìn xTer: Bàn về việc học IT trực tuyến tại FUNiX

Chia sẻ kiến thức 04/07/2021

Dù gì mình cũng là học viên học IT trực tuyến tại FUNiX và quyết định lấy bằng ở đây nữa. Thời gian qua phần vì bận rèn luyện ở công ty, phần bận công chuyện riêng nên chưa học tiếp được.

Công ty mình có vài anh lương tầm 2000 USD và hơn nữa. Một trong số đó lo việc đào tạo lớp “tôm tép” như mình.
Và không phải anh nào giỏi nhất là sẽ truyền đạt tốt nhất. Thực tế những anh giỏi nhất cũng đã thử đi đào tạo,
và kết quả chỉ là những cái lắc đầu cùng loạt ứng viên thi rớt. Quay lại việc học IT trực tuyến tại FUNiX, có nhiều nguyên nhân để giờ chúng ta đang có bộ giáo trình, mà không ít anh em dù đã gắng hì hụi học hành nhưng khó thành chánh quả, nghe ai than vất vả thì chỉ biết vào lặng lẽ thả ít tim.
Hẳn đó cũng không phải dụng ý của ban lãnh đạo, muốn sinh viên học IT trực tuyến tại FUNiX tự vượt vũ môn hóa rồng. Một giáo trình xài được cho cả một bậc đại học, toàn giáo sư tiến sỹ bỏ bao năm dày công tu luyện nghiên cứu, đúc kết lại mà thành. Chưa kể các chân nhân đó đều có đam mê bất tận về truyền thụ hậu thế, viết lách văn thư, cả đời chỉ làm những việc để chống ùn tắc nơ ron cho người khác. Quả thật tạo được một bộ giáo trình tốt, không dễ, và kiến thức như vậy để có được cũng không rẻ.
Rồi các nhân vật thiết kế học liệu học IT trực tuyến tại FUNiX của chúng ta thì sao? Có thể kinh nghiệm vài chục năm, lương vài ngàn $, đưa cho vấn đề gì cũng giải quyết được. Ngoài điều ấy ra thì họ cũng là những người bình thường ở lĩnh vực khác, như là giảng dạy chẳng hạn. Họ có thể xác nhận một thứ là đúng, hay sai, có thể thiết kế ra được những hệ thống lớn triệu user, triệu request/giây. Nhưng vẫn bất lực trước việc kéo những con bò, là bạn, và tôi, đang tìm cách đặt mông vào con đường ấy. Chưa kể họ cũng có công việc riêng, tầm nhìn không về cùng một hướng, không thể toàn tâm toàn ý với giáo trình học IT trực tuyến tại FUNiX. Chính thế, chỉ một vài Course Designer thì khó mà gánh được trọng trách xây giáo trình cho cả trường, cả một ngành học.
Mỗi giáo trình truyền thống được dựng lên dưới góc nhìn, và sự đóng góp của một, hoặc một nhóm nhỏ học giả. Họ có kiến thức rộng, có kinh nghiệm sâu, lý luận chặt chẽ để tạo nên những bài viết sâu sắc, truyền đầy cảm hứng. Giỏi như thế, nhưng vẫn phải tái bản lần thứ xxx, sửa đổi lần thứ yyy, vá lỗi zzz… Mọi thứ đều cần phải cải tiến liên tục.
Ồ, cải tiến liên tục, chẳng phải FUNiX vẫn đang làm hay sao, chỉ là tốc độ chuyển mình chưa đáp ứng kịp những mong mỏi của sinh viên. Vì tương lai đến đây tu, học dăm ba chữ mà u hết đầu. Bấy lâu nay nhà trường đã thay đổi được những gì, điều đó được những ai nhận ra, theo dõi ở đâu? Những thay đổi đó có thật sự hiệu quả và phù hợp? Có cách nào để làm tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa hay không? Điều gì xảy ra nếu vài nghìn mentor hiện có của FUNiX cùng tham gia thiết kế học liệu? Làm sao để hợp lực của mấy nghìn bộ óc trở nên hiệu quả?
Với một nguồn lực hữu hạn, dạy về công nghệ là thứ lạc hậu theo năm tháng, cần một cơ chế thích ứng với những thay đổi liên tục. Tại sao không tận dụng chính đội ngũ mentor nhiệt huyết xuyên lục địa của FUNiX? Mình đã thấy bạn sinh viên không thèm coi giáo trình, học chỉ bằng hỏi mentor, mà thành tích rất chi là con nhà người ta, chỉ biết há mồm thán phục.
Nguyễn Thành Giáp góp ý tâm huyết cho việc học IT trực tuyến tại FUNiX.
Mỗi môn học đều có khung cơ bản, chia làm từng hạng mục, mỗi mục lại gồm nhiều bài học. Nắm trong tay hệ thống mấy nghìn nhân sự này, FUNiX ta chia nhau ra mà làm. Điều phối tốt, vạn sự nhẹ lông hồng.
 Việc của đội ngũ dựng học liệu nòng cốt:
  • NC1: Liệt kê các kiến thức cần nắm ở từng mục, từng bài dạng gạch đầu dòng ngắn gọn.
  • NC2 Liệt kê các tiêu chí để chấp nhận một bài học là đạt yêu cầu.
  • NC3: Đặt mức thù lao tối thiểu cho một ài viết được chấp nhận.
  • NC4 Duyệt bài của đội mentor.
Việc của đội mentor:
Xem thù lao, chọn bài, triển khai, tự viết theo mọi dạng, miễn sao đạt yêu cầu NC2. Mentor chọn những bài mà mình thông thạo, yêu thích. Viết về thứ mình thạo, tự nhiên ngôn từ cũng sẽ dễ hiểu, đi vào đầu người (còn vào lòng hay không chưa biết).
  • MT2. Chấm bài của đội học viên.
  • MT3. Trả lời câu hỏi, nhưng không theo phiên facebook như hiện tại, lãng phí quá. Các câu hỏi nên đặt ngay dưới bài viết, và được trả lời tại đó luôn. Để các học viên sau tiện theo dõi và học tập.
Học viên:
  • HV1: Học viên vô học từng bài, lần lượt chọn các bài của từng mentor để coi. Bài nào dễ hiểu, like nhiệt tình vô. Nhưng chung kết, chỉ được chọn, hay phải chọn 1 bài viết hay nhất, xúc tích nhất, khiến được kinh mạch lưu thông, nơ-ron trong đầu ngừng tắc nghẽn.
  • HV2: Một phần học phí mà học viên đóng cho môn học này sẽ được trả cho mentor được chọn ở HV1. Như vậy mentor có thù lao cố định, và hoa hồng lựa chọn. 1 tên chết 2 chim.
  • HV3: Học bài và nộp bài đầy đủ (làm bài hay không thì không biết)
Đội Hannah, biên tập viên:
  • HN1. Ghi nhận, thống kê các hoạt động bình chọn của học viên 1 cách chính xác.
  • HN2. Thanh toán đầy đủ cho các bên.
Rồi, nghe chừng cái hệ thống trên đây phức tạp, nhưng triển khai thì có nhiều cách.
1. Thuê FPT Software lập trình cho cái ứng dụng hoàn chỉnh, chắc mất mấy tỏi gì đó.
2. Công ty mình đang dùng cái confluence, có hệ thống phân quyền bài viết, hạng mục, bình luận rất rõ ràng. Dùng nó để làm nơi viết bài giảng của mentor, và nhận xét của học viên. Mỗi khi có nhận xét hay sửa đổi, các nhân vật liên quan được thông báo nhắc nhở qua email real time luôn. Nhiêu đó đủ xài rồi.
  • Thu thập lựa chọn bài học: Google form.
  • Các hoạt động khác: Chắc hệ thống hiện tại cũng tự đổi được.
Cách nào đó mọi người có thể bổ sung thêm
Với tầm hiểu biết hạn hẹp hiện tại mình chỉ nghĩ sơ như thế. Viết dài, viết dai, cũng chỉ là để mong FUNiX tốt hơn. Dù gì mình cũng là học viên học IT trực tuyến tại FUNiX và quyết định lấy bằng ở đây nữa. Thời gian qua phần vì bận rèn luyện ở công ty, phần bận công chuyện riêng nên chưa học tiếp được. Sang tháng 7 mở lại Chứng chỉ 5, có thể anh em lại phải đọc thêm mấy bài viết than phiền. Tội lỗi, tội lỗi !
Không mong gì hơn, chúc anh em sớm tốt nghiệp, thỉnh được chân kinh tu thành chánh quả.
Nguyễn Thành Giáp
Sinh viên FUNiX
Nguyễn Thành Giáp (1991) tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam năm 2013. Giáp theo học tại FUNiX từ năm 2018, mục tiêu với quyết tâm học chuyên sâu để sớm hoàn thiện bằng cấp và trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Bạn nổi tiếng là tác giả của bài hát “Chiếc đèn FUNiX” –  sản phẩm chế tác do anh tự viết lời, thu âm, ghép nhạc và dựng video. Lời bài hát được viết rất chân thật, đúng như những gì Giáp đã trải nghiệm được ở FUNiX.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại