3 khác biệt trong chọn ngành,học nghề trong kỷ nguyên 4.0
Kỷ nguyên 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dẫn đến những khác biệt lớn trong xu hướng chọn ngành, học nghề của người trẻ.
- Lợi ích khi cha mẹ cho con học FUNiX để định hướng đại học
- Chọn học lập trình trước ngưỡng cửa đại học thế nào?
- Học lập trình trái ngành thế nào để nhanh có việc
- Những yếu tố cần lưu ý khi quyết định chọn nghề IT
- 5 lưu ý chọn nghề giúp người trẻ tránh bẫy thất nghiệp
Table of Contents
Nhiều sự thay đổi của thời cuộc đặt ra cho bạn trẻ thách thức cũng như cơ hội nhằm thích nghi với thời đại mới của kỷ nguyên 4.0.
Nhu cầu nhân lực gắn với công nghệ trong kỷ nguyên 4.0
Các chuyên gia về nhân lực cùng các khảo sát thị trường lao động cho thấy sự thay đổi, khác biệt lớn giữa nhu cầu cầu nhân lực của các năm. Mọi thứ có xu hướng xoay chuyển, gắn với công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Một chuyên gia nhận định: “Ngành công nghệ thông tin tăng trưởng lớn nhất. Kèm theo đó, ngành cơ khí kết hợp công nghệ thông tin phát triển mạnh ở cơ khí robot, cơ điện tử, công nghệ sinh học, nano…
Chẳng hạn, các ngành như công nghệ thực phẩm tiếp tục phát triển chuyên sâu thêm ở lĩnh vực thực phẩm, nông học, công nghệ cao. Khối ngành về khoa học xã hội sẽ phát triển ngành tâm lý, xã hội học. Lý do là các ngành này robot chưa thay thế được, vẫn đòi hỏi kỹ năng, tư duy của con người. Ngay cả ngành sư phạm, xét về số lượng thì thừa giáo viên nhưng vẫn rất cần người thầy ứng dụng và tiếp cận được công nghệ mới.
Như vậy, tìm kiếm các ngành nghề gắn với công nghệ sẽ giúp bạn tìm được những nghề nghiệp bền vững, có nhu cầu cao trong tương lai.
Xu hướng làm được đa ngành nghề
Một trong những khác biệt về nhân lực của thời đại 4.0 chính là xu hướng một người có thể làm được đa ngành nghề. Với khả năng tư duy, nền tảng kiến thức, sự kết hợp giữa các kĩ năng, kiến thức chuyên môn và không ngừng học hỏi sẽ giúp một người có thể làm được nhiều ngành nghề, hoặc làm việc trong một ngành nghề nhưng có ứng dụng kiến thức/ chuyên môn của những ngành nghề khác.
Khả năng kết hợp kiến thức, làm đa ngành cũng trở thành một lợi thế cạnh tranh của người trẻ trên thị trường tuyển dụng.
Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc chào đón nhân lực chuyển nghề từ các ngành nghề khác đã dần phổ biến. Người ngoại đạo học IT tuy phải bắt đầu lại từ đầu nhưng lại có những lợi thế rõ rệt như là kiến thức, kĩ năng trong ngành nghề cũ của mình. Gặp các dự án trong lĩnh vực chuyên môn của họ, chắc chắn, họ sẽ biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn, thực hiện dự án và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
Đòi hỏi về năng lực học tập suốt đời
Nếu trong quá khứ, con người chỉ cần làm chủ kiến thức trong một lĩnh vực, là có thể tự tin theo đuổi và thậm chí trở thành chuyên gia trong ngành, thì nay, họ cần phải liên tục học hỏi, học hỏi suốt đời. Trong kỷ nguyên 4.0, năng lực học tập suốt đời là năng lực tối quan trọng, để bạn có thể chinh phục được những mục tiêu lâu dài, bền vững trong bất cứ lĩnh vực nào.
Bình luận (0
)