4 bí quyết giúp bạn vượt qua chán nản khi chuyển nghề

4 bí quyết giúp bạn vượt qua chán nản khi chuyển nghề

Chia sẻ kiến thức 29/11/2021

Với nhiều người, lựa chọn chuyển nghề thường là một lựa chọn khó khăn. Có thể họ đã trải qua nhiều công việc, nghề nghiệp không ưng ý, những thất vọng trong công việc và thực sự mong muốn sự thay đổi. Tuy nhiên, hành trình chuyển nghề không đơn giản. 

Làm thế nào để vượt qua những lúc cảm thấy chán nản khi chuyển nghề. Làm thể nào để bản thân luôn có động lực để theo đuổi đích đến mà mình đã đặt ra. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Phân tích nguyên nhân thực sự khiến bạn chán nản khi chuyển nghề

Nếu bạn định chuyển nghề, đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch chuyển nghề của mình nhưng rồi chán nản muốn buông bỏ, thì việc tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng này là việc đầu tiên nên làm.

Hãy suy xét thật kỹ những áp lực, khó khăn mà bạn đang phải đối mặt, xem xem nó là lý do khách quan hay chủ quan. Đâu là những tác nhân khiến các vấn đề ấy xảy ra và trở nên nghiêm trọng.

Khi tìm được nguyên nhân thực sự khiến bạn chán nản, thì bạn cũng có thể tìm kiếm giải pháp để khắc phục chúng một cách dễ dàng hơn. Việc xác định nguyên nhân cũng giúp bạn đánh giá khách quan xem việc dừng lại hay bước tiếp mới là khôn ngoan. Thay vì trốn tránh thì bạn hãy tìm cách đối mặt với các khó khăn một cách nghiêm túc để tìm hướng đi. Việc chuyển nghề thực sự là một việc quan trọng, nên bạn hãy xuy xét kĩ lưỡng để tìm ra vấn đề nhé!

Nghĩ lại lý do mới bắt đầu

Nếu như bạn cảm thấy chán nản khi chuyển nghề, thì bạn hãy nghĩ lại lý do khiến mình đưa ra quyết định này. Công việc cũ quá khó khăn? Không có một đường hướng phát triển nếu bạn không thay đổi? Thu nhập quá ít ỏi, hay đời sống không đủ thoải mái?

chuyển nghề
Chán nản khi chuyển nghề, bạn đừng vội buông bỏ mà hãy tìm cách phân tích, suy nghĩ kỹ về quyết định của mình.

Lý do khiến ta bắt đầu cũng sẽ là lý do giúp ta có thêm động lực để bước tiếp. Vì vậy, bạn hãy tự nhắc nhở bản thân mình để có  thể neo lại nguồn cảm hứng tiếp tục học tập, làm việc nhằm chuyển nghề thành công.

Tìm kiếm một lời tư vấn của người trong cuộc

Trong những lúc chán nản, thất vọng, việc lắng nghe lời tư vấn của người đi trước rất quan trọng. Nếu như những tư vấn, lời khuyên ấy đến từ một “người trong cuộc” từng có hoàn cảnh giống như bạn lúc này, thì những lời khuyên bảo, động viên càng có giá trị.

Bạn hãy tìm đến những người gần giống mình, chân thành đề nghị họ cho lời khuyên. Bạn cũng có thể tìm đến cộng động những người có cùng ngành nghề mà bạn đã và đang làm để chia sẻ, đọc hay nghe câu chuyện của người khác. Biết đâu bạn sẽ tìm được định hướng cũng như lời khuyên đúng đắn cho mình trong một giai đoạn khó khăn của cuộc sống.

Cho bản thân được nghỉ ngơi

Đôi khi, áp lực lại đến từ việc bạn đang quá căng thẳng, mệt mỏi hoặc áp lực về việc chuyển nghề. Thay vì cố gắng đến mức mệt mỏi, chán nản, hãy cho bản thân được nghỉ ngơi, làm mới tinh thần, đầu óc cũng như lấy lại sức khỏe về thể chất. Như vậy, bạn sẽ có thêm động lực và sự sáng suốt để suy xét mọi thứ.

Tạm thười ngừng việc học và làm việc; chuyển tâm trí sang giai đoạn thư giãn, thoải mái, bạn sẽ thấy mình vui vẻ hơn, có nhiều hướng giải quyết vấn đề hơn.

Hi vọng rằng với những lời khuyên trên đây, bạn có thể vượt qua những khó khăn khi chán nản, phân vân lúc chuyển nghề. Hành trình chuyển nghề chưa bao giờ dễ dàng, nhưng những người làm được, thành công, chắc chắn sẽ gặt hái được những kết quả ngọt ngào và xứng đáng.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại