5 sai lầm phổ biến làm hỏng bo mạch chủ (motherboard) | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

5 sai lầm phổ biến làm hỏng bo mạch chủ (motherboard)

Chia sẻ kiến thức 21/02/2022

Những sai lầm tưởng chừng như không đáng kể có thể dẫn đến hỏng bo mạch chủ (motherboard). Dưới đây là những điều bạn cần tránh để bảo vệ bo mạch chủ an toàn.

Nếu bộ xử lý được xem là bộ não của máy tính thì bo mạch chủ chính là trái tim – đó là nơi mà các bộ phận khác nhau của máy tính kết nối và giao tiếp với nhau. Vì vậy, nếu motherboard gặp trục trặc, có rất nhiều vấn đề lớn sẽ phát sinh hơn cả việc chỉ thay thế một bộ phận. Mặc dù chúng thiết kế rất bền bỉ và đủ mạnh mẽ để chống chọi với sự tàn phá, va đập nhưng nếu sử dụng không cẩn thận bo mạch vẫn có thể hỏng hóc. 

Bạn có thể đảm bảo motherboard sẽ tiếp tục hoạt động đúng bằng cách bảo vệ nó khỏi các mối nguy hại. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ tất cả thành phần khác trên máy tính cũng như tránh thiệt hại cả về tiền bạc lẫn thời gian.

Tránh các lỗi phổ biến có thể gây hỏng hóc đến bo mạch chủ dưới đây.

1. Kiểm tra đoản mạch (short circuits)

bo mạch chủ
Hiện tượng đoản mạch là gì?

Hiện tượng đoản mạch (short circuits) xảy ra phổ biến trong các máy tính để bàn và đôi khi trên cả laptop, do bo mạch chủ không được lắp ráp đúng cách 

Bo mạch chủ dẫn và truyền điện đến các thành phần khác, vì vậy nó không thể tiếp xúc với bất kỳ kim loại nào. Bộ làm mát CPU bị lỏng thường gây ra những hư hỏng không thể khắc phục được. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra các lỗi bảo trì PC phổ biến như cáp kết nối bị lỏng.

Trong quá trình lắp ráp PC, bạn cần lắp bo mạch chủ với các ốc vít đúng cách. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng hết các ốc vít và vặn chặt để tránh việc một ốc vít bị lỏng có thể phá hỏng toàn bộ. Tóm lại, bên trong máy tính phải được sắp xếp gọn gàng và có tổ chức để bo mạch chủ không tiếp xúc với vật thể ngoài ý muốn, có thể dẫn đến hiện tượng đoản mạch.

2. Kiểm tra điện áp (Power Surges)

Bo mạch chủ là nơi kết nối bộ cấp nguồn (PSU) của máy tính nên bạn cần mua loại PSU phù hợp. Nếu các thành phần cần nhiều năng lượng hơn mức PSU có thể cung cấp, các thành phần đó hoặc bo mạch chủ có thể bị hỏng. Nhưng vấn đề thường xuyên xảy ra hơn là điện áp tăng quá mức cho phép. Lấy ví dụ một số thiết bị điện tử trong nhà có thể gây tốn điện như điều hòa hoặc tủ lạnh, bạn đã bao giờ nhìn thấy các ánh sáng lóe lên khi các thiết bị điện tắt? Đó là hiện tượng đột biến của dòng điện, khi tắt sẽ có một vài giây để dòng điện chuyển hướng đến các thiết bị khác như đèn hoặc máy tính. Đây là cách giải thích cơ bản nhất về sự gia tăng điện áp (power surge). Nó xảy ra thường xuyên hay không tùy thuộc vào  việc thiết lập nguồn điện, lưới điện địa phương và thậm chí cả điều kiện thời tiết (như sấm sét).

Hầu hết các bộ cấp nguồn và bo mạch chủ đều điều chỉnh điện áp để thích ứng với mức điện áp phù hợp. Giải pháp duy nhất là mua một bộ thiết bị bảo vệ đột biến điện để bảo vệ máy tính an toàn.

3. Vệ sinh thiết bị thông gió

Nhiệt được xem là kẻ thù của đồ dùng điện tử, các bộ phận của máy tính cần phải được giữ mát để chạy đúng cách và gia tăng tuổi thọ. Đó là lý do tại sao tản nhiệt rất quan trọng đối với máy tính, dù nó ở dạng quạt hay bộ tản nhiệt.

Nếu máy tính xách tay thường xuyên bị nóng, bạn cần phải làm sạch các cửa thông gió vì nhiệt có thể làm cho bo mạch chủ bị cong vênh. Để các thiết bị máy tính quá nóng không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu, hình dạng bên ngoài mà còn gây hại đến các điểm ứng suất như ốc vít hoặc đầu nối. Một kết nối lỏng lẻo hoặc lắp không đúng cách có thể xem là một quả bom hẹn giờ đối với bo mạch chủ.

4. Các thành phần không tương thích

Một sai lầm khác mà một số người dùng mắc phải là cố gắng cài đặt các thành phần không tương thích hoặc chất lượng thấp trên bo mạch chủ. Trước khi lắp ráp PC, bạn phải kiểm tra kỹ xem tất cả các bộ phận có tương thích với nhau không. Có rất nhiều trang web cho phép bạn kiểm tra các vấn đề về tính tương thích.

Ngoài ra bạn nên đảm bảo các bộ phận có chất lượng tốt như bộ RAM chất lượng cao hoặc PSU tốt.

Như đã đề cập trước đó, nhiệt là kẻ thù của các linh kiện máy tính vì thế bạn nên cân nhắc khi mua các bộ phận như card đồ họa. Một số card đồ họa hay bị quá nóng do thiết kế quạt và các yếu tố khác. 

5. Sai lầm khi thao tác

Bo mạch chủ rất dễ bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt do thao tác bất cẩn. Nếu bạn tự lắp ráp máy tính, hãy đảm bảo bạn có sẵn dây đeo cổ tay chống tĩnh điện và tấm lót chống tĩnh điện.

Bạn nên giữ bo mạch chủ trên một tấm lót chống tĩnh điện trong quá trình lắp đặt vì nếu xảy ra sốc tĩnh điện có thể gây nên thiệt hại khó phục hồi đối với bo mạch chủ. Một điều khác cần lưu ý rằng khi nâng bo mạch chủ lên, không nên chạm vào mạch điện trực tiếp mà hãy cầm vào các cạnh xung quanh. Trong quá trình lắp đặt, bạn cần vặn bo mạch chủ bằng cách tạp áp lực bằng nhau trên tất cả các góc. Điều này có nghĩa là bạn không cần vặn chặt hoàn toàn một con vít trước khi chuyển sang cái tiếp theo.

6. Cách kiểm tra lỗi về bo mạch chủ

bo mạch chủ
Kiểm tra lỗi bo mạch chủ

Bo mạch chủ khi bị hỏng thường không dễ chẩn đoán như các bộ phận khác của máy tính. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để xác định vấn đề 

  1. Bật PSU và kiểm tra đèn xanh trên bo mạch chủ. Nếu không có đèn xanh thì vấn đề là do nguồn điện hoặc bộ phận trục trặc. Kiểm tra bằng một PSU khác và nếu bo mạch chủ vẫn không sáng, có thể nó đã bị hỏng.
  2. Nếu đèn xanh bật sáng, hãy kiểm tra thông tin cơ bản về các thành phần PC bao gồm CPU và RAM. Chỉ kết nối hai thành phần này và xem liệu bo mạch chủ có khởi động vào BIOS hay UEFI hay không.
  3. Nếu nó vẫn không khởi động được, hãy kiểm tra pin CMOS. Nếu máy tính đã hơn một vài năm, rất có thể pin cần được thay thế.

7. Sửa lỗi về bo mạch chủ

Tất cả các bo mạch chủ hiện đại đều có đèn báo lỗi nhấp nháy khi gặp lỗi hoặc một thành phần nào đó bị trục trặc. Các mã lỗi này có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, nhưng có một số mẹo khắc phục sự cố chung như trên mà bạn có thể sử dụng để sửa bo mạch chủ.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Khánh Huyền (theo Makeuseof.com)

https://www.makeuseof.com/tag/common-mistakes-damage-ruin-motherboard/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!