Giải thích về các loại cáp trong bộ nguồn máy tính| Học CNTT cùng FUNiX

Giải thích về các loại cáp trong bộ nguồn máy tính

Chia sẻ kiến thức 21/07/2022

Nguồn điện là một trong những phần khó hiểu nhất khi build một chiếc PC. Nhưng một khi bạn biết mỗi loại cáp để làm gì, bạn sẽ thấy thực ra nó rất dễ hiểu. 

Giả dụ bạn đang build một PC chơi game mới. Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn với một người mới. Rốt cuộc, PC có rất nhiều thành phần, và nếu bạn không hiểu rõ mình đang làm gì, bạn có thể làm mọi thứ rối tung lên. Do đó, điều quan trọng là bạn phải làm quen với tất cả các thành phần bên trong PC, cách chúng hoạt động, bộ phận nào nằm ở đâu. 

Ví dụ, với nguồn điện PC, bạn có biết các loại cáp và đầu nối PSU này là gì và chúng dùng để làm gì? Hãy tìm hiểu cùng FUNiX. 

1. Cáp bo mạch chủ 20/24 chân

 

Loại cáp quan trọng nhất là loại 24 chân rộng. Cáp này là đầu nối chính cung cấp nguồn cho bo mạch chủ của máy tính. Mặc dù đây không phải là đầu nối duy nhất mà PC cần nhưng nó là đầu nối chính chịu trách nhiệm cung cấp điện áp chính xác cho bo mạch chủ của bạn và qua đó, hầu hết các thành phần của PC. Trong đó bao gồm RAM, thiết bị lưu trữ, thiết bị PCIe không có nguồn phụ và nhiều thứ khác trong bo mạch chủ.

Thông thường, bạn sẽ thấy đầu nối này nằm xung quanh mép bo mạch chủ của mình. Trong các bo mạch chủ ATX cũ hơn và các bo mạch chủ cấp thấp hơn, bạn sẽ thấy đầu nối chính thực sự chỉ có 20 chân. Tương tự như vậy, một số bộ nguồn đi kèm với đầu nối 20 + 4 (4 chân có thể tách rời) thay vì 24 chân cố định. Điều này là bởi các PC cũ hơn, có yêu cầu điện năng thấp hơn, có thể hoạt động chỉ với 20 chân.

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

2. Đầu nối CPU 4/8 chân

 

Tiếp theo, chúng ta có đầu nối CPU. CPU là một trong số ít bộ phận trong PC cần nguồn phụ bên cạnh nguồn điện được cung cấp cho bo mạch chủ.

Đầu nối CPU hay được tìm thấy gần ổ cắm CPU. Bạn chỉ cần cắm nó vào sau khi hoàn tất với đầu nối bo mạch chủ của mình là xong.

Trong các PC cấp thấp, bạn sẽ thấy đầu nối 4 chân trên bo mạch chủ. Trên các CPU tầm trung và cao cấp, bạn sẽ thấy đầu nối 8 chân.

Hầu như nguồn điện của PC luôn bao gồm một đầu nối 8 chân ngắt làm hai, thường được gọi là 4 + 4 chân. Điều này là để nó có thể kết nối với cả đầu nối 4 và 8 chân.

Có thể có nhiều hơn một cáp CPU trong một số bộ nguồn. Một số bo mạch chủ có thể bao gồm cả đầu nối 8 chân và 4 chân hoặc đi kèm với đầu nối 12 chân. Điều này là do một số PC cần rất nhiều năng lượng cho CPU, đặc biệt là với những người thích ép xung.

3. Cáp PCI Express 6/8 chân (Cáp GPU)

 

Về mặt kỹ thuật, tất cả các nhu cầu về nguồn PCI Express được phục vụ bởi đầu nối bo mạch chủ. Tuy nhiên, một số thiết bị (phổ biến nhất là GPU, hay bộ xử lý đồ họa) cần thêm nguồn phụ ngoài những gì bo mạch chủ cung cấp. Bởi vậy bạn cần đến cáp PCIe, đôi khi được gọi là cáp GPU vì chúng chủ yếu được dùng bởi GPU.

Cáp GPU có hai loại 6 chân và 8 chân và kết nối từ phía trên đầu GPU. Tùy thuộc vào từng loại GPU, bạn có thể chỉ một, hai hoặc thậm chí là ba đầu nối, tùy thuộc vào yêu cầu năng lượng của từng card đồ họa. Nếu các yêu cầu về nguồn của card không được đáp ứng đầy đủ, người dùng có thể gặp phải tình trạng giảm hiệu suất hoặc thường xuyên gặp sự cố. 

>>> Xem thêm: 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

4. Các cáp PSU khác

Trên đây là ba loại cáp chính bạn cần biết. Ngoài ra có một số loại cáp phụ để cung cấp năng lượng cho các thành phần phụ trong máy tính mà bạn có thể cần hoặc không tùy từng trường hợp.

4.1 Cáp SATA

 

Trước hết là cáp nguồn SATA với nhiệm vụ cung cấp nguồn cho ổ cứng hoặc ổ SATA khác trực tiếp từ ổ cứng. Không nên nhầm lẫn nó với cáp SATA – kết nối thực tế giữa ổ cứng và PC của bạn. Cáp nguồn SATA cung cấp điện, còn cáp SATA cung cấp những thứ khác.

4.2 Molex

Molex gần như đã ngừng hoạt động nhưng có thể bạn vẫn thấy nó trên các máy tính cũ hơn hoặc cấp thấp hơn. Giống như SATA, nó được dùng để cung cấp nguồn điện phụ.  Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Molex hầu như đã biến mất, bởi nó khó xử lý, dễ bị đứt và nhìn chung là không đáng tin cậy. 

5. Hiểu nguồn điện của PC của bạn

Để có thể build PC đúng cách, bạn cần biết mỗi đầu nối ra khỏi bộ nguồn của bạn có chức năng gì. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại dưới phần bình luận để được giải đáp nhé. 

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/tag/computer-cable-types-user/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!