5 xu hướng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp của Singapore
Để luôn dẫn đầu trong bối cảnh đầy sự cạnh tranh và sẵn sàng đương đầu với tất cả các trường hợp dịch bệnh, thiên tai, việc tiên phong trong xu hướng chuyển đổi số là vô cùng quan trọng và rất nhiều công ty, doanh nghiệp ở Singapore đã nắm bắt được điều này.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, xu hướng chuyển đổi số đã trở thành một chủ đề nóng ở Singapore, thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tăng cường nỗ lực điều chỉnh quy trình vận hành và thúc đẩu nhanh việc áp dụng công nghệ. Trên thực tế, một số ngành công nghiệp đã phát triển nhanh vượt bậc nhờ vào những thay đổi này.
Để luôn dẫn đầu trong bối cảnh đầy sự cạnh tranh và sẵn sàng đương đầu với tất cả các trường hợp dịch bệnh, thiên tai, việc tiên phong trong xu hướng chuyển đổi số là vô cùng quan trọng. Hãy cùng xem một số xu hướng chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Singapore để rút ra những bài học cho hoạt động kinh doanh của công ty bạn.
1. Tăng cường an ninh mạng
Với sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng hiện nay, chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của an ninh mạng đối với tổ chức của mình, đặc biệt tại một trung tâm công nghệ như Singapore. Để duy trì sự an toàn cho bộ máy, danh tiếng của công ty và sự tin tưởng của khách hàng, các chủ doanh nghiệp cần phải có khả năng bảo vệ dữ liệu của tổ chức trước các mối đe doạ như vi-rút, phần mềm độc hại, phần mềm tống tiền, tấn công dữ liệu, v.v.
Nếu công ty có mô hình làm việc từ xa hoặc kết hợp, các lãnh đạo cũng cần hướng dẫn cho nhân viên của mình cách quản lý dữ liệu phù hợp. Do đó, chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực an ninh mạng và phân bổ nhiều ngân sách hơn cho công nghệ an ninh mạng đang là xu hướng. Ví dụ, hiện nay lĩnh vực an ninh mạng đang tập trung vào một số mảng như: phần mềm phát hiện mối đe doạ về an ninh có sự hỗ trợ AI, bảo mật chuỗi khối, thuật toán mã hoá nâng cao,…
2. Mô hình làm việc từ xa
Nếu bạn còn nhớ, hầu hết mọi người đều làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch bùng phát. Khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, mô hình làm việc này tiếp tục được nhiều tổ chức lựa chọn. Ý tưởng làm việc từ xa 100% hoặc kết hợp giữa làm việc tại nhà và làm việc tại công ty đang dần trở nên phổ biến hơn trong lực lượng lao động cũng như các công ty Singapore hiện nay. Do đó, ngày càng nhiều công ty áp dụng các công cụ kỹ thuật số tại nơi làm việc để phù hợp với mô hình làm việc này, ví dụ như xây dưng một hệ thống tối ưu hóa quy trình kinh doanh, quản lý dự án, quy trình làm việc, theo dõi thời gian làm việc, báo cáo công việc, v.v. Một số ứng dụng như CRM, Zoom Meeting, Google Meeting đã được các công ty sử dụng thường xuyên.
3. Công nghệ đám mây (Cloud Technology)
Theo khảo sát từ trang Statista, chi tiêu cho công nghệ đám mây đã tăng lên hằng năm, đặc biệt trong 2 năm qua khi hầu hết mọi người đều làm việc tại nhà.
Với khả năng truy cập dữ liệu an toàn mọi lúc, mọi nơi, công nghệ đám mây đã thay đổi cách thức làm việc, hoạt động của các doanh nghiệp. Nhân viên có thể cộng tác trong các dự án hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc di chuyển. Các công ty có thể giảm nhu cầu về phần cứng và bảo trì, giảm chi phí vận hành CNTT tại chỗ. Bên cạnh đó, đầu tư vào công nghệ đám mây cho phép doanh nghiệp có các giải pháp sao lưu và khắc phục các dữ liệu khi có trường hợp xấu xảy ra. Nhìn chung, công nghệ đám mây sẽ giải quyết hầu hết các hạn chế của cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống.
4. Trí tuệ nhân tạo và học máy
Phần mềm tự động hoá tiếp thị, tư vấn khách hàng được hỗ trợ bởi AI đang trở nên phổ biến. Số lượng các doanh nghiệp triển khai công nghệ này như một phần của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số đang ngày càng tăng khi AI bắt đầu chứng minh được hiệu quả trong hoạt động tiếp thị và bán hàng. Chẳng hạn, AI đã tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty khi phát triển trải nghiệm nội dung được các nhân hoá cho đúng đối tượng mục tiêu và công ty hướng đến.
Hơn nữa, AI cũng giúp các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như hợp lý hoá quy trình công việc, tổng hợp dữ liệu kinh doanh, phân tích dữ liệu khách hàng, v,v. AI hoạtd động như một công cụ hỗ trợ chứ không thay thế trí tuệ và sự sáng tạo của con người. AI mà học máy có khả năng tổng hợp, phân tích lượng dữ liệu khổng lồ nhanh hơn rất nhiều so với khả năng của não bộ con người, vốn đã rất vất vả để thực hiện các công việc hàng ngày trong thế giới thực.
Có thể khẳng định rằng, AI có thể giúp tăng tốc quá trình đưa ra các quyết định của doanh nghiệp và thiết lập, dự đoán các kết quả bằng cách sử dụng dữ liệu.
5. Tự động hoá quy trình bằng robot
Thông thường, tự động hoá quy trình bằng robot (RPA) và AI sẽ phối hợp với nhau. Việc này đang ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp ở Singapore như một cách để hợp lý hoá hoạt động và giảm thiểu chi phí. Các robot có thể hoạt động liên tục suốt ngày đêm, tốc độ nhanh và chính xác hơn nhiều so với con người với độ tin cậy cao. RPA có thể được sử dụng để tự động hoá các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại ở văn phòng, tiêu biểu như nhập dữ liệu, trích xuất dữ liệu, xử lý hoá đơn, v,v.
Minh Tiến
(dịch: https://techtiqsolutions.com/top-5-popular-digital-transformation-trends-in-singapore-2022/)
>> Singapore đang thử nghiệm AI trong giáo dục như thế nào?
>> Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Singapore
>> Những tiến bộ công nghệ giúp Singapore trở thành quốc gia thông minh
Bình luận (0
)