Cần làm gì khi trễ tiến độ học tập, tham khảo ý kiến từ mentor FUNiX
Đây là một trong những vấn đề được nêu lên tại xTalk 111 chủ đề Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với sự tham gia của 2 mentor kỳ cựu của FUNiX.
- Hiểu rõ khó khăn của học viên là điều quan trọng nhất khi làm mentor FUNiX
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Mentor Trương Đức Lượng: Tận tình, hết mình vì học viên
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
Table of Contents
Chia sẻ tại xTalk 111 chủ đề Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đã mang đến những chia sẻ bổ ích không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cung cấp những bài học, kỹ năng cần thiết giúp học viên FUNiX nhanh chóng hoàn thành chứng chỉ.
Một vấn đề khiến không chỉ xTer mà ngay cả các dỗ viên – Hannah cũng “đau đầu”, đó là việc trễ tiến độ học tập. Hai mentor kỳ cựu của FUNiX đã chia sẻ những giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Mentor Mai Văn Đức: Cần thiết lập mục tiêu cụ thể, loại bỏ yếu tố gây mất tập trung
Mentor Mai Văn Đức cho rằng: “Tiến độ học tập là điều cần phải đảm bảo nhưng cũng không thể bỏ qua chất lượng. Nếu trong khoảng thời gian là 2-3 tuần mà chưa hoàn thành thì nên xem lại cách học, review lại quá trình vì sao lại chậm như thế.”
Anh nhấn mạnh các bạn nên hiểu vấn đề mình đang gặp phải ở đâu để khắc phục thay vì nhồi nhét kiến thức. Nếu mục tiêu của bạn là lấy chứng chỉ thì cũng có thể cố gắng để hoàn thành. Tuỳ vào mục tiêu mà chọn hướng giải quyết cho phù hợp. Nên có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho những công việc mà mình cần thực hiện. Quan trọng là bạn phải có mục tiêu và chia nhỏ từng bước, làm gì để đạt được mục tiêu đó.
“Các bạn nên thiết lập mục tiêu cụ thể, tuần này, ngày này mình làm gì, hoàn thành những môn nào, trong những môn đó có những phần nào mình cần hoàn thành,… nếu chia nhỏ như vậy bạn sẽ thấy rất đơn giản vì nếu chỉ nhìn vào danh sánh các môn học bạn sẽ thấy ngợp.” – anh chia sẻ.
Bên cạnh thiết lập mục tiêu, nam mentor khuyên các học viên nên loại bỏ các yếu tố gây lãng phí thời gian, mất tập trung. Ví dụ đang học mà cầm điện thoại lướt mạng xã hội thì thời gian sẽ trôi rất nhanh. Các mạng xã hội như Facebook đang có hành vi thu hút người dùng, chỉ một vài bài viết, một video 2-3 phút sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian.
Các bạn có thể tham khảo phương pháp sắp xếp thời gian phương pháp quản lý thời gian Eisenhower. Phương pháp sẽ chia ra 2 cấp độ khẩn cấp và quan trọng, chia ra mức độ của công việc để có thứ tự ưu tiên.
Mentor Nguyễn Trung Trí: Tập trung ưu tiên hoàn thành Lab và Assignment
Mentor Nguyễn Trung Trí cho rằng: thứ nhất, việc trễ tiến độ là do quá bận việc học, việc làm, đây là vấn đề cá nhân nên các bạn cần phải sắp xếp thời gian sao cho phù hợp; Thứ hai là do nguồn kiến thức của FUNiX quá phong phú, phục vụ cho các đối tượng muốn học từ cơ bản đến nâng cao. Nếu các bạn bị chậm tiến độ do môn học nào cũng tìm hiểu sâu kiến thức thì đây là điều đương nhiên.
Anh đưa ra cách giải quyết cho vấn đề này như sau: Trước khi học, hãy dành thời gian tìm hiểu nền tảng căn bản của môn học, vào xem trước các assignment và các bài lab để hiểu kiến thức mình cần đạt được là gì, tập trung ưu tiên hoàn thành các phần này vì đây là kiến thức cơ bản và cần phải kịp tiến độ. Khi đã nắm chắc căn bản và hoàn thành môn đúng thời hạn, các bạn có thể tuỳ chọn nâng cao kiến thức bằng tài liệu tham khảo, trao đổi thêm với mentor hay thực tế công việc,…
Về vấn đề quản lý thời gian, mentor Trí cho rằng học viên thường lãng phí 2 khoảng thời gian sau: Thứ nhất là buổi sáng sớm, thứ hai là khoảng nghỉ giữa các buổi làm việc. Mentor không khuyến khích các bạn vì sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi thì các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi. Thay vào đó hãy học đến khoảng 23h và thức dậy vào lúc 5h c để tập trung học. Từ 5h-7h sáng đã có 2 tiếng học, rồi sau đó chúng ta sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường. Vào khoảng thời gian nghỉ trưa, nên tranh thủ học tầm 30phút – 1 tiếng. Mỗi ngày một chút, một chút, các bạn sẽ đảm bảo được tiến độ học tập.
Minh Tiến
Bình luận (0
)