Học kinh nghiệm coding dành cho dân trái ngành
Từ những kinh nghiệm coding, hãy chăm chỉ luyện tập để nâng cao tay nghề mỗi ngày. Nếu bạn lựa chọn con đường lập trình, hy vọng những chia sẻ này phần nào giúp ích cho quá trình chinh phục mã code của bạn.
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Giúp cha mẹ hướng dẫn con học lập trình dễ dàng
- Sinh viên kể chuyện cải thiện code nhờ học FUNiX
- Khó khăn khi học lập trình IOT trực tuyến tại FUNiX
- 4 ngôn ngữ lập trình giúp bạn tham gia lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Bài viết này dành cho các bạn học sinh, sinh viên, hay những bạn đã đi làm không phải là dân IT nhưng lại có niềm đam mê với code hoặc dòng đời xô đẩy mà dấn thân vào con đường lập trình, muốn tìm kiếm kinh nghiệm coding.
Trước khi bước vào Thế giới lập trình, bạn nên xác định trước mục tiêu của bạn là gì? Bạn sẽ đạt được mục tiêu đó trong bao lâu? Từ đó, bạn hãy lên một kế hoạch cụ thể để dành thời gian hoàn thành mục tiêu đó. Theo những chia sẻ của các bạn IT chính thống, việc học coding đòi hỏi sự kiên nhẫn, ham học hỏi, tư duy logic, và đặc biệt là tính cẩn thận tỉ mỉ. Bên cạnh đó, biết tiếng Anh cũng là một lợi thế. Quá trình chinh phục bộ môn coding có thể chia thành ba giai đoạn như sau:
Khởi động
Vì bạn không phải là dân IT nên bạn hãy bắt đầu từ trình độ cơ bản như data types, syntax chung, loops, operators là có thể viết được đủ thứ chạy chương trình rồi. Tuy có hơi nhàm chán nhưng đó là những kiến thức cơ bản rất quan trọng, nó được ví như ngữ pháp của một ngôn ngữ mới. Bạn sẽ được học sâu hơn về tầm quan trọng của từng dấu chấm phẩy, ngoặc đơn, ngoặc kép…Bạn có thể tham khảo một vài website miễn phí dạy trình độ cơ bản trên mạng Internet để bổ sung kiến thức hay những trang web dạy viết code để làm quen với việc coding.
Vượt chướng ngại vật và tăng tốc
Đến giai đoạn này, chắc chắn bạn sẽ thấy ngán ngẩm bởi khối lượng kiến thức cao vời vợi. Bạn có thể gặp phải tình trạng học trước quên sau, thậm chí là lẫn lộn nếu học quá nhiều ngôn ngữ lập trình cùng một lúc. Đừng vội nản chí bởi đây là chuyện hết sức bình thường.
Hãy thực hành viết thật nhiều code để nâng cao khả năng tư duy coding của bạn.
Cũng giống như việc học ngoại ngữ, bạn không cần biết hết mọi từ vựng để có thể sử dụng được chúng mà cần tới đâu thì dùng tới đó. Việc học về coding cũng vậy, yêu cầu công việc mà bạn muốn theo đuổi đòi hỏi bạn học ngôn ngữ lập trình nào thì bạn hãy tập trung vào tìm hiểu ngôn ngữ đó. Bạn có thể tận dụng mọi nguồn tài liệu kham khảo trên mạng internet hoặc những cuốn sách hay dành riêng cho dân lập trình để đọc và tổng hợp kiến thức cho mình.
Khi bạn đã hoàn toàn nắm chắc các kiến thức cơ bản thì hãy sẵn sàng cho việc viết code. Hãy tự tin viết thật nhiều code – dù sau đó chương trình của bạn chẳng chạy nổi hay bạn phải ngồi hàng giờ để debug thì việc luyện viết code hàng ngày sẽ giúp bạn nâng cao tư duy trong việc coding và tăng khả năng viết code của bạn lên lever cao hơn.
Về đích
Có lẽ sẽ chẳng có lúc nào được gọi là về đích. Học ngôn ngữ nào cũng vậy, bạn nên tập trung học để thành thạo một ngôn ngữ hơn là biết mỗi thứ một tí mà chẳng có tư duy giải quyết vấn đề gì cả. Quan trọng nhất, trong quá trình học, vì bạn là một người trái ngành học IT nên nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy chủ động tìm tới giáo viên của bạn để được giải đáp thắc mắc hoặc “lăn lê” trên các diễn đàn IT để đọc về những kinh nghiệm của những người trong ngành chia sẻ. Chắc chắn nó sẽ có ích cho quá trình Coding của bạn.
Tóm lại, việc coding gần giống với việc học ngoại ngữ, phải tự viết chương trình, phải sử dụng kiến thức vào thực hành code thì bạn mới ngấm kiến thức và biến nó thành của mình. Từ những kinh nghiệm coding, hãy chăm chỉ luyện tập để nâng cao tay nghề mỗi ngày. Nếu bạn lựa chọn con đường lập trình, hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ích cho quá trình chinh phục mã code của bạn.
Quỳnh Anh
- Lời khuyên cho newbie khi gặp khó khăn trong quá trình viết code
- Những lỗi thường gặp khi code của người mới lập trình
- Bố cậu bé 12 tuổi biết 8 ngôn ngữ lập trình học FUNiX giúp con học IT thế nào
Bình luận (0
)