Học lập trình nên mua laptop nào? Bật mí 5 sản phẩm được ưa chuộng
Table of Contents
Học lập trình nên mua laptop nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những bạn sinh viên chuẩn bị bước vào giảng đường đại học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên bằng cách bật mí 3 tiêu chí lựa chọn và gợi ý top 5 sản phẩm được ưa chuộng. Mời bạn cùng tham khảo.
1. Học lập trình nên mua laptop nào? 3 tiêu chí lựa chọn
Dưới đây là những tiêu chí lựa mà một chiếc laptop cần đáp ứng để phục vụ nhu cầu học lập trình của bạn. Cụ thể:
1.1. Tiêu chí về cấu hình
Một chiếc laptop có cấu hình mạnh sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn học lập trình hiệu quả, xử lý nhiều tác vụ và sáng tạo được những tựa game, website có dung lượng lớn:
- CPU: Đóng vai trò là bộ xử lý trung tâm của laptop, hỗ trợ lập trình viên sử dụng phần mềm, chạy máy ảo, thiết kế đồ họa,… Do vậy, người dùng nên lựa chọn CPU tối thiểu là Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5.
- RAM: Công việc lập trình cần bộ nhớ lớn nên bạn cần lựa chọn laptop có dung lượng RAM tối thiểu là 8GB. Tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên lựa chọn laptop có dung lượng RAM từ 16GB hoặc 32GB.
- Ổ cứng: Đây là nơi lưu trữ dữ liệu máy tính nên bạn ưu tiên lựa chọn laptop có ổ cứng SSD có dung lượng tối thiểu là 256GB nhằm khởi động và chạy ứng dụng nhanh hơn.
1.2. Tiêu chí về màn hình
Ngoài tiêu chí về cấu hình, bạn cũng nên quan tâm những yếu tố liên quan đến màn hình để tăng độ sống động, trực quan cho sản phẩm lập trình, đặc biệt là lĩnh vực lập trình game. Cụ thể:
- Kích thước màn hình: Kích thước phù hợp với công việc lập trình được chuyên gia công nghệ khuyến cáo là 14 inch. Với kích thước này, bạn có thể dễ dàng theo dõi dòng code và công cụ lập trình.
- Độ phân giải màn hình: Bạn ưu tiên laptop có độ phân giải màn hình tối thiểu là Full HD (1920×1080) để hình ảnh, chữ, biểu tượng lập trình hiển thị sống động. 1.3. Tiêu chí về dung lượng pin
- Tỷ lệ màn hình: Tỷ lệ màn hình 16:9 là tỷ lệ phổ biến hiện nay. Tỷ lệ màn hình này phù hợp với việc xem phim, lướt web và các tác vụ văn phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ màn hình 4:3 sẽ phù hợp hơn với việc học lập trình, bởi nó giúp bạn nhìn thấy được nhiều dòng code hơn.
1.3. Tiêu chí về dung lượng pin
Khi chạy chương trình khởi tạo website, lập trình game bạn phải tốn khá nhiều thời gian. Do vậy, laptop có dung lượng thấp không phải là lựa chọn sáng suốt. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thời lượng pin tối thiểu là 4 giờ để an tâm lập trình, không lo ngại hết pin giữa chừng, gián đoạn quá trình khởi tạo.
>>> Xem thêm một số bài viết:
Các yếu tố để chọn laptop học lập trình chất lượng
Lựa chọn laptop nào phù hợp cho lập trình viên
2. Top 5 chiếc laptop hỗ trợ học lập trình hiệu quả
Sau khi nắm được những tiêu chí lựa chọn laptop học lập trình FUNiX sẽ gợi ý đến bạn 8 sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi:
2.1. Apple MacBook Pro 16 inch M2
Apple MacBook Pro 16 inch M2 2023 được đánh giá là một trong những chiếc laptop đa năng, phù hợp với công việc lập trình nhất. Chiếc MacBook có thiết kế mỏng nhẹ, trang bị màn hình Liquid Retina XDR, độ sáng lên đến 1600 nits, mang đến hình ảnh chân thực, sống động, đặc biệt là những lập trình viên cần thiết kế, đồ họa game.
Ngoài ra, Apple MacBook Pro 16 inch được trang bị chip M2 mạnh mẽ, mang đến hiệu năng vượt trội so với những thế hệ laptop trước đây. Nếu bạn là chuyên viên thiết kế đồ họa 3D hay thường lập trình tác vụ phức tạp thì không thể bỏ qua dòng máy này. Đồng thời, Apple MacBook Pro 16 còn có thời lượng pin lên đến 22 giờ, hỗ trợ bạn lập trình cả ngày mà không lo hết pin giữa chừng, gián đoạn việc chạy chương trình.
Giá thành: Dao động từ 59.000.000.
2.2. Asus Vivobook Pro 15 OLED K6502Z i5
Asus Vivobook Pro 15 OLED K6502Z i5 là một chiếc laptop đa năng, được trang bị màn hình OLED tuyệt đẹp. Chiếc laptop này có kích thước màn hình lên đến 15,6 inch, độ phân giải 2,8K (2880 x 1620) nên màu sắc thể hiện rõ nét, độ tương phản cao. Ngoài ra, với tốc độ làm mới 120Hz, bạn có thể an tâm quá trình lập trình diễn ra suôn sẻ, không có hiện tượng giật lag.
Một số thông số ấn tượng khác của Asus Vivobook Pro 15 OLED K6502Z như chip Intel Core i5-12450H, RAM 16GB và ổ cứng SSD 512GB cũng hỗ trợ bạn lập trình nhanh chóng, tạo ra những tựa game, website chất lượng. Bên cạnh đó, chiếc laptop này còn có thời lượng pin lên đến 10 giờ, bạn có thể thoải mái lập trình mà không lo hết pin.
Giá thành: Dao động từ 23.000.000 đồng.
2.3. Lenovo ThinkPad E590 Notebook
Lenovo ThinkPad E590 Notebook là sản phẩm có cấu hình mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu của lập trình trình viên. Theo đó, sản phẩm này được trang bị chip Intel Core 7 thế hệ thứ 8, RAM 8GB, ổ cứng SSD 256GB. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện được nhiều tác vụ lập trình như thiết kế đồ họa, viết mã code, sáng tạo game,… mà không lo giật lag, chập chờn.
Song song đó, chiếc laptop này còn có màn hình 15,6 inch, độ phân giải Full HD mang đến hình ảnh sắc nét, sống động. Thời lượng pin hiện đại của Lenovo ThinkPad E590 Notebook là 5-6 giờ, nhìn chung cũng là mức vừa phải, đáp ứng được nhu cầu lập trình.
Giá thành: Dao động từ 19.000.000 đồng.
2.4. HP EliteBook 630 G9 i7
HP EliteBook 630 G9 i7 là sản phẩm cao cấp, được trang bị RAM 16GB và ổ cứng SSD 512GB. Với cấu hình mạnh mẽ như thế, bạn có thể an tâm lập trình, thiết kế đồ họa,… Ngoài ra chất lượng hiển thị của sản phẩm này cũng tương đối tốt với độ phân giải Full HD (1920 x 1080).
Đặc trưng của sản phẩm này là được hỗ trợ chip Intel Core i7-1255U, đây là một con chip 10 nhân 12 luồng, có tốc độ xung nhịp tối đa lên đến 4,7 GHz. Nhờ vậy, bạn có thể thực hiện được nhiều tác vụ lập trình khác nhau. Điểm sáng tiếp theo HP EliteBook 630 G9 i7 là thời lượng pin lên đến 16 giờ – một con số lý tưởng cho những ai đang học học hoặc theo đuổi công việc lập trình.
Giá thành: Dao động từ 24.000.000 đồng.
2.5. Dell XPS 15 i7
Dell XPS 15 i7 là sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp với điểm nhấn là màn hình có kích thước 15,6 inch, độ phân giải 4K (3840 x 2160), sử dụng công nghệ OLED cho màu sắc rực rỡ và độ tương phản cao.
Đồng thời, sản phẩm còn được trang bị chip Intel Core i7-12700H, RAM 16GB và ổ cứng SSD 512GB, hỗ trợ bạn lập trình nhanh, không bị đơ, lag hoặc xuất kết quả quá lâu. Ngoài ra, thời lượng pin của Dell XPS 15 i7 là khoảng 10 giờ, phù hợp với những người đang có nhu cầu sắm chiếc laptop để học lập trình, hạn chế tình trạng hết pin giữa chừng.
Giá thành: Dao động từ 35.000.000 đồng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi học lập trình nên mua laptop nào và chọn được một chiếc laptop phù hợp nhất với mình nhé!
>>> Xem thêm một số bài viết tại:
Học lập trình có việc làm không? Liệu có dễ xin việc?
Khám phá thực tế thu nhập và cơ hội nghề nghiệp ngành IT
Học lập trình thế nào để sớm có việc làm, lương tốt?
Tiềm năng nghề lập trình và lý do nên trở thành lập trình viên
Những lý do phổ biến khiến học viên FUNiX lựa chọn học IT
3 lý do bạn nên lựa chọn việc học lập trình ngay và luôn
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Bình luận (0
)