Hướng dẫn cho Người mới bắt đầu về Kho phần mềm (Repository) trong Ubuntu
Nếu đã sử dụng Ubuntu, bạn có thể thấy có nhiều Kho phần mềm (Repository) khác nhau. Bài viết này sẽ giải thích về chúng.
Table of Contents
Trong khi cài đặt phần mềm trên Ubuntu bằng dòng lệnh (command line), bạn có thể nhận thấy từ “repository” (kho lưu trữ) thường được sử dụng trong đầu ra. Vậy repository có nghĩa là gì, và tại sao hệ thống của bạn cần những kho này?
Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm về repository trong Ubuntu, cùng với mô tả ngắn gọn về các loại repository khác nhau.
1. Giới thiệu về repository
Nói chung, repository là một tập hợp nhiều mục được lưu trữ cùng nhau với số lượng rất lớn. Trên Ubuntu và các hệ điều hành dựa trên Unix khác, repository chỉ một bộ sưu tập khổng lồ các phần mềm và gói (package) mà bạn có thể cài đặt trên hệ thống của mình.
Không giống như Windows và macOS, Linux cung cấp phần mềm cho người dùng ở định dạng được đóng gói tốt, định dạng này khác nhau trên các bản phân phối khác nhau. Ví dụ, các bản phân phối dựa trên Debian có các gói DEB. Tương tự, bạn sẽ tìm thấy các gói RPM trên Fedora, CentOS và các bản phân phối dựa trên RHEL khác.
Vì repository là tập hợp các gói như vậy nên người dùng có thể tìm và tải xuống gói mình cần trong các kho này. Bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi công cụ bạn cần ở đây.
Ngoài ra, các bản phân phối Linux khác nhau có bộ repository riêng. Trên Ubuntu, những repository mặc định sẽ thuộc về chính Ubuntu. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thêm bất kỳ repository nào khác bằng cách sử dụng lệnh add-apt-repository.
Để cài đặt các gói trên Ubuntu, bạn nên sử dụng các repository chính thức, do các gói bạn tìm thấy trong các kho này được phát triển đặc biệt cho Ubuntu. Ngoài ra, các bản cập nhật thường xuyên do các nhà phát triển đẩy ra đảm bảo phần mềm hoạt động bình thường.
>>> Xem thêm: Cách cập nhật Google Chrome trên Ubuntu
2. Các loại repository trong Ubuntu
Ubuntu có bốn loại repository khác nhau: Main, Restricted, Universe, and Multiverse. Một số trong đó, ví dụ như Main, được mở theo mặc định. Nhưng đối với những loại khác, bạn phải bật universe và multiverse trước khi có thể bắt đầu tải các gói từ chúng.
2.1 Main (chính)
Main bao gồm phần mềm và các gói được hỗ trợ đầy đủ bởi đội ngũ Ubuntu. Nếu bạn đã cài đặt phần mềm từ Main repository, Ubuntu sẽ thường xuyên cung cấp cho bạn các bản cập nhật bảo mật và sửa lỗi cho các gói đó.
Kho này bao gồm các gói mã nguồn mở mà người dùng có thể tự do sử dụng và phân phối lại. Ngoài ra, bạn sẽ thấy rằng Ubuntu đi kèm với hầu hết các gói trong Main repository vì chúng là những tiện ích quan trọng được yêu cầu bởi hệ thống cũng như người dùng.
2.2 Restricted (Hạn chế)
Mặc dù bạn có thể sử dụng miễn phí phần mềm có sẵn trong Kho lưu trữ Restricted theo giấy phép miễn phí (free license), nhưng bạn không thể phân phối lại các gói này. Kho lưu trữ này bao gồm các công cụ và trình điều khiển cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ điều hành.
Đội ngũ Ubuntu không cung cấp hỗ trợ cho các chương trình như vậy vì chúng thuộc về một tác giả khác. Ngoài ra, Canonical, công ty chịu trách nhiệm quản lý Ubuntu, không thể sửa đổi gói này vì hầu hết phần mềm có trong repository Restricted là độc quyền.
2.3 Universe (vũ trụ)
Universe chứa mọi gói mã nguồn mở được phát triển cho hệ điều hành Linux. Các gói này không được quản lý trực tiếp bởi nhóm Ubuntu. Cộng đồng các nhà phát triển làm việc trên một gói hoàn toàn chịu trách nhiệm đẩy các bản cập nhật và sửa lỗi bảo mật.
Tuy nhiên, Ubuntu có thể chuyển gói từ Universe sang Main nếu các nhà phát triển đồng ý tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể do họ đặt ra.
2.4 Multiverse (đa vũ trụ)
Mặc dù các repository được đề cập ở trên chứa các gói sử dụng miễn phí hoặc mã nguồn mở, multiverse bao gồm phần mềm không miễn phí. Các chương trình độc quyền không có các vấn đề pháp lý cũng được đưa vào Multiverse.
Việc cài đặt các gói từ repository này không được khuyến khích vì rủi ro đáng kể liên quan đến các chương trình này.
>>> Xem thêm: Cách sửa lỗi “add-apt-repository: command not found” trên Ubuntu
3. Làm việc với Repository và Gói
Linux cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn việc chọn repository nào trong khi cài đặt các gói. Bạn có thể truy cập repository Ubuntu đáng tin cậy nếu bạn muốn an toàn hoặc bạn có thể tải xuống phần mềm Linux từ repository universe hoặc multiverse. Nhưng bạn chỉ nên làm điều này nếu bạn thực sự biết mình đang làm gì.
Mọi bản phân phối Linux đều đi kèm với một trình quản lý gói mặc định chịu trách nhiệm cài đặt, cập nhật và nâng cấp các gói trên hệ thống. Ví dụ: Ubuntu đi kèm với APT và dpkg, và Fedora Linux sử dụng DNF để quản lý các gói. Trên Arch Linux, bạn có thể cài đặt và gỡ bỏ phần mềm bằng pacman, là trình quản lý gói mặc định đi kèm với hệ điều hành này.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
Cách khắc phục sự cố vòng lặp đăng nhập trên Ubuntu
Hướng dẫn từng bước để bắt đầu với máy chủ Ubuntu
9 điều cần làm sau khi cài đặt Ubuntu Linux trong VirtualBox
Cách cài đặt và thiết lập máy chủ ProFTPD với TLS trên Ubuntu
Dịch từ: https://www.makeuseof.com/ubuntu-software-repositories-introduction/
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)