Khoá học Khởi nghiệp FUNiX và những điểm khác biệt
Sự tham gia của lãnh đạo các mô hình start-up thành công cùng những trải nghiệm thực tế chính là điểm khác biệt của khoá học Khởi nghiệp mà FUNiX xây dựng.
- Điều gì giúp Singapore trở thành 'Thung lũng Silicon của châu Á'?
- Vì sao Singapore là thiên đường khởi nghiệp cho giới công nghệ?
- Founder Iron Team chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50
- Top 5 cuốn sách giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp cho tương lai
- Cơ hội nào cho lập trình viên Việt Nam tại thung lũng Công nghệ Silicon?
Table of Contents
Được tổ chức trong kỳ 2 năm học 2021-2022, Khoá học khởi nghiệp do Trường Quốc tế (ĐHQGHN) và FUNiX phối hợp thực hiện đã thu hút gần 150 sinh viên VNU-IS tham gia. Không chỉ nhận về những phản hồi tích cực và sự hào hứng từ các sinh viên, khoá học còn được đánh giá cao bởi Lãnh đạo trường Quốc tế, các chuyên gia cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp.
Khởi nghiệp trong một vài năm trở lại đây vốn không còn quá xa lạ, rất nhiều khoá học ngắn hạn, dài hạn đã được tổ chức. Tuy nhiên việc đưa môn học này trở thành nội dung cơ bản của chương trình học, biến nó trở nên khác biệt so với những khoá học khác lại là điều mà không phải đơn vị nào có thể làm được.
Với sự phối hợp của Trường Quốc tế (ĐHQGHN), FUNiX cùng các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã làm nên những điểm đặc biệt của Khoá học Khởi nghiệp này.
Sự tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp
Không giống như việc nghiên cứu các môn khoa học xã hội, khởi nghiệp nói riêng và hoạt động kinh doanh, làm sản phẩm nói chung luôn phải gắn chặt với thực tế ngay từ những bước đầu tiên. Từ việc lên ý tưởng, xây dựng sản phẩm, xây dựng mô hình vận hành và thu hút nhà đầu tư đều phải có sự đồng hành từ những người đi trước – những lãnh đạo công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực start-up.
Nguyễn Nhật Minh – Trưởng dự án khởi nghiệp station X chia sẻ ấn tượng về mentor: “Việc mình yêu thích nhất là được tiếp xúc, làm việc và trao đổi kiến thức với các mentor, các coach có nhiều kinh nghiệm về đầu tư, giúp mình có kiến thức tổng quát và cụ thể trong từng lĩnh vực để xây dựng một start up hoàn thiện nhất. Mình ấn tượng với anh Đức và mentor Mai Mai, hai anh chị mặc dù chỉ tiếp xúc với dự án của mình 1-2 ngày nhưng đã nắm rất rõ mô hình, tính khả thi và định hướng phát triển cho start up.
Bùi Đức Anh – thành viên dự án HAHA Career cho biết: “Mình ấn tượng nhất với mentor của mình là anh Nguyễn Hoàng Hiệp – Co Founder của Innocom, anh đã hỗ trợ cho nhóm mình từ những buổi họp đầu tiên, có thể nói từ con số 0 đến một mô hình hoàn thiện. “
Yến Mai – Trưởng dự án khởi nghiệp Xà phòng hữu cơ chia sẻ rằng cô nàng ấn tượng với shark Trần Đức Nghĩa – Chairman của 3S Intersoft JSC vì sự tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt shark đã từng có thời gian làm việc cùng với một đối thủ cạnh tranh với dự án mà nhóm của bạn đang thực hiện. Nếu sản phẩm của nhóm được ra mắt thì đây sẽ là lợi thế lớn.
Những trải nghiệm thực tế
Bên cạnh sự tham gia của các mentor, việc để sinh viên trải nghiệm các buổi gọi vốn giả lập cũng là một nét độc đáo mà hiện nay, rất ít các đơn vị có thể thực hiện được, trong số ít đó, có FUNiX.
Sinh viên Bùi Đức Anh khẳng định rằng việc tham gia gọi vốn giả lập giúp các bạn biết được không khí trong một buổi gọi vốn sẽ như thế nào, cần phải trao đổi, chia sẻ về dự án của mình ra sao để thu hút đầu tư từ các shark.
Chia kỷ niệm về một buổi gọi vốn, sinh viên Nguyễn Nhật Minh cho biết : “Kỷ niệm đặc biệt là lần gọi vốn đầu tiên của nhóm do mình đại diện. Bản thân mình cảm thấy rất hồi hộp, sợ rằng sẽ không thể hiện được hết năng lực của mình cũng như tinh thần của “công ty”. Tuy nhiên sau khi được trao đổi với các shark, mình đã truyền tải được hết ý tưởng và tư duy của nhóm. Một điều rất thú vị là ban đầu mình chỉ định giá công ty của mình 5 tỷ VNĐ, dự định gọi vốn 1 tỷ cho 20%, sau đó có nâng lên 2 tỷ cho 20% và đã được Shark Hiếu Nguyễn – CEO Technifine đồng ý”.
Trong khi đó, Yến Mai cùng nhóm của cô bạn lại có buổi khảo sát buổi đi khảo sát thị trường thú vị. “Nhóm mình có cơ hội đến các phòng gym, trung tâm thể dục thể thao, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và học cách làm thế nào để sản phẩm được tiếp cận với người tiêu dùng.” – cô bạn chia sẻ.
Như vậy, có thể khẳng định chất lượng của khoá học Khởi nghiệp FUNiX không chỉ được xây dựng từ các kiến thức khởi nghiệp đến từ giáo trình của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania hàng đầu Hoa Kỳ, mà còn bởi sự dẫn dắt, hướng dẫn tận tình của lãnh đạo các doanh nghiệp và trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình theo học.
Minh Tiến
Bình luận (0
)