Cơ hội nào cho lập trình viên Việt Nam tại thung lũng Công nghệ Silicon?

Cơ hội nào cho lập trình viên Việt Nam tại thung lũng Công nghệ Silicon?

Chia sẻ kiến thức 20/07/2022

Thung lũng Silicon có lẽ là một cái tên xa lạ với nhiều người nhưng lại là ước mơ của của tất cả những ai đam mê và mong muốn được làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT). Đây được coi là cái nôi của công nghệ thế giới. Vậy thung lũng Silicon là gì? Cơ hội nào cho những lập trình viên tương lai khi gia nhập vào ngành nghề”đắt giá” này? Cùng FUNiX tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Cơ hội nào cho lập trình viên Việt Nam tại thung lũng Silicon?
Cơ hội nào cho lập trình viên Việt Nam tại thung lũng Silicon?

1. Nguồn gốc và những điều cần biết về thung lũng Silicon

Thung lũng Silicon được xem là cái nôi của công nghệ Silicon, là “miền đất hứa” dành cho lĩnh vực CNTT với sự thành công và tỏa sáng của nhiều Doanh nghiệp tỷ đô.

1.1 Nguồn gốc “cái nôi của công nghệ Silicon”

Cụm từ “Thung lũng Silicon” xuất hiện vào năm 1971 bởi nhà báo Don Hoefler. Ông đã sử dụng cái tên làm tiêu đề bài báo đăng trên Electric News, được gọi là “Silicon Valley USA”. Thực tế thì không biết ai là người đầu tiên đã đặt cái tên “Thung lũng Silicon”.

cái nôi của công nghệ
“Thung lũng công nghệ Silicon” được mệnh danh là cái nôi của công nghệ

“Thung lũng Silicon” được mệnh danh là cái nôi của công nghệ.  “Silicon” là một nguyên liệu hóa học có đặc tính bán dẫn tạo nên con chip máy tính. Cái tên này mới đầu được dùng để chỉ người phát minh, sản xuất chip xử lý vi mạch bằng Silic. Sau đó, cái tên “Thung lũng Silicon” được coi là biểu tượng cho các thương mại công nghệ Silicon cao. Còn “Thung lũng” dùng để chỉ vùng thung lũng Santa Clara, cực Nam vịnh San Francisco.

1.2 Thung lũng Silicon mang tới thu nhập khủng 

Các công ty công nghệ tại thung lũng Silicon có mức lương trung bình cho nhân viên từ 133.000 USD đến 171.000 USD/năm. Mức lương ở những công ty start-up thì ít hơn nhưng hỗ trợ trả thêm lương qua cổ phiếu cho những thành quả của nhân viên. Khi công ty lớn mạnh thì số cổ phiếu đó sẽ gia tăng mức giá trị trên sàn chứng khoán Mỹ.

Các công ty tại cái nôi của công nghệ Silicon còn có nhiều hỗ trợ khác cho nhân viên. Ví dụ như hỗ trợ công cụ làm việc, ăn trưa miễn phí, cho phép ăn mặc thoải mái khi đi làm. Chắc bạn sẽ thắc mắc về lương và chế độ đãi ngộ này tại sao lại tốt đến như vậy? Vì công nghệ thông tin là thị trường có sức cạnh tranh cao về nguồn nhân lực chất lượng. Những lập trình viên, kỹ sư trong ngành luôn được săn đón nhiệt tình. Các doanh nghiệp luôn có những chế độ, chiến thuật “săn đầu người” để có được nhân tài cống hiến.

Nguồn vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại, nhân tài hội tụ, thành tựu rực rỡ chính là những lý do biến nơi đây trở thành cái nôi của công nghệ.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm học lập trình IT online tại FUNiX đạt hiệu quả cao bạn chưa biết

1.3 Vùng đất chênh lệch giàu nghèo của “cái nôi công nghệ”

Theo báo cáo về Chỉ số Đau đớn ở nơi được mệnh danh là cái nôi của công nghệ Silicon cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa giàu nghèo. Thống kê cho thấy 10 ông trùm giàu nhất khu vực có tổng giá trị tài sản ròng là 248 tỷ USD. Trong khi, người dân Latin và người da đen có thu nhập bình quân đầu người lần lượt là 28,960 đô la và 40,886 đô la. 

Trong thời gian đại dịch Covid năm 2020, Viện Nghiên cứu Khu vực Thung lũng Silicon đã thực hiện một cuộc khảo sát. Theo báo cáo thì có 4/10 gia đình sinh sống tại cái nôi của công nghệ có trẻ nhỏ phải lo lắng “bữa ăn” từng ngày. Trong khi đó, các ông lớn công nghệ hàng đầu tại đây như Elon Musk, Mark Zuckerberg hay Bill Gates vẫn tranh đua vị trí giàu nhất.

Mặc dù cái nôi của công nghệ nổi danh với sự thành công của các công ty công nghệ Silicon hàng đầu toàn cầu. Tiêu biểu như: Meta (Facebook), Google, Apple hay Tesla. Tuy vậy, khu vực này vẫn được gắn cái tên “thung lũng chết chóc”. Lý do là số lượng những công ty khởi nghiệp thất bại lên tới 90% mỗi năm.

2. Tiềm năng lớn của ngành CNTT

Ngành CNTT trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia dựa trên thực trạng phát triển của ngành nghề này trong những năm gần đây.

2.1 Thị trường sôi động của lĩnh vực CNTT trên thế giới

Trong kỷ nguyên công nghệ Silicon 4.0, mọi Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều nhận thấy và trực tiếp trải nghiệm sức mạnh của công nghệ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị đều cần ứng dụng công nghệ để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục và bền vững. Dự kiến các khoản đầu tư cho công nghệ sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định trong năm 2023 và kéo dài trong thập kỷ tới.

Dự báo của IDC – Hãng cung cấp dữ liệu thị trường về CNTT hàng đầu thế giới cho thấy, đầu tư vào chuyển đổi số toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020 – 2023. Trong đó, có 70% các tổ chức và Doanh nghiệp đã tăng tốc chuyển đổi số, nhằm cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi.

Không nằm ngoài vòng xoáy phát triển, các công ty tại Silicon Valley – cái nôi của công nghệ Silicon cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển, tăng năng lực cạnh tranh để đạt được vị thế riêng.

>>> Xem thêm: Xu hướng học lập trình mobile? Người mới bắt đầu từ đâu?

2.2 Ngành CNTT Việt Nam khát nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm trong lĩnh vực CNTT. Các cơ sở đào tạo cũng như các trường đại học có khối ngành công nghệ  “mọc lên” như nấm sau mưa. Tuy nhiên, chất lượng vẫn chưa thể đảm bảo yêu cầu thực tế của thị trường cũng như chưa bắt kịp “dòng chảy 4.0”.

Cái nôi của công nghệ
Công nghệ thông tin hiện đang được coi là “vua” của mọi ngành nghề trong thời đại công nghệ số 4.0

Báo cáo của TopDev, chỉ có khoảng 30% sinh viên CNTT (chuyên ngành phần mềm) đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp. Thực trạng này đặt ra cho các Doanh nghiệp bài toán chiêu mộ nhân tài, tăng cường tuyển dụng để không bỏ lỡ người giỏi. Giải pháp được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn chính là liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng học viên đầu ra.

Theo dự báo, đến năm sau, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực  trong lĩnh vực CNTT. Đây là một cơ hội lớn cho những ai biết nắm bắt và quyết tâm chuyển mình cùng dòng chảy công nghệ. 

>>> Xem thêm: Thực tế mức lương nghề lập trình và cơ hội phát triển sự nghiệp IT

3. FUNiX – Cơ sở đào tạo lập trình uy tín hàng đầu

Để có cơ hội gia nhập cái nôi của công nghệ, quan trọng nhất chính là những “bước chân” đầu tiên. Sau hơn 8 năm hình thành và phát triển, FUNiX tự hào là một trong những cơ sở đào tạo CNTT uy tín hàng đầu hiện nay. 

Với mô hình đào tạo FUNiX Way “độc bản” tại FUNiX, học viên sẽ được học tập trong một môi trường lý tưởng, được tiếp cận với hình thức giáo dục 4.0 và trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi gia nhập vào các Doanh nghiệp.

FUNiX Way
Mô hình đào tạo FUNiX Way

Các khóa học tại FUNiX thích hợp với đa số các đối tượng có đam mê và muốn theo đuổi CNTT. Trong đó nổi bật là chương trình chứng chỉ CNTT chuyên sâu (xSeries), chinh phục các lĩnh vực công nghệ hàng đầu hiện nay trong vòng 6 tháng.

3.1 Khóa Data Analysis – Chuyên viên phân tích dữ liệu

Nghề Phân tích dữ liệu Data Analysis trở thành ngành nghề thu hút nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay với mức tăng trưởng (năm 2020) gấp 6 lần so với 5 năm trước.

Data Analysis - Nghề của "thời đại số"
Data Analysis – Nghề của “thời đại số”

Tham gia khóa học Data Analysis tại FUNiX, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Nắm được các khái niệm cơ bản về công việc Phân tích dữ liệu và hệ sinh thái khoa học dữ liệu.
  • Hiểu rõ vai trò của Phân tích dữ liệu trong các bài toán kinh doanh.
  • Nắm được cách thức kết nối và giao tiếp với các bên liên quan trong một dữ án liên quan đến Phân tích dữ liệu.
  • Sử dụng được excel để xử lý bài toán phân tích dữ liệu cơ bản từ đầu đến cuối.

>>> Xem thêm: Ai có thể học Data Science? Điểm khác biệt trong khóa học tại FUNiX

3.2 Khóa Machine Learning

Công nghệ Machine Learning đang hiện hữu trong chính cuộc sống thường ngày và có tác động to lớn tới mọi mặt đời sống xã hội. Công nghệ này đã đạt được những thành công vang dội khiến nó trở thành một hướng nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực AI, được sử dụng trên khắp thế giới.
Machine Learning - một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI
Machine Learning – một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI
 
Chương trình được thiết kế theo hướng thực hành, dựa vào life cycle của dự án Machine Learning và các kiến thức nền tảng để sinh viên có được hiểu biết cơ bản về Machine Learning và ứng dụng trong các lĩnh vực AI.
Sau khóa học, học viên có thể thành thạo các kiến thức về:

  • Nắm được các khái niệm cơ bản, ý nghĩa và vai trò của học máy trong các bài toán thực tế.
  • Hiểu và nắm bắt được bài toán hồi quy, thuật toán liên quan đến kỹ thuật hồi quy trong học máy.
  • Hiểu và nắm bắt được bài toán phân loại, phân lớp và các thuật toán liên quan đến Supervised Learning.
  • Hiểu và nắm bắt được các thuật toán học sâu với các bài toán về thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
  • Nắm được quy trình đầy đủ và chi tiết trong việc giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến học máy.
  • Thành thục các kỹ năng xử lý và trích chọn đặc trưng trong dữ liệu, nắm được các phương pháp xử lý dữ liệu mất cân bằng.

>>> Xem thêm: Chàng trai 22 tuổi trở thành Kỹ sư Machine Learning và Data sau 5 tháng học online

3.3 Khóa Blockchain Developer

Blockchain là công nghệ chuỗi khối, cho phép chia sẻ thông tin một cách minh bạch và an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các khối, liên kết với nhau trong một chuỗi và được mở rộng theo thời gian. Hiện nay, Blockchain là 1 trong 4 nền tảng cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 và đang khan hiếm nhân lực trầm trọng.

 
Khóa học lập trình Blockchain
Khóa học lập trình Blockchain

Khóa Blockchain tại FUNiX có thời lượng học trong 6 tháng, lộ trình học tập rõ ràng được thiết kế theo 5 môn:

  • Môn 1: Blockchain Basics – Blockchain cơ bản 
  • Môn 2: Smart Contract – Hợp đồng thông minh 
  • Môn 3: Decentralized Applications (Dapps) – Phát triển ứng dụng Phi tập trung 
  • Môn 4: Blockchain Platforms – Các nền tảng Blockchain 
  • Môn 5: Final Project – Đồ án cuối khóa

Sau khi kết thúc khóa học, học viên được FUNiX hỗ trợ giới thiệu việc làm với mức lương trung bình từ 12- 16 triệu/tháng.

>>> Xem thêm: Chàng trai Đà Nẵng bỏ việc nhà nước, trở thành lập trình viên Blockchain ở tuổi 30

4. Tổng kết

Trên đây là những khám phá về thung lũng công nghệ Silicon, cái nôi của công nghệ thế giới. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về vùng đất phát triển công nghệ này. Đồng thời, thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ để có định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình. Để hòa mình vào xu thế chung của nhân loại, hãy tham gia khóa học lập trình tại FUNiX ngay hôm nay mở rộng cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn!

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

Xem thêm tại đây:

Lập trình viên có thái độ làm việc tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển

Đánh giá những yếu tố quan trọng khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

Sự thật thú vị về ngôn ngữ Python mà bạn có thể chưa biết

                                                                                                                  Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!