Hướng dẫn lập trình PHP bằng Dreamweaver CC chi tiết nhất

Hướng dẫn lập trình PHP bằng Dreamweaver CC chi tiết nhất

Chia sẻ kiến thức 02/02/2024

Dreamweaver CC của Adobe mang lại môi trường làm việc hiệu quả cho các lập trình viên, với khả năng đồng thời chỉnh sửa mã và thiết kế giao diện web. Dreamweaver là kết hợp mạnh mẽ giữa công cụ phát triển web và ngôn ngữ lập trình phổ biến. 

Trong bài viết này, FUNiX sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình PHP bằng Dreamweaver CC, tận dụng toàn bộ tính năng của Dreamweaver trong quá trình phát triển web.

Chi tiết cách lập trình PHP bằng phần mềm Dreamweaver CC (Nguồn ảnh: Internet) 
Chi tiết cách lập trình PHP bằng phần mềm Dreamweaver CC (Nguồn ảnh: Internet)

1. Dreamweaver CC là gì?

Dreamweaver CC là một ứng dụng phát triển web của Adobe, được thiết kế để hỗ trợ người phát triển web xây dựng và quản lý các trang web động, trong đó có lập trình PHP. Phiên bản mới nhất, Dreamweaver CC của Adobe mang đến nhiều tính năng nổi bật và tích hợp tốt với Creative Cloud giúp lập trình viên thiết kế web có thể tận dụng các tính năng hiệu quả và tạo ra các dự án web nhanh chóng. Dreamweaver CC là lựa chọn mạnh mẽ cho việc phát triển và thiết kế website, đồng thời cung cấp trải nghiệm tích hợp và hiệu suất tốt.

<<< Xem thêm: 8 ứng dụng thực tế hàng đầu của ngôn ngữ lập trình PHP

2. Những tính năng nổi bật của Dreamweaver CC trong lập trình PHP

Một số tính năng nổi bật khi lập trình PHP bằng Dreamweaver:

  • Dreamweaver CC cung cấp một trình soạn thảo mã PHP tích hợp, hỗ trợ cú pháp màu và kiểm tra lỗi để giúp bạn viết mã PHP dễ dàng.
  • Tính năng IntelliSense và Auto-complete giúp tăng tốc quá trình viết mã bằng cách tự động hoàn thành mã, hiển thị thông tin hỗ trợ trong quá trình nhập.
  • Dreamweaver CC hỗ trợ tính năng debugging cho mã PHP, giúp bạn xác định và sửa lỗi một cách dễ dàng. Bạn có thể thiết lập các điểm dừng, xem giá trị biến, và theo dõi luồng thực thi mã.
  • Dreamweaver có công cụ quản lý dự án tích hợp, giúp bạn tổ chức và duyệt qua các tệp tin, thư mục trong dự án web của mình.
  • Đối với ứng dụng PHP liên quan đến cơ sở dữ liệu, Dreamweaver CC hỗ trợ tích hợp với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL. Bạn có thể tạo, quản lý các kết nối cơ sở dữ liệu và thực hiện các truy vấn SQL trực tiếp từ giao diện Dreamweaver.
  • Lập trình PHP bằng Dreamweaver hỗ trợ thiết kế đáp ứng (responsive design), giúp bạn tạo ra các trang web linh hoạt, tương thích trên nhiều loại thiết bị và kích thước màn hình khác nhau.
  • Tính năng Live View cho phép bạn xem trực tiếp cách trang web sẽ hiển thị khi chạy, giúp bạn kiểm tra trực quan và thử nghiệm trang web một cách nhanh chóng.
  • Dreamweaver CC tích hợp tính năng quản lý phiên bản với Git, giúp bạn theo dõi và kiểm soát phiên bản của mã nguồn dự án.
Dreamweaver CC có nhiều tính năng nổi bật (Nguồn ảnh: Internet) 
Dreamweaver CC có nhiều tính năng nổi bật (Nguồn ảnh: Internet)

<<< Xem thêm: Cách thêm PHP trong WordPress: 4 phương pháp đơn giản

3. Hướng dẫn lập trình PHP bằng Dreamweaver CC 

Để lập trình PHP bằng phần mềm Dreamweaver thiết kế giao diện website, bạn thực hiện theo chi tiết các bước như sau:

3.1 Tải và cài đặt Dreamweaver

Đầu tiên, bạn cần tải và cài đặt Adobe Dreamweaver CC từ trang chính thức của Adobe. Sau đó bạn mở Dreamweaver CC sau khi cài đặt xong.

3.2 Thiết lập trang web

Sau khi hoàn tất quá trình download và cài đặt Dreamweaver CC, bạn hãy bắt đầu tạo một site PHP đơn giản với các bước sau:

  • Mở Dreamweaver và truy cập thanh menu, chọn Site và click vào New Site.
  • Trong hộp thoại xuất hiện, điền thông tin cần thiết: Trong ô Site Name bạn đặt tên cho website, trong ô Local Site Folder bạn tạo thư mục để lưu trữ các file trong site. Sau đó, chọn ổ đĩa thuận tiện và nhấn vào biểu tượng file để lưu lại.
  • Click “Save” để lưu lại các thay đổi.

Bây giờ, bạn đã tạo thành công một site PHP đơn giản. Tuy nhiên, công việc lập trình PHP bằng Dreamweaver của bạn chưa kết thúc. Để trang web hoạt động trên mọi trình duyệt, bạn cần tạo một máy chủ trong Dreamweaver.  

Hướng dẫn thiết lập trang web khi lập trình PHP bằng Dreamweaver (Nguồn ảnh: Internet) 
Hướng dẫn thiết lập trang web khi lập trình PHP bằng Dreamweaver (Nguồn ảnh: Internet)

<<< Xem thêm: Các mẹo để cải thiện hiệu suất PHP cho dân kỹ thuật

3.3 Tạo Server

Sau khi tạo website PHP, bạn cần cấu hình môi trường để có thể làm việc hiệu quả. 

Bước 1: Bạn click vào dấu “+” ở cuối bảng điều khiển.

Bước 2: Một hộp thoại mới sẽ xuất hiện, điền các thông tin cơ bản:

Trong ô Basic:

  • Server name: Đặt tên cho Server.
  • Connect using: Chọn Local/Network.
  • Sever Folder: Ghi đường dẫn đến server (ví dụ: C:wampwww).
  • Web URL: Tạo đường link cho Web ( http://localhost/ + tên server).

Hướng dẫn tạo Server khi lập trình PHP bằng Dreamweaver (Nguồn ảnh: Internet) 

Trong ô Advanced: Bạn chọn Automatically upload files to server on Save và nhấn Save.

Tại mục Advanced Setting:

  • Trong Local Info, click vào ô Default Images Folder để tạo một thư mục Images.
  • Trong Links Relative To, chọn SiteRoot.

Bạn hãy nhớ click vào thư mục mới tạo và chọn biểu tượng file để lưu lại.  

3.4 Lưu trữ

Cuối cùng, bạn hãy nhấn save để hoàn tất quá trình lập trình PHP bằng Dreamweaver. 

Trên đây, FUNiX đã chia sẻ đến bạn các bước lập trình php bằng phần mềm dreamweaver, giúp bạn tận dụng toàn bộ tính năng của Dreamweaver trong quá trình phát triển web hiệu quả. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học chuyên sâu về lập trình PHP, hãy tham khảo Khóa học PHP Developer tại FUNiX. Khóa học 100% trực tuyến, giúp quá trình học linh hoạt, tài liệu học dựa trên nguồn tài nguyên MOOC (Khóa học trực tuyến đại chúng mở) chuẩn quốc tế. 

Học viên nhận được sự hỗ trợ, giải đáp 1-1 đến từ các Mentor (cán bộ hướng dẫn học tập) là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ. Đội ngũ mentor của FUNiX là các lập trình viên lâu năm, giữ nhiều vị trí quan trọng tại các công ty công nghệ hàng đầu như trưởng phòng IT, kiến trúc sư IT, trường phòng dự án IT… 

Bên cạnh đó, FUNiX hợp tác với 100+ doanh nghiệp trong ngành công nghệ, tạo cơ hội thực tập và làm việc cho học viên. Học lập trình PHP tại FUNiX là bước khởi đầu lý tưởng cho sự phát triển của bạn trong lĩnh vực này.

 

>>> Xem thêm những thông tin hữu ích:

Học lập trình PHP bắt đầu từ đâu? Mách bạn mẹo học hiệu quả nhất

Học lập trình PHP tại FUNiX: Lợi ích & Cơ hội nghề nghiệp

Lập trình PHP có khó không? Học lập trình PHP cần những điều kiện gì?

PHP là gì? Những dự án lập trình PHP trong thực tế

Dương Thị Ly A.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại