Hướng dẫn tự học lập trình Unity 2D cơ bản cho người mới bắt đầu
- Lập trình Unreal Engine là gì và tiềm năng phát triển trong tương lai
- Lập trình Unity cơ bản là gì và những thông tin quan trọng cần biết
- Lập trình Unity 3D là gì? Những điều kiện cần để học lập trình Unity 3D
- Điểm qua các thông tin cơ bản về lập trình UDP Socket Java
- Tổng quan về ngành lập trình Unity tại Việt Nam hiện nay
Table of Contents
Lập trình Unity 2D là một công việc phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó xuất hiện trong ngành lập trình Unity và trở thành tiêu điểm của toàn xã hội. Vậy lập trình Unity 2D là công việc như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, bạn hãy cùng FUNiX đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Giải mã ngành lập trình Unity 2D
Lập trình Unity là cái tên không còn xa lạ đối với dân theo ngành IT. Tuy nhiên, những bạn chưa từng tiếp cận lĩnh vực này sẽ thắc mắc đây là ngành học như thế nào. Vậy lập trình Unity 2D là gì? Và những ưu điểm của ngành nghề này là gì?
1.1. Lập trình Unity 2D là gì?
Lập trình Unity 2D là phần mềm phát triển game cho máy tính, điện thoại và cả consoles. Phần mềm này sáng tạo game nhờ vào nền tảng Unity Technologies. Ngay từ lần đầu công bố, lập trình Unity đã được mở rộng và phát triển trên 27 nền tảng khác nhau.
Lập trình Unity được sử dụng dựa trên 3 loại ngôn ngữ lập trình là Boo, UnityScript và C#. Trong đó, C# là ngôn ngữ mà các lập trình viên thường sử dụng nhiều nhất.
1.2. Ưu điểm của phần mềm lập trình Unity 2D
Lập trình Unity 2D có một số ưu điểm như sau:
- Phần mềm lập trình Unity linh hoạt nên có thể dùng để tạo các trò chơi điện tử. Đây là một trong những phần mềm tuyệt vời dành cho các nhà lập trình game. Ngay cả khi bạn là người mới thì cũng có thể tự sáng tạo game cho bản thân.
- Công cụ Unity toàn diện giúp đáp ứng hầu hết nhu cầu của nhà lập trình. Với nguồn tài nguyên khổng lồ từ cộng đồng, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích.
- Unity còn là nơi cung cấp công cụ dựa trên điện toán đám mây cực kỳ mạnh mẽ. Đối với Unity Ads, Collaborate và Multiplayer, người dùng có thể truy cập để tạo game. Có rất ít những phần mềm được trang bị tính năng đặc biệt này.
>>> Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình Java: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về Java
2. Hướng dẫn một số bước lập trình Unity 2D
Để tạo trò chơi bằng lập trình Unity 2D, bạn hãy phát triển dự án với một số bước cơ bản:
2.1. Các khái niệm cơ bản
- GameObject: Là đối tượng cơ bản của lập trình Unity. GameObject tượng trưng cho nhân vật, phong cảnh, dụng cụ,… trong game. Nói cách khác, mọi đối tượng của trò chơi đều là GameObject.
- Transform: Thành phần này sẽ xác định vị trí và tỷ lệ của từng GameObject trong mỗi bối cảnh.
- Sprite Renderer: Đây là thành phần kết xuất Sprite và điều khiển nó vào mỗi bối cảnh.
- Collider 2D: Đây là thành phần xác định hình dạng của GameObject khi chúng va chạm vật lý.
- Camera: Thiết bị thu và hiển thị thế giới game cho người chơi. Orthographic là chế độ đánh dấu máy ảnh dùng để xóa tất cả góc nhìn khỏi chế độ xem. Điều này khá tiện lợi cho việc sáng tạo các game 2D hoặc game isometric.
2.2. Viết kịch bản và xây dựng game cho phần mềm lập trình Unity 2D
Viết kịch bản game cho phần mềm lập trình Unity là công việc quan trọng để bạn sáng tạo trò chơi. Kịch bản đòi hỏi phải có cốt truyện, nhân vật và những thông tin, sự kiện cần thiết cho game. Nó luôn được kế thừa từ lớp MonoBehaviour và đính kèm với GameObject.
Xây dựng môi trường của game cũng là một bước quan trọng để trò chơi được hoàn chỉnh hơn. Thiết kế môi trường cho phần mềm lập trình Unity 2D sẽ bao gồm:
- Thiết kế hoạt hình các nhân vật 2D cho trò chơi
Có 3 cách để bạn tạo hình ảnh nhân vật 2D cho game: Frame-by-frame, Skeletal và Cutout.
- Xây dựng đồ họa game
Trong đường dẫn Universal Render Pipeline, bạn có thể tha hồ tùy chọn đồ họa phù hợp cho trò chơi. Đường dẫn sẽ kết xuất hàng loạt nội dung, bối cảnh và hiển thị chúng lên màn hình của bạn.
- Cài đặt vật lý và âm thanh
Việc thiết lập vật lý nhằm xác định giới hạn độ chính xác của việc mô phỏng trong game 2D.
Thêm hiệu ứng hoặc âm nhạc vào game sẽ giúp trò chơi của bạn sinh động hơn. Bạn có thể sử dụng phần mềm của bên thứ 3 để tạo nhạc và nhập nó vào phần mềm Unity.
- Thiết lập giao diện người dùng cho game 2D
Nếu muốn thêm menu hoặc trợ giúp vào game, bạn phải thiết lập giao diện người dùng. Để thiết lập mục này bạn chỉ cần sử dụng phần mềm lập trình Unity UI.
2.3. Lập hồ sơ và trải nghiệm game qua phần mềm lập trình Unity 2D
Lập hồ sơ game trên lập trình Unity sẽ cho phép bạn xem được những thành phần khác nhau trong trò chơi. Bạn sẽ biết bạn đã sử dụng nhiều tài nguyên như thế nào cho game. Đây là công việc quan trọng giúp bạn có thể theo dõi và sửa chữa game kịp thời.
Sau khi lập hồ sơ, bạn có thể sử dụng kết quả vừa cập nhật để cải thiện và tối ưu hóa game. Hãy kiểm tra trò chơi và mã lập trình của bạn với khung game xem đã thống nhất chưa.
2.4. Xuất bản game 2D
Sau khi hoàn thành những bước trên, game của bạn đã sẵn sàng để xuất bản. Đây là bước quan trọng và rất cần thiết trong lập trình Unity. Hoàn thành những bước trên thì bạn đã có một tựa game cho riêng mình.
Trên đây là một số thông tin về lập trình Unity 2D mà FUNiX muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết bạn có thể hiểu thêm về ngành lập trình Unity. Hãy tự sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn, thú vị và đưa nó vươn tầm thế giới nhé!
>>> Đăng ký tìm hiểu chi tiết các khóa học CNTT của FUNiX tại đây:
Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
5 Ứng dụng của machine learning quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số
9 Xu hướng học máy hàng đầu tính đến 2025
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)