Lý do khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp CNTT tự đào tạo nhân lực

Lý do khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp CNTT tự đào tạo nhân lực

Chia sẻ kiến thức 31/12/2021

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp CNTT đã "xắn tay" tự đào tạo nhân lực bằng các chương trình tuyển dụng - đào tạo quy mô lớn, hoặc hợp tác các đơn vị phi truyền thống như đào tạo online để tiến hành tự đào tạo.

Có một thực tế là ngày càng nhiều doanh nghiệp CNTT tự lo đào tạo nhân lực cho mình bằng các cách khác nhau. Đâu là lý do khiến họ lựa chọn hướng đi này, theo vì tìm kiếm nguồn nhân lực từ các mô hình đào tạo truyền thống như đào tạo chính quy đại học/ cao đẳng/ nghề…

Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp CNTT tự đào tạo nhân lực.

Nhu cầu nhân lực gia tăng

Theo thống kê từ TopDev, năm 2021, số nhân lực ngành CNTT cần có ước tính khoảng 500.000 người, thiếu hụt 190.000 nhân sự. Còn thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho hay, công nghệ thông tin là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhất. Dù dịch căng thẳng, các dự án phần mềm, các dịch vụ công nghệ thông tin vẫn hoạt động bình thường. Khác với hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng… nhân viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoàn toàn có thể làm việc tại nhà và vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhiều ở các vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kiểm thử phần mềm… Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động lĩnh vực này chủ yếu từ 9-11 triệu đồng/tháng, chiếm 52%; từ 13-15 triệu đồng/tháng, chiếm 41%. 

doanh nghiệp CNTT
Nhằm chuẩn bị nhân lực cho bước tiến lớn ra nước ngoài, doanh nghiệp IT Việt GoStream nỗ lực tuyển dụng nhân lực trong đó có hợp tác chiến lược về đào tạo và tuyển dụng nhân sự từ FUNiX.

Nhu cầu nhân lực được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. Trao đổi với VnEconomy, TS Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) – đơn vị chuyên đào tạo thạc sĩ về công nghệ thông tin cũng cho biết trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin đã tăng lên gấp 4 lần, riêng hằng năm vẫn tiếp tục tăng lên khoảng 50%.

Cung không đủ cầu 

Cung không đủ cầu – đào tạo không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT là thực tế hiện nay. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường nhưng chỉ có khoảng 30% lao động là có thể đáp ứng ngay yêu cầu doanh nghiệp, số còn lại cần phải được đào tạo bổ sung, đào tạo lại từ đầu.

Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp khó khăn khi tìm kiếm nguồn nhân lực cho các dự án, buộc họ phải tìm kiếm các giải pháp nhân sự như tự đào tạo, hợp tác đào tạo phi truyền thống…

Tiềm năng nhân lực non-IT

Song song với các nỗ lực đào tạo nhân lực IT, thì nhiều doanh nghiệp đã để mắt tới nguồn ứng viên là các nhân sự non-IT. Tuy không có kiến thức nền tảng IT, nhưng nếu được đào tạo, các ứng viên này hoàn toàn có thể đáp ứng một số yêu cầu về kỹ thuật của các ngành – nghề, lĩnh vực đào tạo nhất định trong ngành IT rộng lớn.

Nguồn nhân lực non-IT khá rộng, lại có kiến thức, kinh nghiệm sẵn của ngành – nghề nhất định, giúp bổ trợ cho công việc của các nhân sự này nếu chuyển sang IT. Vì thực chất, các dự án IT đều phục vụ những lĩnh vực nhất định chứ không thuần túy về kĩ thuật. Do đó, ứng viên non-IT sau đào tạo, được làm việc thực tế hoàn toàn có thể tận dụng kiến thức của mình để làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp CNTT đã “xắn tay” tự đào tạo nhân lực bằng các chương trình tuyển dụng – đào tạo quy mô lớn, hoặc hợp tác các đơn vị phi truyền thống như đào tạo online để tiến hành tự đào tạo. Cụ thể, FUNiX hợp tác với hơn 40 doanh nghiệp triển khai các chương trình đào tạo lập trình miễn phí 100%. Tham gia các khóa đào tạo này, học viên không chỉ có nghề, có kiến thức chuyên môn mà còn được tạo công ăn việc làm với mức thu nhập hấp dẫn, lương khởi điểm từ 8-12 triệu đồng/ tháng.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại