Metaverse và Thực tế ảo: 6 điểm khác biệt
Metaverse và thực tế ảo (virtual reality - VR) có phải là một không? Dưới đây là những gì bạn cần biết.
- Trải nghiệm thực tế ảo tăng cường được hỗ trợ bởi AI
- Xu hướng và dự đoán AR/VR trong những năm tới
- 10 Xu hướng tại nơi làm việc công nghệ hàng đầu năm 2024
- Khám phá 10 xu hướng sản xuất hàng đầu năm 2024 Phần 2
- 10 Xu hướng và đổi mới công nghiệp 4.0 hàng đầu năm 2024
Table of Contents
Vào tháng 10 năm 2021, Mark Zuckerberg thông báo rằng Facebook sẽ đổi tên thành Meta. Meta là một tính từ có nghĩa là một đối tượng đang đề cập đến chính nó. Nhưng nó cũng là viết tắt của một thứ gọi là metaverse.
Thông báo này đã vấp phải sự tò mò, hoài nghi và câu hỏi hiển nhiên, “Metaverse là gì?” Nghe có vẻ giống như thực tế ảo nhưng nó không hoàn toàn giống thế.
Vì vậy, metaverse chính xác là gì và bạn có cần tai nghe VR do Facebook sở hữu để truy cập nó không?
Metaverse là gì?
Khái niệm metaverse không phải là một phát minh mới. Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash, xuất bản lần đầu vào năm 1992 bởi Neal Stephenson. Trong tiểu thuyết, metaverse là một không gian chia sẻ ảo kết hợp thực tế ảo (virtual reality), thực tế tăng cường (augmented reality) và internet.
Ý tưởng về metaverse được Facebook và các công ty công nghệ khác công bố dường như rất giống với mô tả này. Mặc dù có nhiều định nghĩa được đưa ra, nhưng về cơ bản, đó là một phiên bản mới của internet đặt trọng tâm nhiều hơn vào thế giới ảo.
Thay vì truy cập các trang web bằng trình duyệt, bạn sẽ truy cập thông tin bằng cách “di chuyển” trong thế giới ảo với tùy chọn sử dụng cả thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Metaverse so với Thực tế ảo: Khác biệt ở đâu?
Mặc dù metaverse có nhiều điểm tương đồng so với thực tế ảo, chúng có một số khác biệt quan trọng.
1. Thực tế ảo có định nghĩa rõ ràng, metaverse thì không
Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa thực tế ảo và metaverse là trong khi VR hiện đã được hiểu rõ, metaverse thì không.
Theo Mark Zuckerberg, metaverse là “một internet hiện thân, nơi thay vì chỉ xem nội dung – bạn ở bên trong đó”. Một thông báo gần đây của Microsoft đã mô tả nó là “một thế giới số, nơi sinh sống của các bản sao kỹ thuật số của con người, địa điểm và vạn vật”.
Những mô tả này khá mơ hồ khi so sánh với hiểu biết của chúng ta về thực tế ảo. Có thể là ngay cả bản thân các công ty công nghệ cũng không có một định nghĩa đầy đủ.
Cũng có thể cho rằng metaverse không hơn gì một từ khóa mới nổi để mô tả những cải tiến công nghệ với mạng internet hiện có.
2. Facebook không sở hữu cả hai công nghệ
Là chủ sở hữu của Oculus Rift, Facebook đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thực tế ảo. Nhưng đồng thời, họ chỉ là một người chơi trong một ngành công nghiệp khổng lồ.
Điều này cũng đúng với metaverse. Facebook có thể đã đổi tên họ thành Meta, nhưng họ không phải là công ty duy nhất tham gia vào cuộc chơi này. Ví dụ, Microsoft gần đây đã cho ra mắt Microsoft Mesh, một nền tảng thực tế hỗn hợp với nhiều điểm tương đồng với metaverse.
Điều này có nghĩa là, giống như VR, metaverse sẽ lớn hơn là một công ty.
3. Metaverse bao gồm một thế giới ảo được chia sẻ
Metaverse là một không gian ảo được chia sẻ mà người dùng có thể truy cập thông qua internet. Không gian ảo trong metaverse nghe cũng tương tự như không gian đã tồn tại trong các chương trình thực tế ảo.
Người dùng dự kiến sẽ được đại diện bằng các avatar (hình đại diện cá nhân), những avatar này sẽ tương tác với nhau ở các địa điểm ảo. Ngoài ra, họ sẽ có thể mua hoặc xây dựng các vật phẩm và môi trường ảo, chẳng hạn như NFT.
Sự khác biệt cơ bản là mặc dù các thế giới ảo hiện tại có kích thước hạn chế, nhưng metaverse có vẻ như sẽ cung cấp quyền truy cập vào toàn bộ internet.
4. Có thể truy cập vào metaverse trong thực tế ảo
Metaverse sẽ không yêu cầu bạn phải đeo tai nghe VR. Nhưng nhiều nguồn tin cho rằng một phần lớn của dịch vụ chỉ có thể truy cập bởi người dùng có tai nghe VR.
Điều này có nghĩa là ranh giới giữa lướt internet và sử dụng thực tế ảo có thể trở nên mờ nhạt. Tai nghe VR có thể bắt đầu được sử dụng cho các tác vụ thường được thực hiện bằng điện thoại thông minh.
5. Metaverse sẽ không bị giới hạn trong VR Tech
Tuy nhiên, metaverse sẽ không giới hạn trong thực tế ảo. Thay vào đó, nó sẽ có thể truy cập được bằng cả thiết bị thực tế tăng cường và bất kỳ thiết bị nào bạn đã sử dụng để kết nối với internet.
Điều này mở ra cánh cửa cho nhiều tính năng khác nhau không thể thực hiện được chỉ với thực tế ảo. Ví dụ: thực tế tăng cường sẽ cho phép các khía cạnh của metaverse được chiếu vào thế giới thực.
Không gian ảo cũng sẽ được thiết kế để chúng có thể được truy cập ở bất cứ đâu mà không cần tai nghe.
6. Metaverse có khả năng lớn hơn nhiều so với VR
Thực tế ảo hiện được sử dụng trong giáo dục, trị liệu và thể thao. Nhưng nó vẫn được biết đến nhiều nhất như một loại hình giải trí.
Metaverse, ít nhất là về quy mô, nghe giống như một phiên bản mới và cải tiến của Internet. Nó được kỳ vọng sẽ thay đổi cách mọi người làm việc, truy cập mạng xã hội và thậm chí lướt web, có nghĩa là trong khi nhiều người hoàn toàn bỏ qua thực tế ảo, điều tương tự khó có thể xảy ra với metaverse.
Metaverse sẽ thay thế Internet?
Thực tế ảo đã không tạo ra nhiều tác động như một số người mong đợi. Nói đến cùng không ai muốn dành quá nhiều thời gian để đeo tai nghe.
Metaverse sẽ không gặp phải vấn đề này, cả những người có và không có ai nghe VR đều có thể truy cập nó.
Đồng thời, metaverse khó mà thay thế hoàn toàn internet. Tai nghe VR là một sự thay thế thú vị cho màn hình máy tính. Metaverse cung cấp một sự thay thế thú vị cho internet. Nhưng cả metaverse và thực tế ảo đều không được thiết kế để có thể thay thế hoàn toàn.
Dịch từ: https://www.makeuseof.com/metaverse-vs-virtual-reality/
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)