Những điều có thể bạn chưa biết về khủng hoảng sự nghiệp
Tìm cách cải thiện bản thân, gia tăng giá trị: Khi có đủ tự tin, bạn sẽ tìm lại được động lực làm việc. Một khóa học giúp phát triển kĩ năng làm việc; bằng cấp hay đơn giản là kinh nghiệm làm việc giúp bạn thoải mái, tin vào mình hơn, vượt qua khủng hoảng sự nghiệp.
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Học lập trình ở đâu? Mách bạn nơi học tốt nhất
- Người lao động học IT chuyển nghề làm thế nào để sớm có việc?
- Con đường ngắn nhất đến nghề IT cho người lao động trẻ
- Nên chọn học gì để chuyển nghề khi đang thất nghiệp
Table of Contents
Cùng xem bài viết sau đây để có hiểu biết cụ thể hơn về khủng hoảng sự nghiệp – điều mà không nhiều người mong đợi nhưng lại dễ dàng xảy đến với mọi người trong đời mình nhé.
Khủng hoảng sự nghiệp là gì?
Khủng hoảng là điều chẳng ai muốn, chẳng hạn nếu một người đã có một công việc ổn định, nuôi dưỡng được những hoài bão và đam mê. Nhưng rồi khó khăn ập đến với người đó khi công việc gặp trở ngại, họ bị giảm giờ làm, giảm lương hay nợ lương, thậm chí rơi vào danh sách cắt giảm nhân sự, mất việc khi mà họ không ngờ đến nhất.
Khủng hoảng sự nghiệp đôi khi là một giai đoạn bạn thấy công việc vô nghĩa, thấy mình thiếu vắng giá trị, lạc lõng ở công ty và xa rời những giá trị sống của chính mình.
Đôi khi khủng hoảng sự nghiệp là lúc bạn không túng thiếu về tiền bạc, nhưng mất phương hướng về tương lai, mục đích sống/ làm việc, hay đối diện với áp lực cạnh tranh vô cùng căng thẳng nơi công sở.
Dưới bất kỳ hình thức nào và độ tuổi nào, khủng hoảng sự nghiệp gần như khiến bạn mắc kẹt trong cuộc sống, hút cạn nguồn năng lượng lẫn động lực của chính bạn, thậm chí khiến bạn rơi vào stress kéo dài, chán nản hoặc tâm lý buông xuôi tiêu cực.
Những bểu hiện dễ nhận biết của khủng hoảng sự nghiệp
Có nhiều dấu hiệu để nhận ra một người đang rơi vào tình trạng khủng hoảng sự nghiệp như: Không hài lòng với công việc, mức lương; Cảm thấy buồn chán, thất vọng về bản thân, đồng nghiệp, cấp trên một cách thường xuyên; Cảm thấy yếu kém, không có tương lai; Không muốn làm việc hoặc tự ti, khó hòa nhập với các đồng nghiệp của mình…
Chỉ có mỗi người mới nhận biết được vấn đề họ gặp phải và hãy nhanh chóng xác định vấn đề khủng hoảng thực sự của mình để giải quyết, thay vì để nó đi quá xa khiến bạn phải chịu đựng tổn thất, hậu quả nặng nề.
Gợi ý bí quyết hóa giải những khủng hoảng sự nghiệp
Có thể nói ai cũng có lúc phải đối diện với khủng hoảng trong sự nghiệp. Lúc này, cần phải mạnh mẽ xác định vấn đề và tìm kiếm cách giải quyết. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn để hóa giải những khủng hoảng trong sự nghiệp:
– Chia sẻ với người thân, gia đình, sếp hoặc đồng nghiệp tin cậy. Sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ từ những người thân, trực tiếp liên quan tới bạn ở trong gia đình và công sở sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh để vượt qua những khó khăn. Nhiều nhân viên đã được sếp hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn nơi công sở cho biết, họ cảm thấy hài lòng khi chia sẻ, thay vì giữ kín những áp lực cho riêng mình. Hãy nhớ, bạn cũng là một phần của công sở với những đóng góp nhất định, nên đừng tự tách mình ra khỏi tập thể.
-Tìm cách cải thiện bản thân, gia tăng giá trị: Khi có đủ tự tin, bạn sẽ tìm lại được động lực làm việc. Một khóa học giúp phát triển kĩ năng làm việc; bằng cấp hay đơn giản là kinh nghiệm làm việc giúp bạn thoải mái, tin vào mình hơn, vượt qua khủng hoảng sự nghiệp.
– Cân nhắc chuyển hướng sự nghiệp, thay đổi hoàn toàn công việc sang một lĩnh vực nào đó mà bạn có đam mê. Đi học thêm để lấy chứng chỉ nghiệp vụ nếu cần: Có nhiều người sau cả chục năm đi làm đã nhận ra mình đam mê và phù hợp một ngành nghề khác. Không bao giờ quá muộn để thay đổi và tìm kiếm hạnh phúc trong công việc.
– Tập trung vào những giá trị tốt đẹp: Hãy nhìn lại những giá trị tốt đẹp, những thành quả mà bạn đã đạt được trong công việc để có thêm sự tự tin và động lực vươn lên.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)