Những nỗi lo sợ không đáng có khi lấn sân sang lĩnh vực IT

Những nỗi lo sợ không đáng có khi lấn sân sang lĩnh vực IT

Chia sẻ kiến thức 31/07/2022

Bạn là “tay ngang” muốn thử sức mình bằng cách lấn sân sang lĩnh vực IT hoàn toàn mới mẻ. Có thể nói, đây là một thách thức không hề nhỏ, nhất là đối với ngành nghề có tính chất đặc thù cao như IT.

Dưới đây là những nỗi lo sợ thường bắt gặp ở những người mới học lập trình, lấn sân sang lĩnh vực IT. Nếu vượt qua bạn sẽ có một nền tảng vững chắc trong sự nghiệp.

Những nỗi lo sợ thường gặp khi lấn sân sang lĩnh vực IT

Dân trái ngành cũng có những ưu thế nhất định khi muốn phát triển bản thân hướng sang CNTT. Mặc dù họ chuyển từ một ngành khác hoàn toàn với lĩnh vực IT và phải “làm lại” từ đầu. Thực tế thì ngay cả dân IT cũng có xuất phát điểm ban đầu là không biết gì về công nghệ. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào những nỗi sợ nhất định.

Sợ không theo kịp kiến thức khi lấn sân sang lĩnh vực IT

Những người “lấn sân” sẽ có xuất phát điểm chậm hơn những người cùng lứa. Họ mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực IT mới lạ, chưa được tiếp xúc nhiều với CNTT nên có nhiều nỗi sợ. Sợ ở đây là không nắm bắt và theo kịp được kiến thức nhanh như những người khác.

lấn sân sang lĩnh vực IT
Dân trái ngành có những ưu thế nhất định khi lấn sân sang lĩnh vực IT

Những suy nghĩ này nếu không bị loại bỏ, cứ xuất hiện thường xuyên sẽ khiến bạn chán nản, dần đánh mất đi mục tiêu đề ra. Vì thế, các bạn mới chuyển nghề cần làm rõ ràng mục tiêu của bản thân vì sao muốn trở thành 1 lập trình viên. Để mỗi khi nhắc lại bạn sẽ có động lực phấn đấu nhiều hơn. Đồng thời, cần có một lộ trình học tập khoa học, cụ thể để tránh những “choáng ngợp” khi theo đuổi nghề.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu câu chuyện thành công của những người từng giống như mình chuyển nghề sang lĩnh vực IT. Từ đó, bạn sẽ không còn nỗi lo sợ cố gắng phấn đấu, vượt qua cảm giác tự ti. 

Sợ không tìm được việc sau khi ra trường

Nhiều người khi chọn học CNTT lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đây là một trong những ngành nghề thiếu hụt nhân lực trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Mặc dù sau đại dịch Covid-19 trên toàn cầu thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành này vẫn phục hồi nhanh chóng.

Các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng tập trung nhân lực chất lượng cao với các công nghệ hiện đại nhất. Điều này nhằm tăng tính cạnh tranh về dịch vụ và sản phẩm. Tại thị trường Việt Nam, nhân lực trong ngành CNTT thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Nhân lực CNTT năm 2011 cần 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người. Qua đây có thể thấy, cơ hội việc làm trong ngành này vô cùng rộng mở, nguồn nhân lực chất lượng cao được săn đón với mức lương hấp dẫn.

Học lập trình trực tuyến tại FUNiX để khắc phục nỗi sợ, rộng mở tương lai

Một nỗi lo lắng nữa của dân trái ngành là học lập trình ở đâu mới chất lượng, hiệu quả. Hiện nay, học CNTT trực tuyến tại FUNiX đang là sự lựa chọn của đông đảo đối tượng người học. Từ học sinh, sinh viên cho tới người đi làm, vừa học vừa làm, người đi học để nâng cao trình độ,… 

Học viên có thể học mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn tự chủ về thời gian theo ý mình. Cách tiếp cận được linh hoạt theo người học, không cần phải tới trường, chủ động về tiến trình học. Hệ thống bài giảng dựa trên nền tảng MOOC là những bài giảng của những chuyên gia giỏi hàng đầu thế giới. Đồng thời, chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng học viên cùng mô hình kết nối 1:1 với Mentor linh hoạt.

Trên đây là những nỗi lo sợ của người trái ngành muốn chuyển sang thử sức trong lĩnh vực IT. Dù là “tay ngang” hay người mới tìm hiểu về CNTT thì việc chinh phục nghề không có gì khó khăn. Nếu bạn là người kiên nhẫn, đam mê và nỗ lực không ngừng sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt, điều quan trọng là lựa chọn môi trường học tập phù hợp với nhu cầu bản thân. FUNiX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn xây dựng lộ trình đi đến thành công nhanh nhất!

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại