Thông tin chung
Các bạn thân mến, các bạn có bao giờ tự hỏi liệu sản xuất game có thực sự khó khăn không, công việc làm game bắt đầu từ đâu? Môn học phát triển game sẽ gợi mở cho các bạn những câu trả lời này.
Các bạn đang bắt đầu làm quen với môn học phát triển game trong chương trình Đại học FUNiX. Môn học này thuộc chứng chỉ Lập trình viên ứng dụng Mobile (CC2). Môn học này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho các bạn những kiến thức nền tảng để bạn có thể tiếp cận với công việc liên quan tới làm game.
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp game phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nguồn nhân lực làm game vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, số lượng chuyên viên phát triển game có chất lượng rất ít. Điều này đòi hỏi các bạn muốn tham gia làm game cần phải đầu tư nhiều hơn về học tập, nghiên cứu nghiêm túc những kiến thức liên quan tới làm game.
Môn học “Phát triển game” giúp cho học viên nắm được cơ bản cách tạo ra trò chơi sử dụng Unity Engine – Một engine sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất game hiện nay. Ngoài ra, môn học cũng giúp bạn nắm vững những kiến thức cơ bản của việc phát triển game, công thức tạo ra một game hấp dẫn, tạo cơ hội cạnh tranh trong công việc tương lai. Để học tốt, học viên không yêu cầu phải có kiến thức về game nhưng cần nắm vững kiến thức lập trình hướng đối tượng để có thể tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả.
Mục tiêu môn học
1. Nắm vững các khái niệm cơ bản trong sản xuất game.
2. Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản trên Editor của Unity
3. Thao tác với Canvas của Unity để có thể xây dựng được UI cho game.
4. Lập trình thành thạo Script trong Unity bằng C#.
5. Làm quen với các cơ chế quản lý tài nguyên (resource) của dự án (project)
6. Sử dụng Unity tạo ra một trò chơi và build lên Device thật
Trải nghiệm học tập
Phần 1: Giới thiệu qui trình phát triển game và phát triển game mobile bằng Unity
Bài 1: Khái niệm cơ bản và các công cụ trong ngành phát triển mobile game
Bài 2: Những khái niệm cơ bản trong xây dựng mobile game
Bài 3 – Giới thiệu công đoạn sản xuất game trên Unity & hướng dẫn cài đặt Unity
Bài 4 – Interface & Essentials
Assignment 1
Phần 2: Cách lập trình C# Script trong Unity & Phát triển game 3D
Bài 5: Cấu trúc của một Component và các hàm cơ bản
Bài 6: Cách lập trình với C# trong Unity
Assignment 2
Phần 3. Lập trình hướng đối tượng trong Java
Bài 7: Làm việc với biến và hàm liên quan đến thời gian
Bài 8: Các khái niệm cơ bản trong phát triển game 3D
Bài 9: Physics 3D
Bài 10: Các khái niệm cơ bản trong phát triển game 2D
Bài 11: Physics 2D
Bài 12: Sử dụng Canvas để làm UI cho game
Bài 13: Sử dụng partical system để làm hiệu ứng cho game
Assignment 3
Phần 4: các công cụ khác của Unity
Bài 14: Audio
Bài 15: Mobile & Touch
Bài 16: Build sản phẩm lên các thiết bị mobile
Bài 17: Giới thiệu về appstore, unity ads, admob, IAPg.
Assignment 4
Đặc điểm môn học
Môn học gồm 4 phần, 17 bài học. Mỗi bài sẽ có các video yêu cầu học viên phải dành thời gian xem chi tiết, thấu đáo. Các phần text theo bài học và text tổng kết của bài học cũng đòi hỏi học viên đọc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết thúc mỗi bài học, học viên trả lời các câu hỏi quiz, sau mỗi phần học viên sẽ làm các bài project. Đặc biệt, trước khi làm bài project, học viên phải hoàn thành các bài thực hành lab. Trong quá trình học tập, học viên sẽ chủ động kết nối trực tiếp với Mentors để được giải đáp và chia sẻ về những khúc mắc về nội dung môn học.
Nguồn học liệu
Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.
Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nghiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.
Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Unity Learn – Tutorials