Danh sách môn học
Giới thiệu về Phân tích nghiệp vụ phần mềm
Xem chi tiết →Phân tích chiến lược và làm rõ vấn đề
Xem chi tiết →Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu
Xem chi tiết →Hoàn thiện kỹ năng của một BA
Xem chi tiết →Đồ án cuối khóa – Business Analysis
Xem chi tiết →1. Bối cảnh và xu hướng
Sau khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng về CNTT ngày càng phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự bứt phá về kỹ thuật số hóa và công nghệ số. Trước sự tác động mạnh mẽ ấy, nhiều hoạt động sản xuất truyền thống có sự thay đổi lớn, tạo cơ hội cho ngành Business Analyst lên ngôi.
Business Analyst (BA) là “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người tạo ra sự thay đổi trong tổ chức bằng cách thấu hiểu nhu cầu của các bên và đưa ra các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan. Khởi đầu, BA thực hiện việc đó bằng cách đứng giữa, kết nối giữa khách hàng và đội phát triển. Đồng thời, họ cũng là người đề xuất việc cải thiện chất lượng phần mềm, họ chính là người hiểu rõ nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện. BA không phải là người lập trình giỏi nhưng luôn là người hiểu khách hàng cần gì và muốn gì nhất. Đó là lý do vì sao cùng với sự phát triển vượt bậc của IT và công nghệ trong hoạt động doanh nghiệp thì vai trò của BA ngày càng được khẳng định và coi trọng. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu, nghiệp vụ để lập kế hoạch và xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh.
Theo thống kê của Bloomberg, nghề BA có thu nhập đứng thứ 3 trong tổng số 31 nghề có thu nhập cao nhất theo hợp đồng. Theo dữ liệu thu thập từ trang Glassdoor, mức lương trung bình cho Business Analyst là $77,218/năm tại Hoa Kỳ, ở Úc là $90,000/năm (cập nhật 4/12/2021). Theo thống kê từ Salaryexplorer.com về mức lương của BA Việt Nam trung bình là 20,8 triệu. Ngoài ra, chuyên viên phân tích nghiệp vụ có khả năng tăng lương 14% sau mỗi 16 tháng trong khi số liệu trung bình của tất cả các ngành nghề tại Việt Nam dao động ở mức tăng 9% sau mỗi 17 tháng. BA đang trở thành vị trí được săn đón và đầu tư nhiều nhất hiện nay tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về IT. Theo báo cáo thị trường CNTT của TopDev năm 2021, Việt Nam có 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Dù nước ta chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng một số ngành nghề vẫn duy trì mức độ nóng như Business Analyst.
2. Mô tả ngắn về chương trình
Hiện nay các trường đại học tại Việt Nam chưa có ngành Business Analysis (khác với ngành Business Analytic – Phân tích kinh doanh). Lực lượng nhân sự được đào tạo bài bản về nghề BA hiện còn thiếu và mỏng cả về chất lượng lẫn số lượng. Do đó FUNiX xây dựng chương trình có tên gọi “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ” (Business Analysis – BA) cung cấp cái nhìn đầy đủ và toàn diện về vai trò, vị trí của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ, giúp học viên định hướng được con đường nghề nghiệp của một BA chuyên nghiệp. Học viên sẽ nắm được những kiến thức nền tảng và cơ bản về hệ thống công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu…đủ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu công việc của BA trong dự án. Được trang bị và nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề BA, được đào tạo về cách phân tích yêu cầu, đưa ra giải pháp giúp phần mềm phát triển tốt, từ đó giúp học viên có cái nhìn toàn diện về việc xây dựng chiến lược cũng như vai trò của từng đầu mục công việc trong chiến lược tổng thể. Sau khóa học, học viên có thể tự tin ứng tuyển vào các công ty công nghệ, tài chính hàng đầu.
Vào cuối chương trình, học viên có thể chọn một trong 2 lựa chọn sau: Kết hợp các kỹ năng của mình để hoàn thành một dự án hoặc đi thực tập tại doanh nghiệp.
3. Đầu ra sau khi hoàn thành chương trình
Sau khi học xong, người học có cơ hội:
– Công việc
Vị trí tuyển dụng: Business Analyst, Project Secretary, Business Requirement Analyst, Business System Analyst, Product Owner.
Một số đơn vị tuyển dụng: VNPT, Vietnam Post, Viettel, FPT Software, Momo, Shopee, các Ngân hàng, …
Vị trí BA có mặt hầu hết tất cả công ty về về công nghệ, tài chính, ngân hàng nên cơ hội nghề nghiệp rất cao.
– Học chuyển tiếp
Học tiếp các Chứng chỉ tiếp theo của FUNiX để làm các nghề nghiệp khác. Ví dụ: Data Analysis, …
4. Mục tiêu (Học viên học xong có năng lực gì)
PO1: Nắm vững được các khái niệm liên quan tới phân tích nghiệp vụ, chu trình phát triển phần mềm, các vị trí và vai trò của từng vị trí trong sản xuất phần mềm và các khái niệm liên quan tới nghề phân tích nghiệp vụ.
PO2: Xác định được các mục tiêu nghiệp vụ, biết phân tích chiến lược để đưa ra được các giải pháp đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.
PO3: Nắm được cách nhận dạng, xác định vấn đề bằng các kỹ thuật khác nhau, từ đó phân tích, phát triển thành các yêu cầu và đưa ra giải pháp phù hợp.
PO4: Nắm rõ quy trình làm việc với yêu cầu, sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi, phân tích yêu cầu.
PO5: Sử dụng thành thạo các mô hình – sơ đồ cần thiết sử dụng trong quá trình Phân tích nghiệp vụ.
PO6: Nắm được khái niệm và các kiến thức cơ bản, vẽ được mô hình ERD, mô hình dữ liệu quan hệ.
PO7: Biết được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, SQL.
PO8: Nắm được cách xây dựng tài liệu phân tích nghiệp vụ hoàn chỉnh và khả thi, từ đó viết được tài liệu đặc tả phần mềm.
PO9: Sử dụng thành thạo PowerPoint, sử dụng tốt Excel và Word.
PO10: Có thể thực hiện kiểm thử được một phần mềm dưới góc độ của một người phân tích nghiệp vụ.
PO11: Biết cách quản lý dự án dưới góc nhìn của một BA.
5. Yêu cầu đầu vào và đối tượng phù hợp
Ai cũng có thể học được BA, đặc biệt phù hợp với các đối tượng:
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin
- Có kinh nghiệm lập trình
- Có kinh nghiệm thiết kế giao diện người dùng
Trong trường hợp chưa có đầy đủ các kiến thức điều kiện, các bạn cần học thêm các môn học sau trong chứng chỉ điều kiện của chương trình Business Analysis:
∙ Giới thiệu về khoa học máy tính
∙ Thiết kế giao diện người dùng
6. Các môn học thành phần của chương trình
6.1. Giới thiệu về Phân tích nghiệp vụ phần mềm
Môn học giúp các bạn học viên có cái nhìn tổng quát về nghề phân tích nghiệp vụ và định hướng cho con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Mở đầu môn học, học viên sẽ được giới thiệu về nghề phân tích nghiệp vụ, tư duy, kỹ năng để trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ giỏi. Tiếp theo đó các bạn sẽ tìm hiểu thêm về các mô hình dự án cũng như vị trí, công việc của các bên liên quan trong một dự án phần mềm.
Vẽ biểu đồ là một kỹ năng bắt buộc đối với nhà phân tích nghiệp vụ. Nếu chỉ thể hiện yêu cầu dưới dạng lời nói hoặc lời văn, các bên có thể không hiểu hoặc hiểu sai từ ngữ. Việc thể hiện yêu cầu dưới dạng biểu đồ giúp tất cả các bên dễ hiểu yêu cầu hơn và hiểu giống nhau. Do đó trong bài này, học viên cũng sẽ tìm hiểu về quy trình, sơ đồ quy trình và cách vẽ sơ đồ quy trình.
Học viên cũng sẽ được học về mô hình ER, mô hình dữ liệu quan hệ. Bạn cũng sẽ được học về SQL – cơ sở dữ liệu dành cho một nhà phân tích nghiệp vụ. Đây là phần kiến thức và kỹ năng mà gần như người phân tích nghiệp vụ nào cũng nên có trong thời điểm hiện nay. Sau khi học xong, các bạn có thể sử dụng công cụ cho công việc phân tích nghiệp vụ một cách trơn tru hơn, tăng giá trị bản thân trong thị trường việc làm.
Phần cuối cùng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các công việc, vai trò mà BA sẽ thực hiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án.
# |
Mục tiêu |
1 |
Có định hướng, nắm được các cơ hội về nghề nghiệp trong lĩnh vực Phân tích nghiệp vụ. Xác định được những kỹ năng cần có và cách tư duy để trở thành một BA. |
2 |
Nắm rõ được chu trình phát triển phần mềm, các bộ phận tham gia trong một dự án và vai trò của từng bộ phận. |
3 |
Làm quen với bộ công cụ vẽ trên draw.io với tác vụ xây dựng các sơ đồ quy trình. |
4 |
Nắm được khái niệm tổng quan về CSDL, biết sử dụng các câu lệnh SQL cơ bản. |
5 |
Có kiến thức cơ bản về mô hình ER, mô hình dữ liệu quan hệ. Vẽ mô hình ER và chuyển đổi được từ mô hình ER sang mô hình dữ liệu quan hệ. |
6 |
Hiểu được cách xác định business requirement và các yêu cầu trong một dự án Công nghệ phần mềm. |
6.2. Phân tích chiến lược và làm rõ vấn đề
Mở đầu môn học, các bạn sẽ được giới thiệu về vấn đề, các phương pháp xác định vấn đề và đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Thông qua việc xác định vấn đề thích hợp, ta mới có thể tạo ra một kế hoạch và giải quyết nó, mang lại giá trị cho tổ chức.
Tiếp theo, bạn sẽ được làm quen với việc sử dụng một số công cụ và kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng lưu đồ.
Khi thực hiện phân tích chiến lược, BA phải xem xét bối cảnh mà họ đang làm việc và phạm vi dự đoán mà các kết quả có thể xảy ra. Khi một thay đổi có kết quả có thể đoán trước được, trạng thái trong tương lai và các trạng thái chuyển đổi có thể có, thường có thể được xác định rõ ràng và có thể hoạch định một chiến lược rõ ràng. Nếu kết quả của một thay đổi khó dự đoán, chiến lược có thể cần tập trung nhiều hơn vào việc giảm thiểu rủi ro, thử nghiệm các giả định và thay đổi hướng đi cho đến khi xác định được chiến lược rõ ràng trong việc đạt được các mục tiêu.
Cuối cùng, bạn sẽ được giới thiệu về use case. Chúng giúp đảm bảo rằng tất cả các ảnh hưởng đến hệ thống đều được tính toán trước khi các giao diện của hệ thống được thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh. Sau môn học này, bạn sẽ được đặt nền tảng cho kiến thức về use case để có thể xây dựng bộ use case cho dự án mình tham gia.
Mục tiêu | |
1 |
Xác định được giá trị mà dự án mang lại, từ đó viết được đề xuất dự án hoàn chỉnh. |
2 |
Nắm được các bước để tạo sơ đồ quy trình và sử dụng thành thạo Draw.io (Diagram.net) để vẽ sơ đồ quy trình. |
3 |
Xác định được các bên liên quan đến dự án và gán được trách nhiệm cho từng bên liên quan. |
4 |
Nắm được cách phân tích chiến lược để có thể đưa ra giải pháp phù hợp. |
5 |
Nắm được khái niệm Use case, các bước xác định use case để viết được một use case hoàn chỉnh và vẽ được biểu đồ Use case. |
6.3 Thấu hiểu và khơi gợi yêu cầu
Các yêu cầu của dự án là điểm mấu chốt, việc nắm bắt được các yêu cầu đó rất quan trọng vì đó là những thay đổi giúp doanh nghiệp tiến lên. BA chịu trách nhiệm nắm bắt các yêu cầu phù hợp đối với những thay đổi trong kinh doanh. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất trở thành một BA là biết yêu cầu là gì, làm thế nào để khơi gợi yêu cầu và làm thế nào để “xử lý” chúng. Sau môn này học viên sẽ sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi yêu cầu và phân tích được những yêu cầu đã lấy để xác định được những gì hệ thống hay các bên liên quan cần.
# |
Mục tiêu |
1 |
Nắm được các ký hiệu và vẽ được sơ đồ quy trình cấp độ nâng cao. |
2 |
Vẽ được các biểu đồ: lớp, hoạt động, trạng thái, tuần tự, sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). |
3 |
Sử dụng được các phương pháp khác nhau để khơi gợi yêu cầu. |
4 |
Phân tích được các yêu cầu đã lấy về để xác định những gì cần phải làm. |
5 |
Có kỹ năng viết User story. |
6 |
Vẽ được Wireframe, Prototype bằng công cụ Figma. |
6.4 Hoàn thiện kỹ năng của một BA
Hoàn thành môn học, học viên kỹ năng đánh giá giải pháp, viết được một tài liệu yêu cầu về nghiệp vụ và đặc tả phần mềm hoàn chỉnh, dễ hiểu và khả thi.
Học viên cũng sẽ hiểu vai trò của BA trong quá trình kiểm thử phần mềm và quản lý dự án, thực hiện được các kỹ thuật kiểm thử phần mềm cơ bản và có kỹ năng quản lý dự án.
Ngoài ra, học viên sẽ được đào tạo để có thể sử dụng tốt các phần mềm trong MS Office như PowerPoint, Word và Excel.
# |
Mục tiêu |
1 |
Biết cách đánh giá giải pháp và viết được tài liệu đặc tả phần mềm (SRS) và tài liệu nghiệp vụ (BRD) |
2 |
Có thể viết các trường hợp và kịch bản thử nghiệm để giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. |
3 |
Biết cách lập kế hoạch dự án với vai trò là một BA |
4 |
Sử dụng thành thạo PowerPoint, Word, Excel |
6.5 Đồ án cuối khóa – Business Analysis
Hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về dữ liệu để tạo ra một đề xuất giải pháp công nghệ và xây dựng được tài liệu nghiệp vụ liên quan đến giải pháp đó.
Học viên có thể chọn 1 trong 2 option sau:
Option 1: Làm đồ án tốt nghiệp
Đối với các học viên theo học chương trình biên soạn, học viên sẽ được hướng dẫn chọn làm đề tài/khóa luận với các mentor hướng dẫn trực tiếp.
Option 2: Đi thực tập doanh nghiệp
Đối với các bạn học viên có nguyện vọng thực tập tại các doanh nghiệp, FUNiX sẽ hỗ trợ kết nối các bạn với các doanh nghiệp để chuẩn bị CV và phỏng vấn vào thực tập. Nếu được doanh nghiệp nhận, học viên cần chủ động tìm hiểu và vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành mục tiêu thực tập.
7. Đội ngũ thiết kế xây dựng và phản biện, hướng dẫn chương trình
- Đội ngũ xây dựng: ThS. Thái Thị Mỹ Hạnh: Phó phòng Phân tích nghiệp vụ, công ty Đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ Vina.
- Đội ngũ phản biện: Nguyễn Hồng Vân: Trưởng phòng Phân tích nghiệp vụ, Công ty cổ phần công nghệ Transmativ Phòng NCPT xSeries FUNIX
- Đội ngũ mentor: Phần lớn là các chuyên gia đến từ các Công ty hàng đầu tại Việt Nam như: FPT Software, Grab, … Giảng viên Trường ĐH: Học viện Công nghệ BCVT; Đại học Công nghệ (ĐHQGHN),…
Cơ hội nghề nghiệp
- Vị trí tuyển dụng: Business Analyst, Project Secretary, Business Requirement Analyst, Business System Analyst, Product Owner.
- Một số đơn vị tuyển dụng: VNPT, Vietnam Post, Viettel, FPT Software, Momo, Shopee, các Ngân hàng, …
- Học tiếp các Chứng chỉ tiếp theo của FUNiX để làm các nghề nghiệp khác. Ví dụ: Data Analysis, …