Khoá học lập trình nhúng IOT

Danh sách môn học

Lập trình C cơ bản
Xem chi tiết
Tổng quan về IOT & Lập trình C nhúng cho vi điều khiển
Xem chi tiết
công nghệ mới
Lập trình C nhúng nâng cao cho vi điều khiển
Xem chi tiết
Mạng truyền thông không dây
Xem chi tiết
Đồ án cuối khóa - Lập trình nhúng IOT
Xem chi tiết

1. Giới thiệu 

Thị trường IoT đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo thống  kê của Business Insider, thị trường IoT đã đạt 1,7 nghìn tỷ đô la giá trị và hơn 20 tỷ thiết  bị vào năm 2019. Forbes dự đoán trong những năm tới đây các công nghệ nhà thông minh,  tòa nhà thông minh, đô thị thông minh, vận chuyển thông minh, ô tô, máy bay không người  lái,… sẽ phát triển mạnh mẽ. Ở Việt nam, các công ty lớn đã tham gia ngành công nghiệp  IOT gồm có Lumi, FPT, Samsung, LG, Panasonic, Viettel, … 

Về nhu cầu tuyển dụng, cũng theo thống kê của tạp chí Forbes, một tìm kiếm nhanh  trên LinkedIn – mạng xã hội chuyên dùng cho công việc – có thể thu về hơn 11.000 kết quả  việc làm có đề cập đến IoT. Nhân lực ngành IoT cũng đang có sự cạnh tranh không hề nhỏ  giữa các công ty công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước. Mức lương trung bình của các 

kỹ sư IoT là 100.000 $/năm theo Payscale.com ở Mỹ. Ở Việt Nam, mức lương này vào  khoảng 1.000 -2.000 $/ tháng. 

2. Đầu ra sau khi hoàn thành chương trình 

Sau khi học xong, người học có cơ hội: 

  • Công việc 

Vị trí tuyển dụng: Học viên hoàn thành khóa học này có thể ứng tuyển vào  các vị trí công việc như: Embedded Software Engineer, Firmware Engineer  … 

Một số đơn vị tuyển dụng: Học viên có thể làm việc tốt ở những dự án IoT  trực thuộc phòng nghiên cứu phát triển của một số công ty như Lumi,  Samsung, LG, Panasonic, Viettel, FPT, …  

  • Phát triển sản phẩm 

– Đối với những học viên có nền tảng điện – điện tử, sau khi học xong khóa  học hoàn toàn có thể tự phát triển được các thiết bị thông minh như công  tắc cảm ứng, thiết bị an ninh, cảm biến môi trường… nhằm tích hợp vào hệ  sinh thái nhà thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh  hoặc một hệ thống IoT đơn giản tự xây dựng.  

  • Học chuyển tiếp: 

– Học tiếp các Chứng chỉ tiếp theo của Funix để làm các nghề nghiệp khác  – Học viên có thể tiếp tục theo học để có thể lấy bằng Kỹ sư phần mềm

3. Đối tượng học 

Ai cũng có thể học IoT, chỉ cần biết cách sử dụng máy tính cơ bản, KHÔNG yêu cầu về độ tuổi. Đặc biệt phù hợp với các bạn học ngành kỹ thuật và yêu thích công nghệ như điện – điện tử, lập trình, khoa học máy tính, công nghệ cơ điện tử… năm 2 hoặc năm 3 trở lên.

4. Học viên học xong có năng lực gì? 

  • Thành thạo kỹ năng lập trình C cơ bản  
  • Hiểu được khái niêm cơ bản về IoT, và các ứng dụng trong thực tế
  • Hiểu được khái niệm về lập trình nhúng 
  • Hiểu được cấu trúc vi điều khiển 
  • Vận dụng được lập trình C nhúng cho vi điều khiển 
  • Có khả năng lập trình ngoại vi cho các ứng dụng thực tế 
  • Có kiến thức và kỹ năng nền tảng về lập trình nhúng nâng cao 
  • Có kiến thức nền tảng về một số chuẩn truyền thông không dây trong IoT
  • Hiểu rõ mạng truyền thông Zigbee  
  • Áp dụng cách xây dựng ứng dụng dựa trên Stack Zigbee của Silabs
  • Áp dụng các kỹ thuật xây dựng chương trình cho sản phẩm IoT thực tế

5. Chương trình học:

Môn 1: Lập trình C cơ bản

Môn học đầu tiên sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ C,  một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng nhiều trong  lĩnh vực IoT. Thông qua khóa học, các chuyên gia về lập trình sẽ giới thiệu tới các bạn  những khái niệm cơ bản và ứng dụng của ngôn ngữ lập trình C, từ đó cung cấp cho bạn  một nền tảng để phát triển các kỹ năng về lập trình IoT. 

Mục tiêu: 

  • Nắm được kiến thức cơ bản về lập trình C. 
  • Hiểu và vận dụng ngôn ngữ lập trình C để triển khai một số thuật toán cơ bản.
  • Hiểu và ứng dụng con trỏ trong quản lý bộ nhớ chương trình. 
  • Biết cách vận dụng giải thuật trong C áp dụng vào các bài toán thực tế.

Môn 2: Tổng quan về IoT & Lập trình C nhúng cho vi điều khiển 

Trong môn học thứ hai này, các bạn học viên sẽ được trang bị những kiến thức tổng  quan về hệ thống IoT, trong đó vi điều khiển đóng một vai trò quan trọng. Thông qua việc  rèn luyện các kỹ năng cơ bản về lập trình nhúng với vi điều khiển STM32, học viên sẽ  bước đầu tiếp cận việc xây dựng hệ thống IoT trong thực tiễn. 

Mục tiêu: 

  • Hiểu được khái niệm về vạn vật kết nối (Internet of Things) và hệ thống nhúng  (Embedded Systems). 
  • Hiểu được các kiến thức cơ bản về vi điều khiển trong hệ thống nhúng.
  • Áp dụng kiến thức về lập trình C vào các bài toán thực tế trong lập trình vi điều  khiển STM32. 

Môn 3: Lập trình C nhúng nâng cao cho vi điều khiển 

Môn học thứ ba của Chương trình Lập trình nhúng IoT cùng Lumi sẽ trang bị cho  các bạn học viên những kiến thức nâng cao về lập trình nhúng cho vi điều khiển. Trong  khóa học này, các bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc vi điều khiển STM32 bao gồm kiến  trúc bus, bộ nhớ chương trình, xung nhịp hệ thống và bộ quản lý ngắt NVIC. Tiếp đến, các  bạn sẽ tìm hiểu về định nghĩa, nguyên lý hoạt động và thực hành cách cấu hình ngoại vi  hoạt động như GPIO, SPI, I2C, UART… Ngoài ra, trong từng bài học các bạn sẽ được thực  hành với các bài tập exercise/lab để ghi nhớ và vận dụng các kiến thức đã học vào các bài  toán liên quan đến KIT. 

Mục tiêu: 

  • Hiểu được kiến trúc vi điều khiển STM32. 
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi GPIO.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi SPI.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi I2C.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi USART.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi TIMER.
  • Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách lập trình thư viện ngoại vi ADC.

Môn 4: Mạng truyền thông không dây 

Môn học thứ tư sẽ cung cấp cho các bạn học viên những kiến thức về nội dung này.  Thông qua khóa học, các bạn sẽ từng bước tiếp cận với các khái niệm liên quan đến mạng  truyền thông không dây, tầm quan trọng của mạng truyền thông không dây và những chuẩn  truyền thông không dây nào đang được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Quan trọng  hơn, các bạn sẽ được tìm hiểu về chuẩn truyền thông không dây Zigbee – mạng truyền  thông không dây đang được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống nhà thông minh hiện  nay. 

Mục tiêu:  

  • Hiểu biết kiến thức tổng quan, vai trò các mạng truyền thông không dây trong hệ  thống IoT. 
  • Ứng dụng công nghệ truyền thông không dây Zigbee trong các hệ thống IOT.
  • Hiểu nguyên lý hoạt động của chip Zigbee EFR32 của Silabs. 
  • Thành thạo kỹ năng cơ bản sử dụng SDK Zigbee của Silabs. 
  • Thành thạo lập trình C trên các thiết bị IoT Lumi tích hợp chip Zigbee của Silabs.

Môn 5: Đồ án cuối khóa – Lập trình nhúng IoT 

Hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về lập trình nhúng  cho điều khiển và mạng truyền thông không dây để tạo ra một sản phẩm. Từ đó học viên  sẽ tiếp tục hoàn thiện được các kỹ năng của mình liên quan đến xây dựng sản phẩm, code,  quản lý source code, quản lý các tài nguyên dự án. 

Đối với các học viên theo học chương trình biên soạn, học viên sẽ được tiếp cận  nhiều hơn với chuẩn truyền thông không dây Zigbee và hệ thống IoT của Lumi. Đối với các bạn học viên thực tập tại các doanh nghiệp, có thể chủ động tìm hiểu  và vận dụng các chuẩn truyền thông không dây khác để xây dựng sản phẩm. 

Mọi thông tin về Khóa học, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY  hoặc liên hệ:

  • Hotline: 078.231.3602
  • Email: info@funix.edu.vn
 
Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi hoàn thành chứng chỉ, học viên sẽ được FUNIX hỗ trợ để có cơ hội:

Về vị trí tuyển dụng:

+ Học viên hoàn thành khóa học này có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như: Embedded Software Engineer, Firmware Engineer … tại LUMI, VNG, FPT Software,

+ Một số đơn vị tuyển dụng: Học viên có thể làm việc tốt ở những dự án IoT trực thuộc phòng nghiên cứu phát triển của một số công ty như Lumi, Samsung, LG, Panasonic, Viettel, FPT, …

Phát triển sản phẩm

+ Đối với những học viên có nền tảng điện – điện tử, sau khi học xong khóa học hoàn toàn có thể tự phát triển được các thiết bị thông minh như công tắc cảm ứng, thiết bị an ninh, cảm biến môi trường… nhằm tích hợp vào hệ sinh thái nhà thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh hoặc một hệ thống IoT đơn giản tự xây dựng.

+ Học chuyển tiếp: Học viên có thể tích lũy tín chỉ và tiếp tục theo học các chứng chỉ khác để có thể lấy bằng Cử nhân phần mềm

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại