Những thông điệp nổi bật tại Hội thảo giáo dục FUNiX
Diễn ra sáng 19/8, chương trình Hội thảo “Đào tạo nhân sự cho Cách mạng 4.0” của FUNiX đã ghi nhận nhiều ý kiến, đóng góp từ các đại diện doanh nghiệp, đơn vị đào tạo phi truyền thống đầu ngành, ghi nhận nhiều thông điệp ấn tượng liên quan tới lĩnh vực công nghệ cũng như đào tạo CNTT tại Việt Nam.
- Xuất hiện "tổng tài" vạn người mê trên sóng xStream vs mentor FUNiX
- FUNiX và Cơ chế đặc thù đào tạo CNTT bậc đại học
- Cựu CEO FPT khởi nghiệp lại ở tuổi 50
- Những công nghệ giúp ứng dụng phát triển nông nghiệp Việt
- Cách mạng 4.0: Dùng chuyển đổi số để cạnh tranh toàn cầu
Gần 200 cá nhân, doanh nghiệp tham gia sự kiện Hội thảo với những đóng góp và trao đổi tâm huyết về chủ đề của hội thảo. Qua đó, các đơn vị đều mong muốn tìm kiếm những giải pháp giải quyết triển để bài toán thiếu hụt nhân lực ngành CNTT, đưa Việt Nam bước ra thế giới. Hầy hết thành viên đều tin tưởng vào cơ hội để nước ta trở thành một cường quốc trong lĩnh vực công nghệ nhờ xây dựng được nguồn nhân lực IT dồi dào, chất lượng, tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng số.
Dưới đây là một số thông điệp nổi bật tại Hội thảo.
Thời đại 4.0 – thời đại của đào tạo phi truyền thống
“Ngành đào tạo phi truyền thống phát sinh từ nhu cầu thực tế đang càng ngày càng phát triển, càng ngày càng chứng tỏ đây chính là thời đại của đào tạo phi truyền thống” là một trong những thông điệp từ Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam. Anh Nam là khởi nghiệp gia nổi tiếng tham gia gây dựng tập đoàn FPT từ đời đầu, và tiếp tục khởi nghiệp ở tuổi 50 với Trường Mây FUNiX, tiên phong trong lĩnh vực đào tạo CNTT trực tuyến.
Nêu chứng về những con số cho thấy cuộc khan hiếm nhân lực trầm trọng ngành CNTT, TS. Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX cho biết, các công việc trong ngành tăng trưởng tới 47% những năm qua, nhưng các đơn vị đào tạo chính thống về CNTT chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Trước cuộc cách mạng 4.0, khi nhu cầu nhân sự ngày càng cấp thiết, các doanh nghiệp tự xoay sở, các đơn vị đào tạo phi truyền thống xuất hiện ngày càng nhiều để theo kịp nhu cầu thực tế. Bởi vậy, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo phi truyền thống là hướng đi đúng đắn giúp lấp đầy khoảng trống to lớn về nhân sự và cũng là khoảng trống của những cơ hội trong ngành IT mà Việt Nam đã bỏ lỡ suốt nhiều năm qua.
Đứng trước vận hội lớn về công nghệ, quan tâm thực hành nước Việt sẽ “mã đáo thành công”
Đây là thông điệp được anh Huy Nguyễn – KardiaChain gửi gắm trong bài phát biểu “Tương lai của thế giới Crypto”. Với kinh nghiệm làm việc trong ngành CNTT nói chung, trong lĩnh vực Blockchain nói riêng tại thủ phủ công nghệ của Mỹ, trở về Việt Nam khởi nghiệp và góp phần gây dựng startup triệu đô KardiaChain, anh Huy nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong lĩnh vực này.
Giống như miền Tây hoang dã của Mỹ một thời, đầy màu mỡ, tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức và cạm bẫy, ở điểm xuất phát ngang bằng với thế giới về Blockchain, hiện tại có rất nhiều cơ hội cho người Việt khai phá để thành công trong thế giới crypto. Đó là thuận lợi về mặt bằng chung so với thế giới, thuận lợi về nguồn nhân lực trẻ, thuận lợi về nhu cầu và sự ủng hộ trong xã hội, về hành lang pháp lý…
Tuy nhiên, “về Miền Tây ai cũng cần có súng. Đứng trước vận hội lớn, về kiến thức cần quan tâm thực hành, pháp lý cần sự linh động và hỗ trợ từ chính phủ, chắc chắn Việt Nam sẽ mã đáo thành công”.
Việt Nam rất tiềm năng để trở thành một cường quốc về game trên toàn cầu
Đây là nhận định của anh Phạm Quân – Giám đốc OneSoft, người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực phát triển game. Cho rằng ngành game ở Việt Nam chưa nhận được cái nhìn công bằng của xã hội, vẫn gặp phải những định kiến, anh Quân gây bất ngờ tại Hội thảo khi hé lộ những con số ấn tượng cho thấy Việt Nam không hề thua kém trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực có sự tăng trưởng “khủng” này.
Năm 2021, Việt Nam đã có những game studio thuộc top 15 studio toàn cầu, sánh ngang với những tên tuổi như Microsoft, Facebook… Trong 10 game studio đứng đầu Đông Nam Á và Thái Bình Dương thì có 5 game studio là của người Việt.
Anh Phạm Quân cũng đánh giá ngành game hiện thiếu khoảng trên 20- 30 nghìn nhân sự, các công ty game đang phải chật vật trong công cuộc tuyển người, trong lúc xã hội chưa có những chuyên ngành đào tạo chuyên biệt cho ngành game.
Giám đốc One Soft kêu gọi sự cần thiết của việc đào tạo nhân sự CNTT nói chung, nhân sự cho ngành game nói riêng, và nhiều lần tin tưởng thu nhập của ngành cao hơn mặt bằng chung cũng như có nhiều cơ hội đột phá cho người trẻ.
Đào tạo sớm nhân lực CNTT: Phải đi ngang, thậm chí đi trước thế giới để thành công
Là thông điệp từ anh Hùng Trần – Founder STEAM for Viet Nam (S4VN) qua phần trình bày về mô hình đào tạo CNTT cho lứa tuổi từ Tiểu học trở lên. Bằng câu chuyện thực tế của S4VN, anh Hùng nêu thí dụ sinh động về một platform giảng dạy kết hợp giữa công nghệ và tư duy “đi ngang thậm chí đi trước” để đem những kiến thức cập nhật nhất, mới nhất trên thế giới cho trẻ em Việt.
“Mỹ học gì, Việt Nam học nấy, chúng ta phải đi ngang, thậm chí đi trước chứ không “đi theo”, đây sẽ là bước khởi đầu giúp Việt Nam có bước tiến kịp thời đại kỷ nguyên 4.0 tạo đột phá trong đào tạo nhân lực Việt cả về kiến thức, kĩ năng và tư duy.
Ai cũng có thể học và làm CNTT, nhưng cần sự chung tay, đồng hành của các doanh nghiệp
Là thông điệp mà chị Lê Minh Đức – Giám đốc điều hành FUNiX và anh Hoàng Việt Thắng – Giám đốc khối doanh nghiệp FUNiX gửi gắm qua bài trình bày Giải pháp đào tạo nhân lực cá thể hóa End-to-End cho từng doanh nghiệp (Do It Yourself Education). Câu chuyện về học viên FUNiX – từ người công nhân may, người lái xe grab, người kỹ sư dầu khí… chuyển nghề thành công sang lập trình với hành trình tự học ở FUNiX là các minh chứng rõ nhất cho điều này.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, thì bên cạnh một hệ thống học tập được thiết kế công phu với những “Đặc sản” riêng như Hannah – đội ngũ duy trì động lực học giúp học viên, thì sự đồng hành của các doanh nghiệp trong vấn đề tuyên truyền cũng như hợp tác đào tạo là vô cùng quan trọng.
“Mong rằng với sự hợp tác, chung tay của doanh nghiệp, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để bất cứ ai cũng biết đến CNTT, hiểu được rằng ai cũng có thể học, cũng có thể làm được, tự đó huy động một lực lượng lớn nhân sự cho ngành IT” – chị Lê Minh Đức nhắn nhủ.
Xem lại livestream sự kiện tại: https://www.facebook.com/funix.fpt/videos/297906902109442
Quỳnh Anh
Tìm hiểu thêm về sự kiện qua các kênh truyền thông khác:
- VTV : 100 doanh nghiệp cam kết hợp tác đào tạo nhân lực ngành IT
- Giáo dục thủ đô : Biến công nghệ thông tin thành động lực phát triển
- Vietnamnews : Firms help to improve IT human resources in Việt Nam
- Người lao động : Ngành công nghệ thông tin “khát” nhân lực
- Thời báo ngân hàng : Đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin: Cần sự liên minh giữa các doanh nghiệp
- Tạp chí Doanh nhân Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp trăn trở về việc đào tạo nhân lực cho cuộc “cách mạng số”
- Tạp chí Tự động hóa Ngày nay: Đào tạo phi truyền thống: Điểm tựa vững chắc cho nhân lực IT
Bình luận (0
)