FUNiX cùng CLB Debate ĐH Luật Hà Nội tranh biện về thiên tài tự kỷ tại xDebate số 55

FUNiX cùng CLB Debate ĐH Luật Hà Nội tranh biện về thiên tài tự kỷ tại xDebate số 55

Sự kiện

Trận xDebate số 55 là cuộc tranh biện hấp dẫn giữa đại diện FUNiX và CLB Tranh biện đến từ Đại học Luật Hà Nội (Veritas), cùng đưa ra những quan điểm về kiến nghị: “Chúng tôi tin rằng việc miêu tả các nhân vật “thiên tài tự kỷ” trên các phương tiện truyền thông gây hại nhiều hơn lợi

Thành viên của 2 đội chơi sẽ đối đầu tối nay bao gồm: 

  • Team FUNiX: Lê Sĩ Ngọc Hiền, Văn Hải Nam, Hà Mạnh Hữu (ủng hộ)
  • Team Veritas: Vũ Hà Phương, Phạm Duy Nam, Nguyễn Minh Ngọc (phản đối)

Đội ủng hộ

Đội đưa ra định nghĩa: Thiên tài tự kỉ là người tự kỉ và có tài năng hơn người trong một lĩnh vực nào đấy, chiếm tỉ lệ dưới 1% số người tự kỉ theo thống kê của trang Autism Speak. Ở Việt Nam có khoảng 1 triệu người tự kỷ và con số này trên thế giới là 80 triệu.
Tự kỉ là một hội chứng đến từ sự đa dạng hệ thống thần kinh – giống như việc đa dạng màu da, đa dạng xu hướng tính dục,…
Ngày nay có những cuộc đấu tranh của cộng đồng tự kỷ nổ ra vì họ cho rằng tự kỉ không phải là bệnh mà chỉ một sự đa dạng trong quần thể. Với người có cách xử lý thông tin điển hình được gọi là neutrotypical, còn với tự kỷ được gọi là neutrodivergent- mô tả một người xử lý thông tin theo một cách khác. Ở cuộc debate này để tránh các cuộc tranh luận không cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng từ người tự kỷ (autistics) để nói về neutrodivergent và người không bị tự kỷ để nói về quần thể neutrotypical.

4 đặc điểm chính của tự kỉ khác với những người không tự kỷ bao gồm:

  • Nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường : ví dụ âm thanh, mùi hương, tiếng động

  • Có quá trình xử lý thông tin khác so với những người “bình thường”. Họ tiếp cận thông tin 1-1 và sẽ bị ảnh đối với những yếu tố môi trường xung quanh (âm thanh, một thông tin khác v…v). Người tự kỷ thường giải quyết vấn đề một cách trực tiếp và không thể nhận biết các biểu cảm, thái độ và một số hành động ngôn ngữ cơ thể khác.

  • Cảm thấy thoải mái với các hành động có tính lặp lại. 

  • Khó khăn trong việc giao tiếp với xã hội. 

Luận điểm 1: Gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự kỷ

Việc miêu tả những nhân vật tự kỷ như “thiên tài” có thể dẫn đến hiểu lầm rằng tự kỷ liên quan đến sự xuất sắc hoặc khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Điều này có thể gây hiểu lầm về những thách thức thực sự mà những người tự kỷ phải đối mặt hàng ngày, gây khó khăn cho việc xây dựng nhận thức xã hội đúng đắn về tự kỷ.

  • Ẩn đi đa dạng của tự kỷ: Tự kỷ là một phạm trù rộng lớn với nhiều mức độ và đa dạng về khả năng và khó khăn. Tập trung vào việc miêu tả chỉ một phần nhỏ của những người tự kỷ có khả năng đặc biệt có thể làm cho mọi người bỏ qua các khía cạnh khác của tự kỷ, tạo ra hình ảnh thiếu toàn diện về người tự kỷ.
  • Tạo ra sự kỳ vọng không hợp lý từ xã hội: Miêu tả các nhân vật “”thiên tài tự kỷ”” có thể dẫn đến việc xã hội đặt ra kỳ vọng không hợp lý đối với những người tự kỷ. Điều này có thể dẫn đến việc họ phải đối mặt với sự thất vọng và áp lực lớn từ xã hội khi họ không thể đáp ứng được những kỳ vọng này.
  • Phương tiện truyền thông chịu chi phối bởi nhu cầu tương tác và doanh số nên nội dung sẽ hướng đến gây chú ý đến người theo dõi.

Luận điểm 2: Gây áp lực lên người tự kỉ và người xung quanh họ

  • Từ những nhận thức và nhận thức chưa đúng của xã hội dẫn tới những người xung quanh khó giúp đỡ cho các vấn đề gặp phải của người tự kỉ, từ đó người tự kỉ khó được giúp đỡ và khó hòa nhập hơn với cộng đồng.
  • Những nhận thức sai lầm phần nào sẽ gây áp lực lên phụ huynh của những đứa trẻ tự kỷ, khi mà ở Việt Nam luôn xem người tự kỷ là một người khiếm khuyết, trong khi họ muốn con của họ giống như một đứa trẻ không tự kỷ và việc xây dựng hình ảnh thiên tài tự kỷ trên phương tiện truyền thông sẽ gây nên tâm lý so sánh và mặc cảm.
  • Người khác cho rằng người tự kỉ có khả năng thiên tài trong một lĩnh vực nào, đánh đồng dưới 1% người tự kỉ là tổng quan của toàn bộ cộng đồng này. Điều này sẽ tạo ra sự kỳ vọng quá mức và những tiêu chuẩn thành tích không thực tế. Câu chuyện sẽ tồi tệ hơn khi mọi người đặt ra câu hỏi “Tại sao những người tự kỷ không giống như những gì đã miêu tả trên phim?”

Luận điểm 3: Mang đến những hàm ý phân biệt rõ rệt

Trong thế giới của người không tự kỷ giá trị của mọi người phụ thuộc vào những lợi ích được nhận thức mà họ có thể đóng góp để giúp xã hội vận hành trơn tru.Các đặc điểm tự kỷ bị mất giá trị vì mọi người nhận thấy rằng người tự kỷ không mang đến những giá trị lợi ích tương đương. Tuy nhiên, những người không tự kỷ luôn muốn đeo trên vai đôi cánh thiên sứ và luôn muốn chứng minh rằng “”Chúng tôi không kỳ thị người tự kỷ””, và việc xây dựng hình tượng những thiên tài tự kỷ giống như một bản hiệp ước rằng: “”Chỉ những người tự kỷ có xu hướng thiên tài, mới có thể hòa nhập với xã hội””. Điều này được diễn giải như sau: Nếu người tự kỷ có thể mang lại lợi ích cho người không tự kỷ theo một cách nào đó, thì người không tự kỷ sẽ chấp nhận những hành vi kỳ quặc của người tự kỷ. Họ sẽ miễn cưỡng hòa nhập những người tự kỷ vào xã hội bất chấp tình trạng khuyết tật của họ nếu như người tự kỷ mang đến một giá trị nhất định. Hợp đồng này có điều kiện. Giây phút người tự kỷ không mang lại lợi ích cho người không tự kỷ, họ sẽ bị bỏ rơi không thương tiếc.

Đội phản đối 

Đội Veritas đưa ra phản biện 

  • Việc miêu tả thiên tài tự kỷ chỉ là một trong những hướng khai thác của các nhà làm phim, hình tượng này giúp lan toả những thông điệp tích cực. 
  • Phương tiện truyền thông: các bạn chưa chỉ ra rõ ràng hương tiện truyền thông ảnh hưởng như thế nào. Phương tiện truyền thông các công cụ truyền tải thông tin đến người xem và thu lợi nhuận. Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp tác động đó là các nhà làm phim. Các nhà làm phim luôn đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, khai thác đề tài mới lạ, truyền tải thông điệp sâu sắc để mang lại doanh thu và doanh tiếng. Do đó, việc miêu tả các nhân vật “thiên tài tự kỷ” trên các phương tiện truyền thông sẽ mang lại lợi ích vì sự chân thực, hiểu và đồng cảm cho nhân vật trong phim và có xu hướng ngưỡng mộ những người tự kỷ. Nhóm thứ hai là nhóm gián tiếp tác động – báo chí và mạng xã hội, luôn đòi hỏi trách nhiệm và đạo đức xã hội, đồng thời cũng đang đưa tin ngày càng chính xác hơn do có các cơ chế xử phạt đưa tin sai lệch, do đó, báo chí và mạng xã hội sẽ tập trung đưa những thông tin chính xác, tích cực, lan toả giá trị tốt đep. 

Đội đưa ra hệ thống 2 luận điểm: 

  • Có lợi đối với người xem và đối với đối tượng tự kỷ:  Thiên tài tự kỷ là tình trạng hiếm gặp vì người tự kỷ thường có chỉ số IQ mức trung bình (<70). Nếu truyền thông sử dụng hình tượng này sẽ gây cuốn hút cho người xem, khiến cho họ cảm thấy hứng thú và qua đó đạt được mục đích tuyên truyền của truyền thông. Bên cạnh đó, hình tượng thiên tài tự kỷ là mô típ mới, trong đó, khai thác những khó khăn, những vấn đề đặc biệt mà một người tự kỷ phải trải qua trong cuộc sống. Người xem qua đó hiểu rõ hơn về những thử thách của một người tự kỷ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, từ đó, họ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn, quan tâm nhiều hơn và điều đó có lợi cho người tự kỷ.
  • Báo chí và các phương tiện truyền thông có thể đang làm quá một số vấn đề của người tự kỷ, nhưng việc làm quá không ảnh hưởng đến xã hội mà ngược lại, còn giúp lan toả thông tin và chia sẻ những khó khăn mà người tự kỷ gặp phải để có nhiều sự cảm thông và hiểu hơn về đối tượng người tự kỷ. 

Kết quả

Bằng những tìm hiểu sâu sắc cùng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận sắc bén, đội ủng hộ tới từ FUNiX đã giành chiến thắng. 

Minh Tiến 

Bình luận

FUNiX cùng CLB Debate ĐH Luật Hà Nội tranh biện về thiên tài tự kỷ tại xDebate số 55

Sự kiện

Trận xDebate số 55 là cuộc tranh biện hấp dẫn giữa đại diện FUNiX và CLB Tranh biện đến từ Đại học Luật Hà Nội (Veritas), cùng đưa ra những quan điểm về kiến nghị: “Chúng tôi tin rằng việc miêu tả các nhân vật “thiên tài tự kỷ” trên các phương tiện truyền thông gây hại nhiều hơn lợi

Thành viên của 2 đội chơi sẽ đối đầu tối nay bao gồm: 

  • Team FUNiX: Lê Sĩ Ngọc Hiền, Văn Hải Nam, Hà Mạnh Hữu (ủng hộ)
  • Team Veritas: Vũ Hà Phương, Phạm Duy Nam, Nguyễn Minh Ngọc (phản đối)

Đội ủng hộ

Đội đưa ra định nghĩa: Thiên tài tự kỉ là người tự kỉ và có tài năng hơn người trong một lĩnh vực nào đấy, chiếm tỉ lệ dưới 1% số người tự kỉ theo thống kê của trang Autism Speak. Ở Việt Nam có khoảng 1 triệu người tự kỷ và con số này trên thế giới là 80 triệu.
Tự kỉ là một hội chứng đến từ sự đa dạng hệ thống thần kinh – giống như việc đa dạng màu da, đa dạng xu hướng tính dục,…
Ngày nay có những cuộc đấu tranh của cộng đồng tự kỷ nổ ra vì họ cho rằng tự kỉ không phải là bệnh mà chỉ một sự đa dạng trong quần thể. Với người có cách xử lý thông tin điển hình được gọi là neutrotypical, còn với tự kỷ được gọi là neutrodivergent- mô tả một người xử lý thông tin theo một cách khác. Ở cuộc debate này để tránh các cuộc tranh luận không cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng từ người tự kỷ (autistics) để nói về neutrodivergent và người không bị tự kỷ để nói về quần thể neutrotypical.

4 đặc điểm chính của tự kỉ khác với những người không tự kỷ bao gồm:

  • Nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường : ví dụ âm thanh, mùi hương, tiếng động

  • Có quá trình xử lý thông tin khác so với những người “bình thường”. Họ tiếp cận thông tin 1-1 và sẽ bị ảnh đối với những yếu tố môi trường xung quanh (âm thanh, một thông tin khác v…v). Người tự kỷ thường giải quyết vấn đề một cách trực tiếp và không thể nhận biết các biểu cảm, thái độ và một số hành động ngôn ngữ cơ thể khác.

  • Cảm thấy thoải mái với các hành động có tính lặp lại. 

  • Khó khăn trong việc giao tiếp với xã hội. 

Luận điểm 1: Gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự kỷ

Việc miêu tả những nhân vật tự kỷ như “thiên tài” có thể dẫn đến hiểu lầm rằng tự kỷ liên quan đến sự xuất sắc hoặc khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Điều này có thể gây hiểu lầm về những thách thức thực sự mà những người tự kỷ phải đối mặt hàng ngày, gây khó khăn cho việc xây dựng nhận thức xã hội đúng đắn về tự kỷ.

  • Ẩn đi đa dạng của tự kỷ: Tự kỷ là một phạm trù rộng lớn với nhiều mức độ và đa dạng về khả năng và khó khăn. Tập trung vào việc miêu tả chỉ một phần nhỏ của những người tự kỷ có khả năng đặc biệt có thể làm cho mọi người bỏ qua các khía cạnh khác của tự kỷ, tạo ra hình ảnh thiếu toàn diện về người tự kỷ.
  • Tạo ra sự kỳ vọng không hợp lý từ xã hội: Miêu tả các nhân vật “”thiên tài tự kỷ”” có thể dẫn đến việc xã hội đặt ra kỳ vọng không hợp lý đối với những người tự kỷ. Điều này có thể dẫn đến việc họ phải đối mặt với sự thất vọng và áp lực lớn từ xã hội khi họ không thể đáp ứng được những kỳ vọng này.
  • Phương tiện truyền thông chịu chi phối bởi nhu cầu tương tác và doanh số nên nội dung sẽ hướng đến gây chú ý đến người theo dõi.

Luận điểm 2: Gây áp lực lên người tự kỉ và người xung quanh họ

  • Từ những nhận thức và nhận thức chưa đúng của xã hội dẫn tới những người xung quanh khó giúp đỡ cho các vấn đề gặp phải của người tự kỉ, từ đó người tự kỉ khó được giúp đỡ và khó hòa nhập hơn với cộng đồng.
  • Những nhận thức sai lầm phần nào sẽ gây áp lực lên phụ huynh của những đứa trẻ tự kỷ, khi mà ở Việt Nam luôn xem người tự kỷ là một người khiếm khuyết, trong khi họ muốn con của họ giống như một đứa trẻ không tự kỷ và việc xây dựng hình ảnh thiên tài tự kỷ trên phương tiện truyền thông sẽ gây nên tâm lý so sánh và mặc cảm.
  • Người khác cho rằng người tự kỉ có khả năng thiên tài trong một lĩnh vực nào, đánh đồng dưới 1% người tự kỉ là tổng quan của toàn bộ cộng đồng này. Điều này sẽ tạo ra sự kỳ vọng quá mức và những tiêu chuẩn thành tích không thực tế. Câu chuyện sẽ tồi tệ hơn khi mọi người đặt ra câu hỏi “Tại sao những người tự kỷ không giống như những gì đã miêu tả trên phim?”

Luận điểm 3: Mang đến những hàm ý phân biệt rõ rệt

Trong thế giới của người không tự kỷ giá trị của mọi người phụ thuộc vào những lợi ích được nhận thức mà họ có thể đóng góp để giúp xã hội vận hành trơn tru.Các đặc điểm tự kỷ bị mất giá trị vì mọi người nhận thấy rằng người tự kỷ không mang đến những giá trị lợi ích tương đương. Tuy nhiên, những người không tự kỷ luôn muốn đeo trên vai đôi cánh thiên sứ và luôn muốn chứng minh rằng “”Chúng tôi không kỳ thị người tự kỷ””, và việc xây dựng hình tượng những thiên tài tự kỷ giống như một bản hiệp ước rằng: “”Chỉ những người tự kỷ có xu hướng thiên tài, mới có thể hòa nhập với xã hội””. Điều này được diễn giải như sau: Nếu người tự kỷ có thể mang lại lợi ích cho người không tự kỷ theo một cách nào đó, thì người không tự kỷ sẽ chấp nhận những hành vi kỳ quặc của người tự kỷ. Họ sẽ miễn cưỡng hòa nhập những người tự kỷ vào xã hội bất chấp tình trạng khuyết tật của họ nếu như người tự kỷ mang đến một giá trị nhất định. Hợp đồng này có điều kiện. Giây phút người tự kỷ không mang lại lợi ích cho người không tự kỷ, họ sẽ bị bỏ rơi không thương tiếc.

Đội phản đối 

Đội Veritas đưa ra phản biện 

  • Việc miêu tả thiên tài tự kỷ chỉ là một trong những hướng khai thác của các nhà làm phim, hình tượng này giúp lan toả những thông điệp tích cực. 
  • Phương tiện truyền thông: các bạn chưa chỉ ra rõ ràng hương tiện truyền thông ảnh hưởng như thế nào. Phương tiện truyền thông các công cụ truyền tải thông tin đến người xem và thu lợi nhuận. Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp tác động đó là các nhà làm phim. Các nhà làm phim luôn đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, khai thác đề tài mới lạ, truyền tải thông điệp sâu sắc để mang lại doanh thu và doanh tiếng. Do đó, việc miêu tả các nhân vật “thiên tài tự kỷ” trên các phương tiện truyền thông sẽ mang lại lợi ích vì sự chân thực, hiểu và đồng cảm cho nhân vật trong phim và có xu hướng ngưỡng mộ những người tự kỷ. Nhóm thứ hai là nhóm gián tiếp tác động – báo chí và mạng xã hội, luôn đòi hỏi trách nhiệm và đạo đức xã hội, đồng thời cũng đang đưa tin ngày càng chính xác hơn do có các cơ chế xử phạt đưa tin sai lệch, do đó, báo chí và mạng xã hội sẽ tập trung đưa những thông tin chính xác, tích cực, lan toả giá trị tốt đep. 

Đội đưa ra hệ thống 2 luận điểm: 

  • Có lợi đối với người xem và đối với đối tượng tự kỷ:  Thiên tài tự kỷ là tình trạng hiếm gặp vì người tự kỷ thường có chỉ số IQ mức trung bình (<70). Nếu truyền thông sử dụng hình tượng này sẽ gây cuốn hút cho người xem, khiến cho họ cảm thấy hứng thú và qua đó đạt được mục đích tuyên truyền của truyền thông. Bên cạnh đó, hình tượng thiên tài tự kỷ là mô típ mới, trong đó, khai thác những khó khăn, những vấn đề đặc biệt mà một người tự kỷ phải trải qua trong cuộc sống. Người xem qua đó hiểu rõ hơn về những thử thách của một người tự kỷ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, từ đó, họ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn, quan tâm nhiều hơn và điều đó có lợi cho người tự kỷ.
  • Báo chí và các phương tiện truyền thông có thể đang làm quá một số vấn đề của người tự kỷ, nhưng việc làm quá không ảnh hưởng đến xã hội mà ngược lại, còn giúp lan toả thông tin và chia sẻ những khó khăn mà người tự kỷ gặp phải để có nhiều sự cảm thông và hiểu hơn về đối tượng người tự kỷ. 

Kết quả

Bằng những tìm hiểu sâu sắc cùng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận sắc bén, đội ủng hộ tới từ FUNiX đã giành chiến thắng. 

Minh Tiến 

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!