Amatalk #15: Thảo luận sôi nổi về tính năng tán gẫu và nghe lén của “Gã khổng lồ AI” Trung Quốc.
Xoay quanh câu chuyện công nghệ nhận dạng giọng nói và những hệ lụy về quyền riêng tư, AmaTalk số 15 đã thu hút hơn 70 xTer tham gia vào cuộc thảo luận về tính năng Tán gẫu và nghe lén của các “Gã khổng lồ AI” Trung Quốc.
Table of Contents
Amatalk #15 xoay quanh bài dịch “Người khổng lồ AI của Trung Quốc đã giúp việc Tán Gẫu – và Nghe Lén đơn giản hơn như thế nào”.
Bên cạnh gương mặt quen thuộc Founder FUNiX – TS. Nguyễn Thành Nam, người sẽ đưa ra những quan điểm, góc nhìn từ phía dịch giả trực tiếp của bài viết, chương trình còn chào đón sự hiện diện của Mentor Đặng Quang Vinh nhằm đưa ra những góc nhìn từ kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn. Anh Quang Vinh hiện đang làm chuyên về mảng khoa học dữ liệu trong lĩnh vực Fintech, đồng thời tham gia giảng dạy và xuất bản các bài báo học thuật về học máy.
Chương trình cũng có sự tham gia của Học viên khóa Chứng chỉ Doanh nghiệp Đỗ Văn Đức, trong vai trò khách mời non-IT nhằm chia sẻ những hiểu biết về bài dịch và đặt ra câu hỏi cho các chuyên gia.
Chia sẻ về lý do lựa chọn bài dịch làm chủ đề của chương trình, Đức cho biết do bạn đang sống và học tập tại Nhật Bản nên đặc biệt quan tâm đến phần mềm dịch thuật. Chàng trai 24 tuổi còn bật mí từng thử hỏi Siri cách cưa “crush”. Tuy không thành công nhưng trải nghiệm cho bạn sự tò mò về công nghệ đứng đằng sau những phần mềm nhận dạng giọng nói thông minh như vậy.
iFlytek – trợ lý ảo đắc lực và công cụ nghe lén của chính quyền Trung Quốc
Ngay đầu chương trình, xTer Văn Đức đã chia sẻ với khán giả về nội dung của bài dịch, xoay quanh phần mềm trợ lý ảo iFlytek tại Trung Quốc, rất hiệu quả trong việc giúp người dùng giao tiếp và gửi tin nhắn thoại cho nhau. Được người dùng yêu thích nhưng nó cũng trở thành một công cụ nghe lén người dân của chính quyền Bắc Kinh.
Trước iFlytek đã có phần mềm nhận dạng giọng nói ViaVoice của IBM. Chính thức ra mắt tại vào năm 1997, không bao lâu sau ViaVoice đã được cài đặt ở tất cả các máy PC ở Trung Quốc. Khó chấp nhận việc một công ty Mỹ lại tiên phong trong việc làm chủ tiếng Tàu, một nghiên cứu sinh 26 tuổi đã thành lập iFlytek nhằm cạnh tranh với IBM và các hãng nước ngoài khác trong lĩnh vực này.
Ngày nay, phần mềm iFlytek Input đã giúp cho người dùng đọc các văn bản mọi chỗ trên điện thoại của mình: email, lướt web. Trên ứng dụng nhắn tin WeChat, nó giúp 700 triệu người dùng Trung Quốc gửi khoảng 6 tỷ các tin nhắn thoại, tự nhiên, gần gũi, thoải mái chứ không phải suy nghĩ sắp xếp như thư điện tử thoại. iFlytek cũng chế ra các máy tính bảng có khả năng tốc ký các cuộc họp kinh doanh, những máy ghi âm kèm theo ngay văn bản và các trợ lý tiếng nói cài đặt trên xe hơi trên toàn quốc.
Tuy nhiên, thỏa thuận riêng tư của công ty cho phép họ thu nhập các dữ liệu cá nhân vì “an ninh quốc gia” và khoảng 60% lợi nhuận công ty liên quan đến “các dự án có sự tài trợ của chính quyền”.
Như vậy, iFlytek là một ứng dụng giúp con người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng đồng thời cũng trở thành một thiết bị theo dõi 24/24. Câu chuyện về iFlytek đã đặt ra những câu hỏi về vai trò và mặt trái của công nghệ trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Founder FUNiX: Làm thế nào để tóm tắt hiệu quả
Nhận xét về phần tóm tắt của Đỗ Văn Đức, dịch giả Nguyễn Thành Nam cho rằng Đức đã tóm tắt rất đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, anh cũng góp ý Đức nên tách phần tóm tắt theo ba dòng thông tin trong bài viết để khán giả dễ theo dõi: (1) về công nghệ nhận dạng giọng nói, (2) về ứng dụng của nó trong cuộc sống và (3) về an toàn trong việc chia sẻ thông tin của người dùng với chính phủ.
Mentor Đặng Quang Vinh thì nhận xét xTer chưa làm nổi bật được sức mạnh ghê gớm của công nghệ này, từ đó đặt ra câu hỏi liệu sự tiện lợi mà nó mang lại có đáng để chúng ta đánh đổi quyền riêng tư và để các thông tin giao tiếp cá nhân của mình rơi vào tay chính quyền hay không.
Kết thúc phần trình bày của xTer và nhận xét của hai diễn giả, rất nhiều những thắc mắc đã được gửi về chương trình. Khán giả Nguyễn Trang đặt câu hỏi về khả năng chatbot, ví dụ như chatGPT nổi tiếng gần đây vì có thể viết code và nhiều năng lực siêu việt khác, thay thế công việc của một developer trong tương lai. Trả lời câu hỏi của Trang, anh Nguyễn Thành Nam cho rằng đến lúc đó chúng ta sẽ học tập những cái mới và khuyên bạn không cần lo lắng về khả năng AI có thể thay thế con người.
Anh cũng bày tỏ kỳ vọng học viên FUNiX khi đọc một bài báo, tin tức công nghệ, luôn luôn suy ngẫm nó sẽ ảnh hưởng, mang lại lợi ích cho mình như thế nào. “Đấy mới là mindset của người làm chủ công nghệ, coi công nghệ là công cụ phục vụ cho con người,” Founder FUNiX nhấn mạnh.
AmaTalk là talkshow phổ cập kiến thức về CNTT do FUNiX thực hiện. Mỗi tuần, một bài dịch liên quan đến công nghệ sẽ được đăng tải trên trang website amatech.vn và là chủ đề chính được mang ra bàn luận. Chương trình sẽ có sự tham gia của 2 khách mời: Một fresher – người sẽ chia sẻ những hiểu biết về bài dịch và đặt ra câu hỏi; Một chuyên gia – mentor, có vai trò giải thích, phân tích, làm sáng tỏ những băn khoăn của fresher cũng như khán giả. Bên cạnh đó, phần Q&A tiếp nối chương trình sẽ tạo cơ hội cho người xem được giao lưu trực tiếp, đặt câu hỏi cho diễn giả và nhận được phần quà hấp dẫn của chương trình.
Đăng ký làm fresher tham gia chương trình tại đây.
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)