Đồng Libra và thế giới phẳng trong chia sẻ giá trị  | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Đồng Libra và thế giới phẳng trong chia sẻ giá trị 

Sự kiện

Trong hơn 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của các đồng tiền kỹ thuật số, đặc biệt là Bitcoin, đã thu hút sự quan tâm đông đảo. Hiện tại, giá trị Bitcoin tăng 400 triệu lần so với khi mới ra mắt vào 2009 – một tốc độ tăng trưởng phi thường chưa từng có trong lịch sử. “Sinh sau đẻ muộn”, nhưng đồng Libra của Facebook, dự kiến phát hành vào tháng 1/2021, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn hơn bất kì đồng tiền số nào trước đó. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn mở đầu buổi talk bằng việc giới thiệu tổng quan về đồng Libra. Được tích hợp vào các ứng dụng có sẵn của Facebook như Messenger, Whatsapp… cũng như ứng dụng của các bên thứ ba, Libra có sứ mệnh trở thành một đồng tiền toàn cầu có thể phục vụ hàng tỉ người, khiến việc gửi nhận tiền dễ dàng như gửi nhận tin nhắn. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn nổi tiếng trong vai trò tác giả Vietkey, Trưởng Lab Blockchain của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Là một đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain giống Bitcoin và Ethereum, nhưng Libra là một dạng blockchain phân quyền chứ không công khai. Chỉ có những người được cấp quyền mới có thể tạo được các block trong dữ liệu blockchain. 

Khác với Bitcoin và Ethereum được thả nổi theo thị trường, Libra được bản vị bằng tài sản giá trị thật, tương ứng với tiền thực gửi trong ngân hàng. Điều này có nghĩa là khi một đồng Libra đi vào trong hệ thống thì một mệnh giá tương ứng phải được giữ trong ngân hàng, khi nó đi ra, thì số tiền đó mới được giải phóng để đưa vào hệ thống tiền tệ bình thường. 

Khác với suy nghĩ của nhiều người, Libra sẽ không do Facebook làm chủ mà được vận hành thông qua hợp đồng thông minh (smart contract) bởi một hiệp hội các tổ chức, tập đoàn lớn, độc lập và phân tán, bao gồm các tên tuổi quen thuộc như Coinbase, Uber, Spotify… . Có thể nói, Libra nằm ở vị trí trung gian giữa các nền tảng tảng tập trung, đóng hoàn toàn (như Momo, Zalopay…) và phân tán, vô chính phủ (như Bitcoin, Ethereum), ghi điểm về sự an toàn và minh bạch.  

Hiện Facebook đang làm việc với chính phủ các nước G7, G20 về khung pháp lý cho Libra. Do Libra sẽ được neo vào giá trị của những đồng tiền có tầm ảnh hưởng thế giới, dự kiến có nhiều đồng Libra khác nhau: Libra USD, Libra Euro….  

Về mặt kỹ thuật, Libra ứng dụng những công nghệ, thuật toán tiên tiến nhất, tạo điều kiện cho một số lượng giao dịch lớn. Trong khi con số giao dịch tối đa trong một giây với Bitcoin là 7, Ethereum là 20, Libra có thể cho phép 1,000 giao dịch hoặc cao hơn nữa. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn nhận định, Libra là đồng tiền toàn cầu khả thi nhất trong thời điểm hiện tại vì đây là một đồng tiền ổn định, hoàn toàn tương phản với sự thay đổi giá trị chóng mặt của Bitcoin (có thể tăng đến 100% chỉ trong một tuần). Nhờ vậy, trong khi Bitcoin chỉ thích hợp để đầu tư, Libra có thể dùng trong thanh toán. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng khác của tiền tệ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ. 

TS. Đặng Minh Tuấn đưa ra sự so sánh giữa đồng Libra và các nền tảng tiền điện tử khác

Vì khả thi như vậy, nên ngay từ khi mới manh nha, Libra đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các tổ chức tài chính thế giới, cũng như cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia châu Âu, Mỹ, lo ngại sẽ mất đi sự kiểm soát dòng tiền của quốc gia mình một khi tiền có thể chảy tự do thông qua hệ thống hạ tầng của Facebook. 

Libra được dự đoán sẽ gây tác động lớn đến hệ thống tài chính – ngân hàng: định hình lại công nghệ thanh toán, trở thành đối thủ cạnh tranh của các ví điện tử như Paypal, Wechat, Momo; mở ra nhiều nền tảng thương mại và kinh tế mới thông qua Smart contract; ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ, chính sách kiểm soát dịch chuyển vốn của ngân hàng trung ương các nước, chính sách thuế, khả năng kiểm soát dòng đầu tư của các chính phủ… 

Đồng tiền này hứa hẹn sẽ tác động đến một nửa dân số thế giới (3.4 tỷ người) đang sử dụng Facebook và các sản phẩm liên quan như Whatsapp, Instagram, tiến tới thế giới phẳng trong chia sẻ giá trị. Nếu hiện nay chuyển tiền xuyên biên giới phải mất vài ngày và đến 2-3% phí, thì thông qua nền tảng của Libra, tiền có thể được chuyển ngay lập tức với chi phí rất thấp. Việc thanh toán, chuyển tiền đến bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ được rẻ và tiện lợi như gửi tin chat qua Messenger.

Anh Đặng Minh Tuấn cho rằng Libra sẽ có ảnh hưởng đặc biệt lên hệ thống tài chính, vốn là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, dùng để kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ… Rõ ràng với sự ra đời của Libra thì sự quản lý này sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh các chức năng trên, thì hệ thống tài chính còn có các chức năng như hệ thống giám sát, thông tin, thanh toán… Anh Tuấn tin tưởng nếu có thể tận dụng tốt nền tảng của Libra, các chức năng này có thể hoạt động hiệu quả hơn. 

Nếu bạn bỏ lỡ buổi talk, có thể xem file trình bày của diễn giả tại đây. hoặc xem lại tại đây: 

Vân Nguyễn

Bình luận

Đồng Libra và thế giới phẳng trong chia sẻ giá trị 

Sự kiện

Trong hơn 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của các đồng tiền kỹ thuật số, đặc biệt là Bitcoin, đã thu hút sự quan tâm đông đảo. Hiện tại, giá trị Bitcoin tăng 400 triệu lần so với khi mới ra mắt vào 2009 – một tốc độ tăng trưởng phi thường chưa từng có trong lịch sử. “Sinh sau đẻ muộn”, nhưng đồng Libra của Facebook, dự kiến phát hành vào tháng 1/2021, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn hơn bất kì đồng tiền số nào trước đó. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn mở đầu buổi talk bằng việc giới thiệu tổng quan về đồng Libra. Được tích hợp vào các ứng dụng có sẵn của Facebook như Messenger, Whatsapp… cũng như ứng dụng của các bên thứ ba, Libra có sứ mệnh trở thành một đồng tiền toàn cầu có thể phục vụ hàng tỉ người, khiến việc gửi nhận tiền dễ dàng như gửi nhận tin nhắn. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn nổi tiếng trong vai trò tác giả Vietkey, Trưởng Lab Blockchain của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Là một đồng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain giống Bitcoin và Ethereum, nhưng Libra là một dạng blockchain phân quyền chứ không công khai. Chỉ có những người được cấp quyền mới có thể tạo được các block trong dữ liệu blockchain. 

Khác với Bitcoin và Ethereum được thả nổi theo thị trường, Libra được bản vị bằng tài sản giá trị thật, tương ứng với tiền thực gửi trong ngân hàng. Điều này có nghĩa là khi một đồng Libra đi vào trong hệ thống thì một mệnh giá tương ứng phải được giữ trong ngân hàng, khi nó đi ra, thì số tiền đó mới được giải phóng để đưa vào hệ thống tiền tệ bình thường. 

Khác với suy nghĩ của nhiều người, Libra sẽ không do Facebook làm chủ mà được vận hành thông qua hợp đồng thông minh (smart contract) bởi một hiệp hội các tổ chức, tập đoàn lớn, độc lập và phân tán, bao gồm các tên tuổi quen thuộc như Coinbase, Uber, Spotify… . Có thể nói, Libra nằm ở vị trí trung gian giữa các nền tảng tảng tập trung, đóng hoàn toàn (như Momo, Zalopay…) và phân tán, vô chính phủ (như Bitcoin, Ethereum), ghi điểm về sự an toàn và minh bạch.  

Hiện Facebook đang làm việc với chính phủ các nước G7, G20 về khung pháp lý cho Libra. Do Libra sẽ được neo vào giá trị của những đồng tiền có tầm ảnh hưởng thế giới, dự kiến có nhiều đồng Libra khác nhau: Libra USD, Libra Euro….  

Về mặt kỹ thuật, Libra ứng dụng những công nghệ, thuật toán tiên tiến nhất, tạo điều kiện cho một số lượng giao dịch lớn. Trong khi con số giao dịch tối đa trong một giây với Bitcoin là 7, Ethereum là 20, Libra có thể cho phép 1,000 giao dịch hoặc cao hơn nữa. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn nhận định, Libra là đồng tiền toàn cầu khả thi nhất trong thời điểm hiện tại vì đây là một đồng tiền ổn định, hoàn toàn tương phản với sự thay đổi giá trị chóng mặt của Bitcoin (có thể tăng đến 100% chỉ trong một tuần). Nhờ vậy, trong khi Bitcoin chỉ thích hợp để đầu tư, Libra có thể dùng trong thanh toán. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng khác của tiền tệ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ. 

TS. Đặng Minh Tuấn đưa ra sự so sánh giữa đồng Libra và các nền tảng tiền điện tử khác

Vì khả thi như vậy, nên ngay từ khi mới manh nha, Libra đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các tổ chức tài chính thế giới, cũng như cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia châu Âu, Mỹ, lo ngại sẽ mất đi sự kiểm soát dòng tiền của quốc gia mình một khi tiền có thể chảy tự do thông qua hệ thống hạ tầng của Facebook. 

Libra được dự đoán sẽ gây tác động lớn đến hệ thống tài chính – ngân hàng: định hình lại công nghệ thanh toán, trở thành đối thủ cạnh tranh của các ví điện tử như Paypal, Wechat, Momo; mở ra nhiều nền tảng thương mại và kinh tế mới thông qua Smart contract; ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ, chính sách kiểm soát dịch chuyển vốn của ngân hàng trung ương các nước, chính sách thuế, khả năng kiểm soát dòng đầu tư của các chính phủ… 

Đồng tiền này hứa hẹn sẽ tác động đến một nửa dân số thế giới (3.4 tỷ người) đang sử dụng Facebook và các sản phẩm liên quan như Whatsapp, Instagram, tiến tới thế giới phẳng trong chia sẻ giá trị. Nếu hiện nay chuyển tiền xuyên biên giới phải mất vài ngày và đến 2-3% phí, thì thông qua nền tảng của Libra, tiền có thể được chuyển ngay lập tức với chi phí rất thấp. Việc thanh toán, chuyển tiền đến bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ được rẻ và tiện lợi như gửi tin chat qua Messenger.

Anh Đặng Minh Tuấn cho rằng Libra sẽ có ảnh hưởng đặc biệt lên hệ thống tài chính, vốn là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, dùng để kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ… Rõ ràng với sự ra đời của Libra thì sự quản lý này sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh các chức năng trên, thì hệ thống tài chính còn có các chức năng như hệ thống giám sát, thông tin, thanh toán… Anh Tuấn tin tưởng nếu có thể tận dụng tốt nền tảng của Libra, các chức năng này có thể hoạt động hiệu quả hơn. 

Nếu bạn bỏ lỡ buổi talk, có thể xem file trình bày của diễn giả tại đây. hoặc xem lại tại đây: 

Vân Nguyễn

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!