Rèn luyện kỹ năng Tư duy phản biện tại xDay 41
- Kỹ năng thuyết trình ảnh hưởng thế nào đến công việc của dân IT?
- Lập trình viên tương lai: Tại sao bạn không thử?
- Sinh viên trực tuyến học kỹ năng sống như thế nào?
- Nhiều sinh viên được phụ huynh ‘hộ tống' tham dự xDay
- ‘Oral Presentation’: Chìa khóa quan trọng trong cuộc sống hiện đại
Chị Trịnh Thị Mai – Chủ nhiệm bộ môn Soft Skills (Kỹ năng mềm) của trường ĐH FPT Campus Hòa Lạc sẽ chia sẻ chủ đề “Kỹ năng Tư duy phản biện” (Critical Thinking) với cộng đồng sinh viên FUNiX trong xDay 41, diễn ra vào ngày 5/5 tới tại Hà Nội.
Là buổi offline định kì hàng tháng dành cho sinh viên FUNiX, xDay 41 diễn ra vào lúc 9h00 ngày 5/5 tại địa điểm quen thuộc: 99 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội. Nối tiếp các chủ đề về kỹ năng mềm như Kỹ năng thuyết trình (xDay 40), Kỹ năng giải quyết vấn đề (xDay 39), trong số này, Kỹ năng Tư duy phản biện sẽ được chị Trịnh Thị Mai chia sẻ với sinh viên. Chị Mai đồng thời đang là Hannah FUNiX, gương mặt khá quen thuộc với các xTer đang học Chứng chỉ 1 – Công dân số.
Chị Trịnh Thị Mai đã có những chia sẻ rất cởi mở trước thềm sự kiện:
Chị từng chia sẻ với xTer về kỹ năng giải quyết vấn đề trong xDay 39, lần thứ hai quay trở lại làm diễn giả xDay, cảm xúc của chị thế nào?
Chị thấy mình may mắn vì được gặp các bạn học viên rất đa dạng lứa tuổi trong cùng một lớp. Không còn cảm thấy lo lắng như lần đầu vì không biết học viên FUNiX thế nào.
Nhận xét, đánh giá của chị về các bạn sinh viên FUNiX về thái độ tiếp thu, mức độ tương tác của các bạn trong buổi trước?
Trong lần gặp trước, các bạn tư duy nhanh và thích ứng rất nhanh.Còn một số ít các bạn hơi rụt rè nhưng các bạn rất chú tâm khi tham gia hoạt động, điều đó rất quan trọng. Vì để học được kỹ năng việc đọc lý thuyết rất dễ, nhưng ứng dụng thì cần phải làm thử, sau còn áp dụng trong cuộc sống của mình, áp dụng vào chưa chắc đã đúng với cuộc đời thật. Nhưng có một nền tảng rồi sau mỗi lần thử có thể điều chỉnh để dần đưa kỹ năng đó vào cuộc sống riêng của mình.
Xin chị cho biết Khái niệm và lợi ích của kỹ năng Tư duy phản biện trong công việc và cuộc sống là gì?
Tư duy phản biện là một quá trình phân tích và đánh giá những gì bạn đọc, nhìn hoặc nghe để làm sáng tỏ hoặc khẳng định tính chính xác của vấn đề dựa trên các bằng chứng có tính logic.
Theo chị, kỹ năng Tư duy phản biện giúp đánh giá vấn đề một cách đa chiều, giúp ý kiến và luận điểm của bạn trở nên thuyết phục hơn. Điều đó cũng giúp bản thân có lập trường vững vàng và kiên định hơn. Khi phân tích sâu một vấn đề, quá trình học tập cũng trở nên sâu sắc hơn, các thông tin được ghi nhớ sang dạng trí nhớ dài hạn dễ dàng hơn.
Lí do chị chọn chủ đề “Tư duy phản biện” để chia sẻ với cộng đồng FUNiX trong buổi xDay sắp tới tại Hà Nội? Xin chị nói rõ hơn về nội dung chị sẽ chia sẻ trong buổi này?
Trong thời đại công nghệ như thế này, thông tin tràn ngập khắp nơi, việc có chính kiến và có các bằng chứng logic cho chính kiến đó rất quan trọng, giúp chúng ta có bản sắc của riêng mình trong một xã hội nhiều luồng thông tin.
Trong chương trình này, mình muốn chia sẻ về: Khái niệm kỹ năng “Tư duy phản biện”; Nhận diện các định kiến, thiên vị khi xem xét một thông tin; Phân tích và đánh giá thông tin, trình bày quan điểm bằng các luận điểm logic. Chương trình sẽ có phần trao đổi về lý thuyết và thực hành.
Theo chị, kỹ năng Tư duy phản biện cần rèn luyện thế nào?
Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân: Trau dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực đối với ngành nghề mình đang làm việc. Tập thói quen quan sát và học hỏi thật nhiều kiến thức để khi biện luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.
Có một tầm nhìn khách quan: Muốn có tư duy phản biện tốt đòi hỏi phải có cái nhìn khách quan một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề.
Tự tạo thắc mắc để hoàn hảo: Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó thêm hoàn hảo hơn. Điều này giúp cho mọi việc được tốt hơn, phòng những trường hợp không hay xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến: Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.
Thời gian xTalk không nhiều, sau chương trình, mình kỳ vọng giúp mọi người ý thức hơn về việc cần nhìn nhận các vấn đề dưới các góc độ khác nhau, và ý thức khi lập luận cần có những bằng chứng có tính logic. Còn để thuần thục và hiểu sâu hơn, mỗi người có thể tự nghiên cứu và học thêm sau đó.
Để có cơ hội giao lưu với chị Hannah Trịnh Thị Mai tại xDay tháng 5/2019 của FUNiX, mời bạn đăng ký tại đây.
Thanh Nga
xDay là sự kiện offline vào sáng chủ nhật đầu tiên hàng tháng do FUNiX tổ chức, là không gian cho các học viên và mentor FUNiX giao lưu, gặp gỡ. Trong khuôn khổ xDay, ngoài các hoạt động nội bộ như Lễ khai giảng và tôn vinh, FUNiX luôn mời các chuyên gia trong ngành CNTT hay các lĩnh vực khác nhau tới tham dự nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành, cũng như mang tới nhiều cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ. Tới xDay, ngoài được nghe các diễn giả chia sẻ, mọi người còn được tham gia xBeer “bữa trưa vui vẻ”. Đây là không gian để mọi người có thể trao đổi và trò chuyện sảng khoái về tất cả những chủ đề đang “hot”.
Bình luận (0
)