Gặp gỡ chàng sinh viên đặc biệt mắc bệnh máu khó đông tại FUNiX
Vượt qua căn bệnh Máu khó đông, Hứa Lâm Khang – chàng trai quê Sóc Trăng quyết tâm lấy bằng CNTT bằng việc học trực tuyến tại FUNiX.
Hứa Lâm Khang (sinh năm 1996) mang trong người căn bệnh máu khó đông, còn gọi là Hemophilia A từ nhỏ. Do đây là chứng bệnh không thể chữa khỏi, phải tiêm thuốc đông máu liên tục để duy trì sức khỏe nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của cậu. Dù sức khỏe không tốt, nhưng Khang chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê với máy móc, công nghệ của mình. Đó cũng là lý do mà cậu quyết tâm theo đuổi ngành kỹ sư kỹ thuật phần mềm và chọn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin như hiện tại.
Qua tự học và được gia đình hướng dẫn, Khang đã quen với máy vi tính, công nghệ và có thể tự kiếm sống bằng MMO (Make money online). Cậu chuyện về chạy quảng cáo cho web và thiết kế giao diện web với thu nhập 10 – 15 triệu đồng/ tháng.
Khang cho biết, mình bắt đầu tham gia vào lĩnh vực MMO và Marketing online từ 8 năm trước. Lúc đó bạn chuyên quảng cáo cho các web nhỏ lẻ và thanh toán bằng card mobile. Sau đó Khang làm với quy mô dịch vụ lớn hơn, bạn nhận thanh toán qua ngân hàng, paypal, perfect money, skrill… như hiện nay. Thỉnh thoảng, Khang cũng làm thêm một số sản phẩm về hiệu ứng âm thanh, hòa âm, phối âm cho video, hoặc kiêm luôn cả việc content cho website, blog, ads…
“Não mình đơn nhiệm đơn luồng, nhưng đôi khi vẫn ép xung chạy đa luồng để kiếm được các đầu việc (cười)”, Khang hài hước nói về mình.
Khang kể, người thầy đầu tiên của Khang có lẽ chính là Google. Tình cờ, trong một lần tìm tài liệu từ Google về lập trình, Khang biết đến FUNiX. “Mình thấy “FUNiX way” khá hay nên đã đăng ký nhập học”, Khang cho biết. Ở FUNiX, mình luôn có thể tự sắp xếp thoải mái hơn về thời gian so với cách học tập trung truyền thống, đây cũng là một điểm cộng lớn mà mình dành cho FUNiX và được gia đình hết sức ủng hộ.
Lựa chọn học Software engineering, Khang quyết học chuyên về mảng công nghệ phần mềm để hoàn thiện trọn vẹn những kỹ năng của mình, chứ không chỉ biết nhiều nhưng không chuyên sâu một lĩnh vực nào như trước đây.
Học tại FUNiX, ngày Khang thi kết thúc Chứng chỉ 1 – Chứng chỉ công dân sốcũng là ngày bạn phải nhập viện vì chứng bệnh oái ăm Hemophilia A. Nhưng rồi bạn cũng xuất sắc vượt qua và hoàn thành được. Nói về chặng đường này, Khang cho biết nó đem lại cho bạn rất nhiều cảm xúc thú vị.
Đăng ký nhập học tại FUNiX từ cuối tháng 5 nhưng đến tháng 10/2019, Khang mới bắt đầu lao vào học tập. Trong khi đó, thời hạn của chứng chỉ đầu tiên chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Lúc mới bắt đầu học, có rất nhiều biến cố xảy đến với bạn, đặc biệt là thông tin từ bệnh viện về tình hình diễn biến của căn bệnh máu khó đông đang mắc, cũng như thông báo cần trải qua ca phẫu thuật khá phức tạp trong thời gian tới. Đó là lý do làm bạn xuống tinh thần, chần chừ đến 5 tháng không bước vào quá trình học.
“Thời gian đó, nhờ có Hannah FUNiX bên cạnh động viên tinh thần dữ dội, dần dần, mình mới cố gắng lấy lại sức tập trung học được”, Khang nói.
Thế nhưng những khó khăn cũng chưa dừng lại ở đó. Cho tới lần thi đầu tiên môn Xây dựng website đầu tiên, Khang trượt, kèm theo sắp hết thời gian hoàn thành chứng chỉ đầu tiên. Nếu không vượt qua học kỳ thứ nhất trong vòng 6 tháng, bạn buộc phải học lại từ đầu, nhưng tệ hơn là việc tinh thần chán nản sẽ dễ dẫn đến buông bỏ mục tiêu học tập.
“Sau bước ‘chết hụt’ ở môn thi ấy, mình giống như được thức tỉnh, thế là cố gắng như ‘điên’. Sáng làm ở công ty, buổi chiều lại đi bệnh viện, buổi tối thì cắm cúi học. Cứ sợ sẽ học không kịp, may sao được Hannah xin gia hạn thêm 2 tuần nữa. Đây cũng là một động lực lớn cho mình tiếp tục cố gắng”, Khang chia sẻ.
Đến ngày thi lab môn cuối Khang lại nhập viện đột xuất, trong lòng cầm chắc không thể hoàn thành học kỳ đầu tiên. Nhưng ngay sau khi được xuất viện, đúng ngày cuối cùng được gia hạn, Khang đã hoàn thành được các môn thi của Chứng chỉ 1.
“Cảm giác qua được học kỳ đầu tiên cứ như là phút bù giờ cuối của trận bóng mà ghi bàn vậy. Cũng lâu lắm, mình mới có được một cảm giác vui như vậy”, Khang nhớ lại.
Hiện Khang đang bắt đầu học Chứng chỉ 2 – Chứng chỉ Lập trình viên ứng dụng Mobile. Việc học ở FUNiX hiện tại cũng giúp ích khá nhiều cho Khang. Chẳng hạn, nếu trước giờ về mảng web, bạn chuyên về WordPress, thì khi bắt đầu học FUNiX, Khang đã biết thêm về code, có thể tự biết cách tuỳ biến, lập trình cho web, thậm chí có nền tảng tự làm web riêng mà không cần nguồn sẵn, khung sẵn. Hiện Khang dự định vẫn theo MMO, và xa hơn, khi đã có đủ kiến thức về lập trình phần mềm, bạn sẽ tự tạo cho mình một công việc thú vị hơn. “Ví dụ như xây dựng website bán hàng cho mình, kèm theo đó kết hợp với kỹ năng quảng cáo đã có, hoặc mình sẽ tìm thêm một công việc liên quan tới kỹ năng công nghệ tốt nhất của mình”, Khang nói.
Dù mắc phải căn bệnh gây nhiều khó khăn cho học tập, làm việc nhưng Khang luôn lạc quan khi theo đuổi đam mê đến cùng. “Chỉ cần làm hết sức mình, khi nào ngồi vẫn được, tay còn có sức gõ, mắt vẫn chưa sụp xuống (vì buồn ngủ – cười) là có thể làm và phải làm bằng được. Nỗ lực bằng hết sức mình để không phải nghĩ lại rồi hối hận, “giá như mình chăm chỉ, quyết tâm hơn”, Khang nói.
Ngoài IT, Khang tiết lộ mình cũng có hơi hướng nghệ thuật, thích đọc tác phẩm, tiểu thuyết, và yêu viết lách. “Cứ đi theo cảm giác đi, cứ ‘lạc lối’ theo đam mê/sở thích đi, rồi tự khắc biết được mình cần gì”, Khang chia sẻ quan điểm linh hoạt và tích cực của mình trong cuộc sống.
Hannah Bích Ngọc, người đồng hành với Hứa Lâm Khang chia sẻ, Hannah từng sốc khi chứng kiến Khang đối mặt với bệnh tật và những khó khăn trong cuộc sống.
“Có những lúc, biết Khang vừa nằm viện vừa ôm máy tính học và thi, mình thực sự sốc và cảm phục. Khang là người có ý chí, vô cùng độc lập và có trách nhiệm với mục tiêu đã đề ra. Mình được biết, Khang tự thuê nhà tại Tp. Hồ Chí Minh để học tập, làm việc và điều trị tại Viện Huyết học. Với mình, có lẽ Khang là học viên nghị lực nhất mà bạn từng biết tại FUNiX” – Hannah Bích Ngọc tâm sự.
Bình luận (0
)