“Sáng kiến FUNiX” - Giải pháp tối ưu trong đào tạo nhân lực cho Cách mạng 4.0

FUNiX Way- Giải pháp tối ưu trong đào tạo nhân lực cho Cách mạng 4.0

Tin tức 02/10/2021

FUNiX Way với những điểm đột phá và thiết thực đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao tại chương trình công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp”.

Sáng ngày 1/10/2021, Chương trình công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp” đã diễn ra với sự quan tâm, tham dự của các cấp lãnh đạo: ông Trần Duy Đông (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bà Ann Marie Yatishock (Giám đốc Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam – USAID), ông Vũ Quốc Huy (Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia),….

Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng cao trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Tại chương trình, nhiều vấn đề về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và hỗ trợ về việc làm, thu nhập cho cộng đồng người trẻ Việt đã được bàn luận sôi nổi. Đáng chú ý, hoạt động đào tạo nhân lực có trình độ, chuyên môn về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam được nhiều diễn giả quan tâm và cho rằng đây chính là điểm mấu chốt để giải quyết sự thiếu hụt hiện nay của thị trường lao động này. 

Một hệ quả tất yếu của xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với Big Data, IOT, AI,… “Chuyển đổi số” trở thành cụm từ bao trùm mọi hoạt động của đời sống xã hội, và chỉ những doanh nghiệp biết tận dụng những thế mạnh công nghệ thông tin mới có thể bứt phá và thành công. 

Do đó, nhu cầu về lực lượng lao động trong lĩnh vực này ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi mọi hoạt động đều chuyển sang hình thức trực tuyến. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội), trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên, ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên,…

Sáng kiến FUNiX – Đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, vì doanh nghiệp, vì người lao động

cách mạng 4.0
FUNiX Way – Giải pháp tối ưu trong đào tạo nhân lực cho Cách mạng 4.0

Phát biểu tại chương trình, ông Hoàng Văn Cương (Giám đốc FUNiX Japan)  đã trình bày “Sáng kiến FUNiX”: FUNiX Way – giải pháp tối ưu trong đào tạo nhân lực IT cho cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam. Theo đó, FUNiX WAY chính là cốt lõi của chương trình nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn tốt về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Giải pháp FUNiX Way được chia sẻ tại chương trình gây chú ý cho thành viên tham dự. Ông Cương cho biết FUNiX là cơ sở đào tạo phi truyền thống, với giảng đường là cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, các ứng dụng học trực tuyến; Giảng viên là mentor; Sách giáo khoa là những học liệu trên Internet. “Nhờ lợi thế đó, FUNiX có thể dễ dàng tùy chỉnh chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, mang doanh nghiệp đến gần hơn với học viên, vừa đào tạo cũng vừa là tuyển chọn, cung cấp nhân lực.” – ông Cương chia sẻ.

Chương trình đào tạo dài hạn được chia thành các Chứng chỉ, người học có thể bắt đầu đi làm ngay khi kết thúc mỗi Chứng chỉ, và càng về sau càng làm được việc có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, học liệu được tổng hợp từ các nguồn tốt nhất trên internet, của các tổ chức và tác giả uy tín nhất. 

Trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của các Mentor, là những người đang làm nghề, có thể chia sẻ những tri thức cập nhật và đa dạng nhất cho người học, giải đáp nhanh chóng những thắc mắc và sửa lỗi thường gặp trong khi thực hành. 

Đồng thời, là môi trường giáo dục trực tuyến, ở FUNiX, học viên có Hannah hỗ trợ. Sử dụng mô hình FARS (dựa theo Situational Leadership), Hannah nắm được tâm lý và trở ngại của người học tại từng thời điểm và có giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Mentors chính là người thầy, và cũng là người bạn đồng hành cùng học viên.

Ông Cương nhấn mạnh, điểm khác biệt lớn nhất của mô hình học tập tại FUNiX là đòi hỏi học viên phải có tinh thần tự học cao, khả năng tự thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của các nền tảng công nghệ, cập nhật học liệu mỗi ngày, tự giải quyết các câu hỏi, vấn đề trong cuộc sống dựa trên những gì đã được học. \

Không chỉ là một cơ sở giáo dục, FUNiX còn là một cộng đồng nghề, học viên là người mới vào nghề và mentor là người đi trước. “FUNiX Way chú trọng việc xây dựng và tăng cường giao lưu chéo trong cộng đồng, tạo ra môi trường tốt nhất để học viên học nghề và tìm việc.” – ông Cương nhấn mạnh.

Với những thế mạnh đó, “sáng kiến FUNiX” đã được các lãnh đạo và diễn giả tham dự chương trình đánh giá là giải pháp mang tính kịp thời, thiết thực và sẽ không ngừng phát triển trong những năm tiếp theo. 

Sự cạnh tranh gắt gao đến từ những tập đoàn công nghệ xuyên quốc gia và tổ chức quốc tế

Tại chương trình, các diễn giả cũng đề cập đến sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các tập đoàn công nghệ xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế. Khi Việt Nam đang từng bước tiến vào bàn cờ cách mạng 4.0, các tổ chức này đã đi những nước cờ táo bạo, trọng tâm là mở rộng thị trường và thu hút nguồn nhân lực đến từ khắp nơi trên thế giới.

Google đã mạnh tay đưa ra hàng loạt các chương trình đào tạo công nghệ thông tin trực tuyến như: Google Data Analytics, Google AI, Google Digital Marketing,… nằm trong chương trình “Google Learning” với hình thức học trực tuyến, thời gian ngắn hạn và chi phí rẻ, có cấp bằng chứng nhận để ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn, và thậm chí chính là Google. 

Hay những gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử, mạng xã hội, công nghệ của Trung Quốc như: Alibaba, Tiktok, Huawei, Xiaomi,… cũng đang phát triển không ngừng, trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia, có trụ sở ở nhiều nơi trên thế giới và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ với mức lương hấp dẫn. 

Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia lại đề cập đến hình thức làm việc “Remote” – làm việc từ xa mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ châu Âu, đã áp dụng để tuyển chọn nhân sự công nghệ thông tin đến từ Việt Nam. 

Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh từ các tập đoàn xuyên Quốc gia, các công ty công nghệ.

Các khách mời nhận định, trong thế giới phẳng như hiện nay, đặc biệt với chính sách mở cửa chào đón những tập đoàn nước ngoài đến đầu tư, Việt Nam tất yếu trở thành môi trường cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong ván cờ nhân lực. Làm thế nào để chất xám được đổ về đúng chỗ? Làm thế nào để mỗi lao động được đào tạo về công nghệ thông tin có môi trường thuận lợi để phát triển? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tuyển dụng những nhân sự chất lượng ngay trong những cơ sở đào tạo? Đó là những câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều chuyên gia hiện nay! 

Minh Tiến

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại