Chương trình học lập trình điện toán đám mây FUNiX
- AI trên đám mây: Chuyển đổi doanh nghiệp ứng dụng như thế nào?
- Giới thiệu về Dữ liệu lớn AWS - Giải pháp AWS cho dữ liệu lớn
- Kỹ năng và trách nhiệm của một kỹ sư IT điện toán đám mây Cloud
- Cách trở thành một kỹ sư Cloud IT?
- Chiến lược hỗ trợ đám mây: 5 bước để tăng tốc cho doanh nghiệp của bạn
Table of Contents
Tìm hiểu chương trình học lập trình điện toán đám mây FUNiX? Hiện nay FUNiX đang là đơn vị đào tạo lập trình Cloud hàng đầu và được nhiều học viên tin tưởng nhờ mô hình học hiệu quả, cam kết đầu ra uy tín.
1. Chương trình học lập trình điện toán đám mây FUNiX
Chương trình có tên gọi là “Điện toán đám mây với AWS” (Cloud Computing with AWS). Chương trình cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về việc thiết kế, vận hành và sử dụng các dịch vụ trên môi trường điện toán đám mây AWS. Đồng thời giúp học viên thành thạo việc phát triển, triển khai và gỡ lỗi ứng dụng dựa trên đám mây bằng các dịch vụ của AWS. Vào cuối chương trình, các bạn có thể chọn một trong ba lựa chọn sau: Kết hợp các kỹ năng của mình để hoàn thành một dự án capstone, thực tập tại doanh nghiệp hoặc thi lấy chứng chỉ của AWS.
1.1 Mô tả mục tiêu chương trình lập trình điện toán đám mây FUNiX
Mục tiêu (Học viên sau khi học xong có năng lực gì)?
- PO1: Nắm được khái niệm, tính chất và đặc trưng cơ bản của điện toán đám mây.
- PO2: Thành thạo các dịch vụ trên AWS như Compute, Storage, Database, …
- PO3: Am hiểu kiến trúc tối ưu AWS, liên kết các dịch vụ AWS, các dịch vụ bảo mật và cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS.
- PO4: Xác định kiến trúc tối ưu đáp ứng các yêu cầu nhất định trên nền tảng AWS.
- PO5: Thành thạo việc phát triển, triển khai và gỡ lỗi ứng dụng dựa trên đám mây bằng AWS cũng như viết mã cho các ứng dụng phi máy chủ.
- PO6: Khả năng xác định dịch vụ AWS phù hợp và sử dụng API của các dịch vụ đó hoặc AWS CLI và SDK để xây dựng ứng dụng.
- PO7: Kinh nghiệm triển khai, quản lý và vận hành khối lượng công việc trên AWS cũng như triển khai các yêu cầu tuân thủ và kiểm soát bảo mật.
1.2 Yêu cầu đầu vào với đối tượng học lập trình điện toán đám mây FUNiX
- Biết lập trình Python cơ bản.
- Biết sử dụng hệ điều hành Unix/Linux.
- Biết sử dụng Python để xây dựng ứng dụng Web.
- Trong trường hợp chưa có đầy đủ các kiến thức điều kiện, các bạn cần học thêm các môn học sau trong chứng chỉ điều kiện của chương trình Data Engineer:
- Lập trình Python cơ bản
- Xây dựng website với Python
- Hệ thống thông tin
>>> Xem thêm bài viết: Từ A-Z khóa học lập trình Cloud tại FUNiX
2. Các môn học thành phần của chương trình
Chương trình học lập trình điện toán đám mây FUNiX gồm:
2.1 Môn 1: Dịch vụ Điện toán Đám mây AWS
Với môn học đầu tiên, học viên sẽ được tìm hiểu về các khái niệm cơ bản nhất về Điện toán Đám mây (khái niệm, ưu điểm, …). Tiếp theo, môn học sẽ giới thiệu về các dịch vụ cơ bản trên nền tảng AWS như VPC, EC2, RDS, S3, ELB, ECS, đồng thời học viên cũng sẽ được thực hành sử dụng các dịch vụ này để giải quyết các bài toán trong thực tế. Học viên cũng được học cách triển khai các phần mềm lên trên AWS sao cho đảm bảo tính bảo mật – Security, tính sẵn sàng cao – High availability, khả năng mở rộng – Scalability, độ tin cậy – Reliability.
Mục tiêu môn học:
- Nắm được các khái niệm cơ bản và ưu điểm về Điện toán đám mây.
- Sử dụng được các dịch vụ cơ bản trên AWS về Compute, Network, Database, Storage, …
- Nắm được một số nguyên tắc thiết kế hạ tầng vững chắc trên AWS.
- Hiểu và có thể làm việc với dịch vụ giám sát Monitoring
- Nắm được khái niệm và cách vận hành của AWS Backup
2.2 Kiến trúc đám mây AWS
Trong một môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng, các tổ chức luôn phải đối mặt với các nhu cầu chuyển đổi quy trình và hệ thống của họ để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh mới nổi. Sự chuyển đổi kỹ thuật số này đòi hỏi một chuyên môn cụ thể và một tập hợp các phương pháp thực hành để điều chỉnh các giải pháp công nghệ.
Sau khi học và nắm được một số dịch vụ trên nền tảng AWS, ở môn học này học viên sẽ được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng để có thể xây dựng một kiến trúc hệ thống sao cho đảm bảo được các yêu cầu nghiệp vụ cũng như khả năng vận hành. Học viên cũng sẽ được trực tiếp giải quyết một bài toán xây dựng kiến trúc điện toán đám mây cho một chuỗi cửa hàng Cafe – Cafe Business Case đang phát triển và thay đổi liên tục.
Mục tiêu môn học:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế kiến trúc hệ thống trên AWS
- Biết được các tầng (Layer) trong kiến trúc Cloud và lựa chọn được dịch vụ / giải pháp phù hợp
- Biết cách tối ưu hiệu suất cũng như chi phí của các cơ sở hạ tầng được xây dựng trên AWS
- Xây dựng được cơ sở hạ tầng có thể thay đổi quy mô, có tính tin cậy, khả dụng cao, tính linh hoạt và khả năng khắc phục sau sự cố
- Hiểu và xây dựng được các dạng kiến trúc khác nhau trên AWS: Decoupled, Microservices, Serverless,…
2.3 Phát triển hệ thống trên AWS
Khi sử dụng các dịch vụ trên nền tảng AWS, ngoài việc kết nối các dịch vụ đó với nhau thì bạn cũng sẽ cần kết nối các ứng dụng (applications) với các dịch vụ trên AWS. Ở môn học này, bạn sẽ học được các kỹ năng sử dụng API hoặc SDK của AWS, từ đó có thể sử dụng xây dựng các ứng dụng kết hợp với các dịch vụ AWS. Đồng thời, bạn cũng sẽ được học về các kỹ năng xây dựng một ứng dụng phi máy chủ (Serverless) trên nền tảng AWS.
Mục tiêu môn học:
- Khả năng xác định dịch vụ AWS phù hợp và sử dụng API của các dịch vụ đó để xây dựng hệ thống.
- Thiết lập và sử dụng được các Development Tools trong AWS
- Thành thạo việc phát triển, triển khai và gỡ lỗi hệ thống dựa trên đám mây bằng AWS
- Xây dựng được các hệ thống phi máy chủ trên nền tảng AWS
- Sử dụng được các dịch vụ Monitoring and Troubleshooting để giám sát hệ thống
2.4 Vận hành các thành phần trên AWS
Khi làm việc với các dịch vụ trên nền tảng Điện toán Đám mây, bạn luôn cần có các phương pháp vận hành hệ thống làm sao để tối ưu nhất, giúp bạn luôn quản lý được các hệ thống. Môn học này sẽ giới thiệu cho bạn các phương pháp để vận hành, quản lý, thiết lập các hệ thống sử dụng dịch vụ của AWS. Đồng thời bạn cũng sẽ được thực hành về các kỹ năng liên quan đến monitoring, troubleshooting, …
Mục tiêu môn học:
- Nắm vững cách quản lý, thiết lập, giám sát các dịch vụ trên nền tảng AWS.
- Sử dụng được các dịch vụ để kiểm tra, giám sát các hệ thống, cơ sở hạ tầng đang được triển khai trên nền tảng AWS.
- Quản lý việc tiêu thụ tài nguyên của AWS Account.
- Tạo và thiết lập các phương án triển khai mang tính tự động, có khả năng tái sử dụng trên nền tảng AWS.
2.5 Đồ án cuối khóa – Kỹ thuật Dữ liệu
Hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về dữ liệu để tạo ra một sản phẩm/hệ thống về thu thập, xử lý và quản lý dữ liệu. Từ đó học viên sẽ tiếp tục hoàn thiện được các kỹ năng của mình liên quan đến kỹ thuật dữ liệu.
Học viên có thể chọn 1 trong 3 option sau:
Option 1: Làm đồ án tốt nghiệp.
Đối với các học viên theo học chương trình biên soạn, học viên sẽ được hướng dẫn chọn làm đề tài/khóa luận với các mentor hướng dẫn trực tiếp.
Option 2: Đi thực tập tại doanh nghiệp.
Đối với các bạn học viên có nguyện vọng thực tập tại các doanh nghiệp, FUNiX sẽ hỗ trợ kết nối các bạn với các doanh nghiệp để chuẩn bị CV và phỏng vấn vào thực tập. Nếu được doanh nghiệp nhận, học viên cần chủ động tìm hiểu và vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành mục tiêu thực tập.
Option 3: Thi lấy chứng chỉ của AWS.
- Đối với các bạn học viên có nhu cầu ôn thi và lấy các chứng chỉ của AWS:
- Chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Associate: Hỗ trợ ôn thi và 50% phí thi 1 lần.
- Chứng chỉ AWS Certified Developer – Associate: Hỗ trợ ôn thi và 50% phí thi 1 lần.
- Chứng chỉ AWS Certified SysOps Administrator – Associate: Hỗ trợ ôn thi và 50% phí thi 1 lần.
>>> Xem thêm chuỗi bài viết:
Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS): Yếu tố then chốt trong công nghệ CLoud
Có nên sử dụng phần mềm đóng gói SaaS không?
Lợi ích của Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
Từ A-Z về công nghệ điện toán đám mây Cloud
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)