Kinh nghiệm chinh phục nhà tuyển dụng ngành QA, QC

Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng ngành QA, QC

Chia sẻ kiến thức 03/07/2023

Với những người trẻ mới gia nhập ngành QA, QC, có thể khẳng định rằng kiến thức cơ bản chính là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tìm kiếm việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng ngành CNTT.

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển cần nâng cao chất lượng về sản phẩm thông qua quá trình kiểm thử, đảm bảo chất lượng và quy trình thực hiện. Chính điều này đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ theo đuổi ngành QA, QC. Tuy nhiên trong quá trình tìm kiếm thông tin tuyển dụng và phỏng vấn, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ làm thế nào để chinh phục các “HR”. 

Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số bí kíp để dễ dàng hơn trong quá trình ứng tuyển vào vị trí QA, QC. 

tuyển dụng
Người trẻ cần lưu ý những gì để chinh phục nhà tuyển dụng ngành QA, QC? (Nguồn ảnh: Internet)

Nắm chắc kiến thức cơ bản 

Với những người trẻ mới gia nhập ngành QA, QC, có thể khẳng định rằng kiến thức cơ bản chính là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tìm kiếm việc làm. Việc nắm chắc kiến thức cơ bản về ngành, về các quy trình thực hiện, các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm,… sẽ giúp bạn có thể giải quyết hầu hết các bài toán nào mà nhà tuyển dụng đặt ra với “fresher”. 

Tại xTalk #138: “Nghề QA, QC – Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển”, mentor Hoàng Thị Luy –  Senior QA Engineer của NAB Innovation Centre Vietnam (Trung tâm đổi mới công nghệ của Ngân hàng quốc gia Australia tại Việt Nam) cho biết: “Để trở thành một nhân viên kiểm thử, QA hay QC, tại FUNiX, có 4 môn cơ bản thuộc chứng chỉ Tester , cấp độ từ dễ đến khó, là những môn học các bạn bắt buộc phải hoàn thành để tạo nền tảng vững chắc đi theo con đường QA/QC.” 

Tuy nhiên, để mở rộng cơ hội ứng tuyển và chứng minh rằng mình là một ứng viên tiềm năng, có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty và tinh thần cầu tiến, các bạn cũng có thể học thêm các kiến thức về lập trình, một số môn như: Khoa học máy tính, Hệ điều hành, Database,… “Những môn học này giúp các bạn có đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc, thích nghi được các công ty khác nhau, các dự án khác nhau, có thể kiểm thử ở phổ rộng hơn từ kiểm thử network đến kiểm thử mobile,…” – mentor Hoàng Thị Luy cho biết. 

QA
Mentor Hoàng Thị Luy chia sẻ tại xTalk #138.

Hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng 

Bên cạnh việc nắm chắc kiến thức cơ bản và trau dồi kiến thức về lập trình, rèn luyện kỹ năng mềm để phát triển toàn diện, một điều rất quan trọng mà các ứng viên cần lưu ý đó là hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng, vừa để xem trình độ, năng lực của bản thân có phù hợp với vị trí công việc mình ứng tuyển hay chưa, vừa tạo ấn tượng và gia tăng phần trăm ứng tuyển thành công. 

Để hiểu rõ nhà tuyển dụng mong muốn điều gì, không có cách nào hiệu quả hơn việc đọc thật kỹ mô tả công việc được đăng tải trên các trang thông tin việc làm uy tín như Vietnamwork, LinkedIn, TopCV,…

Một cách rất đơn giản đó là chỉ cần tra cụm từ “tuyển dụng fresher tetser” trên Google, tìm đọc những thông tin tuyển dụng thông qua bộ lọc của Google như vị trí công ty ở thành phố nào, công việc mong muốn là manual tester (kiểm thử thủ công) hay automation tester (kiểm thử tự động). Chỉ cần đọc một vài thông tin tuyển dụng, các bạn sẽ hiểu ngay nhà tuyển dụng yêu cầu những gì.

Lấy ví dụ về phần mô tả công việc, hầu hết các công ty đều đưa ra yêu cầu cho ứng viên như: 

  • Nghiên cứu, tìm hiểu yêu cầu phần mềm để xác định yêu cầu kiểm thử dự án;
  • Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm;
  • Viết tài liệu kịch bản kiểm thử phần mềm (Test Case/ Checklist);
  • Chuẩn bị dữ liệu kiểm thử;
  • Thực hiện kiểm thử phần mềm trên Web, Mobile,…

Những mô tả công việc này, soi chiếu vào chương trình đào tạo Tester của FUNiX, thông qua các môn học và các bài lab, assignment, học viên đều được học tập rất bài bản và đảm bảo đáp ứng được các công việc này. 

Về yêu cầu công việc, môt số yêu cầu cơ bản như: có kỹ năng làm việc nhóm, có kỹ năng xử lý tình huống, chịu được áp lực công việc,… Tuy nhiên điều khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những fresher băn khoăn đó là yêu cầu “kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng trở lên”. 

Về yêu cầu công việc này, theo mentor Hoàng Thị Luy, một số công ty có yêu cầu kinh nghiệm kiểm thử để đảm bảo rằng fresher có những trải nghiệm thực tế. Nếu chưa từng thực tập hay làm việc tại các công ty, các bạn trẻ, đặc biệt là học viên FUNiX không nên quá lo lắng. Trong quá trình học, học viên nên tận dụng các bài assigment và các bài lab, nên làm đi làm lại và trao đổi thật nhiều với các mentor, đặt câu hỏi cho mentor để có thêm kiến thức và kinh nghiệm. 

Đó chính là chìa khoá giúp các ứng viên có thể chinh phục nhà tuyển dụng thành công. 

Minh Tiến

>> Lời khuyên của một kỹ sư hóa, học Tester

>> Dễ dàng trở thành Tester nhờ kinh nghiệm từ xTer FUNiX

>> Mentor Hoàng Thị Luy chia sẻ kỷ niệm đặc biệt trong 7 năm gắn bó tại FUNiX

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại