20:00 - 24/12/2023 | ONLINE QUA ZOOM MEETING
Đăng ký tham giaHọc viên FUNiX tranh biện chủ đề không nên sao chép code khi học IT
Table of Contents
Sao chép các dòng code không còn là điều xa lạ đối với những người học và làm việc trong ngành CNTT. Đặc biệt với sự ra đời của ChatGPT, nhiều dòng code do chatbot này soạn thảo đã hoạt động tốt và việc sao chép trở nên phổ biến hơn. Có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, và đó là lí do xDebate 52: ‘Người học lập trình không nên sao chép code?’
Tham gia xDebate là 2 đội chơi gồm các thành viên là học viên FUNiX
- Đội ủng hộ: Phan Tiến Dũng, Vũ Ngọc Trâm, Bùi Ngọc My
- Đội phản đối: Hoàng Phương Thảo, Nguyễn quang Đạt, Võ Nguyên Thảo Trinh
Đội ủng hộ
Đội ủng hộ giới hạn phạm vi là những người đang học lập trình và đưa ra những luận điểm khẳng định người học lập trình không nên sao chép code vì:
- Bạn không thể học điều gì từ một đoạn code mà bạn không hiểu. Không hiểu rõ, không thể xử lý được các yêu cầu mà doanh nghiệp, khách hàng đưa ra.
- Làm cho người học trở nên thụ động, lười tư duy. Thay vì làm việc chăm chỉ, tìm ra giải pháp, học hỏi thêm kiến thức mới, não bộ của bạn sẽ chỉ biết đi sao chép của người khác mà không tư duy giải quyết như thế nào.
- Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, ví dụ như rò rỉ thông tin, bộ nhớ của doanh nghiệp, hacker có thể xâm nhập vào lỗ hổng thông tin. Mỗi doanh nghiệp có một yêu cầu code khác nhau, do đó, khi sao chép code sẽ không đáp ứng nhu cầu công ty, khiến cho hiệu quả công việc giảm, kéo dài thời gian hoàn thành.
- Hacker có thể xâm nhập vào lỗ hổng bảo mật. Do người copy paste thiếu thông tin, chỉ biết sao chép lại, khiến cho kẻ xấu có thể sử dụng các dòng lệnh để xâm nhập vào hệ thống, dễ dàng đánh cắp thông tin và gây ảnh hưởng đến hệ thống, gây tốn kém chi phỉ bảo trì, khắc phục hậu quả.
Đội phản đối
Trong phần tranh biện, đội ủng hộ chưa đưa ra định nghĩa. Do đó, đội phản đối đã chớp thời cơ định nghĩa về việc sao chép để phục vụ cho phần phản biện của đội mình.
Đại diện đội phản biện cho rằng: “Sao chép code cũng là một kỹ năng, giúp bạn hiểu rõ ra những câu lệnh giống nhau, lặp đi lặp lại hoặc học hỏi những mẫu code đã có trước”
Đội phản đối đưa các phản biện như sau:
- Người học không thể sao chép code một cách bừa bãi, họ ít nhất phải có kiến thức và hiểu nên đặt dòng code đó ở đâu trước khi đi sao chép, bởi nếu chỉ đi copy mà không hiểu thì không thể vượt qua môn học, đồ án.
- Thụ động, lười tư duy là nhận định rất chủ quan. Nếu sao chép code mà không chạy được chương trình, thì bạn sẽ đặt câu hỏi vì sao lại không chạy được, bị sai ở đâu, chỗ nào chưa đúng, như vậy đang kích thích khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp cũng tương tự, ngành lập trình là ngành quốc tế, dòng lệnh có thể được áp dụng ở nhiều môi trường, quốc gia khác nhau nên việc sao chép vẫn có thể phát huy tác dụng.
- Trước khi ảnh hưởng đến doanh nghiệp, liệu một người chỉ biết sao chép code có vượt qua vòng tuyển dụng của doanh nghiệp hay không?
Đồng thời, đội phản đối cũng đưa các luận điểm cho ý kiến của đội mình:
- Sao chép code giúp tạo ra nguồn dữ liệu học tập, làm việc cho cá nhân: Lưu lại mẫu code để ôn tập, lưu lại mẫu code đã được sáng tạo để ứng dụng nhanh trong công việc.
- Tiết kiệm thời gian trong học tập và thực hành: việc sao chép không đồng nghĩa copy hoàn toàn mà vẫn có thể chính sửa cấu trúc, điều kiện cho phù hợp, thậm chí có thể học hỏi, trao đổi với các thành viên trong cộng đồng để tích luỹ kiến thức.
- Mở mang cách dùng code, nâng cao khả năng phân tích, viết code: Khi sao chép code, bạn có thể nghiên cứu vì sao đoạn code này hoạt động, vì sao họ có thể viết ra những dòng code như vậy,… tại sao chúng ta không tận dụng nguồn đó để học tập, chỉnh sửa và tăng khả năng code cho bản thân?
Kết quả
Với những phản biện sắc bén, khả năng đưa ra lập luận chặt chẽ và sự bàn bạc kỹ lưỡng, kết hợp ăn ý giữa các vị trí, đội phản đối đã giành chiến thắng.
Minh Tiến
Học viên FUNiX tranh biện chủ đề không nên sao chép code khi học IT
Table of Contents
Sao chép các dòng code không còn là điều xa lạ đối với những người học và làm việc trong ngành CNTT. Đặc biệt với sự ra đời của ChatGPT, nhiều dòng code do chatbot này soạn thảo đã hoạt động tốt và việc sao chép trở nên phổ biến hơn. Có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, và đó là lí do xDebate 52: ‘Người học lập trình không nên sao chép code?’
Tham gia xDebate là 2 đội chơi gồm các thành viên là học viên FUNiX
- Đội ủng hộ: Phan Tiến Dũng, Vũ Ngọc Trâm, Bùi Ngọc My
- Đội phản đối: Hoàng Phương Thảo, Nguyễn quang Đạt, Võ Nguyên Thảo Trinh
Đội ủng hộ
Đội ủng hộ giới hạn phạm vi là những người đang học lập trình và đưa ra những luận điểm khẳng định người học lập trình không nên sao chép code vì:
- Bạn không thể học điều gì từ một đoạn code mà bạn không hiểu. Không hiểu rõ, không thể xử lý được các yêu cầu mà doanh nghiệp, khách hàng đưa ra.
- Làm cho người học trở nên thụ động, lười tư duy. Thay vì làm việc chăm chỉ, tìm ra giải pháp, học hỏi thêm kiến thức mới, não bộ của bạn sẽ chỉ biết đi sao chép của người khác mà không tư duy giải quyết như thế nào.
- Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, ví dụ như rò rỉ thông tin, bộ nhớ của doanh nghiệp, hacker có thể xâm nhập vào lỗ hổng thông tin. Mỗi doanh nghiệp có một yêu cầu code khác nhau, do đó, khi sao chép code sẽ không đáp ứng nhu cầu công ty, khiến cho hiệu quả công việc giảm, kéo dài thời gian hoàn thành.
- Hacker có thể xâm nhập vào lỗ hổng bảo mật. Do người copy paste thiếu thông tin, chỉ biết sao chép lại, khiến cho kẻ xấu có thể sử dụng các dòng lệnh để xâm nhập vào hệ thống, dễ dàng đánh cắp thông tin và gây ảnh hưởng đến hệ thống, gây tốn kém chi phỉ bảo trì, khắc phục hậu quả.
Đội phản đối
Trong phần tranh biện, đội ủng hộ chưa đưa ra định nghĩa. Do đó, đội phản đối đã chớp thời cơ định nghĩa về việc sao chép để phục vụ cho phần phản biện của đội mình.
Đại diện đội phản biện cho rằng: “Sao chép code cũng là một kỹ năng, giúp bạn hiểu rõ ra những câu lệnh giống nhau, lặp đi lặp lại hoặc học hỏi những mẫu code đã có trước”
Đội phản đối đưa các phản biện như sau:
- Người học không thể sao chép code một cách bừa bãi, họ ít nhất phải có kiến thức và hiểu nên đặt dòng code đó ở đâu trước khi đi sao chép, bởi nếu chỉ đi copy mà không hiểu thì không thể vượt qua môn học, đồ án.
- Thụ động, lười tư duy là nhận định rất chủ quan. Nếu sao chép code mà không chạy được chương trình, thì bạn sẽ đặt câu hỏi vì sao lại không chạy được, bị sai ở đâu, chỗ nào chưa đúng, như vậy đang kích thích khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp cũng tương tự, ngành lập trình là ngành quốc tế, dòng lệnh có thể được áp dụng ở nhiều môi trường, quốc gia khác nhau nên việc sao chép vẫn có thể phát huy tác dụng.
- Trước khi ảnh hưởng đến doanh nghiệp, liệu một người chỉ biết sao chép code có vượt qua vòng tuyển dụng của doanh nghiệp hay không?
Đồng thời, đội phản đối cũng đưa các luận điểm cho ý kiến của đội mình:
- Sao chép code giúp tạo ra nguồn dữ liệu học tập, làm việc cho cá nhân: Lưu lại mẫu code để ôn tập, lưu lại mẫu code đã được sáng tạo để ứng dụng nhanh trong công việc.
- Tiết kiệm thời gian trong học tập và thực hành: việc sao chép không đồng nghĩa copy hoàn toàn mà vẫn có thể chính sửa cấu trúc, điều kiện cho phù hợp, thậm chí có thể học hỏi, trao đổi với các thành viên trong cộng đồng để tích luỹ kiến thức.
- Mở mang cách dùng code, nâng cao khả năng phân tích, viết code: Khi sao chép code, bạn có thể nghiên cứu vì sao đoạn code này hoạt động, vì sao họ có thể viết ra những dòng code như vậy,… tại sao chúng ta không tận dụng nguồn đó để học tập, chỉnh sửa và tăng khả năng code cho bản thân?
Kết quả
Với những phản biện sắc bén, khả năng đưa ra lập luận chặt chẽ và sự bàn bạc kỹ lưỡng, kết hợp ăn ý giữa các vị trí, đội phản đối đã giành chiến thắng.
Minh Tiến
Bình luận
Sự kiện liên quan
-
Vinasa, Udemy, FUNiX hợp tác phát triển khung năng lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Vinasa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Udemy và FUNIX, đánh dấu… -
FUNiX đồng hành cùng Trường Marie Curie tư vấn hướng nghiệp trực tuyến
Tối ngày 9/4, FUNiX phối hợp cùng Trường THPT Marie Curie tổ chức sự… -
CLB xVlancer giúp học viên FUNiX kiếm gần 900 triệu trong 9 tháng
Sau gần 9 tháng thành lập, câu lạc bộ - CLB xVlancer của FUNiX… -
FUNiX hợp tác EWAY triển khai giải pháp xác thực khuôn mặt cho gần 30 nghìn học viên
Nhằm tối ưu trải nghiệm trong học tập trực tuyến cho gần 30 nghìn… -
Webinar Next-level AI Content - Hướng dẫn tạo content với ChatGPT
Anh Trung Caha - Co-Founder Antory, Admin blog khoahocmidjourney.com, cùng nhiều chuyên gia sẽ… -
FUNiX hướng nghiệp, đồng hành tìm việc mơ ước cho 800 học viên
Chương trình xCareer - giới thiệu doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp dành…
Bình luận