Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc về IoT (Internet vạn vật)
"Để đi làm, người học IoT cần học ở mức microcontroller, lập trình nhúng, mạng truyền thông không dây là có thể đi làm. Nếu chuyên về lĩnh vực smarthome thì mạng truyền thông không dây là phần kiến thức khá quan trọng" - chuyên gia Nguyễn Phú Phượng cho biết.
- 4 thành phần quan trọng cần nắm vững khi học lập trình nhúng Linux
- Vai trò của Thông tin mối đe dọa mạng trong bảo mật Internet vạn vật
- 6 xu hướng nổi bật trong nhà thông minh hiện nay
- Tìm hiểu lộ trình công việc ngành IoT cùng chuyên gia công nghệ
- Tác động của IoT đối với sự phát triển của logistics toàn cầu
Chuyên gia Nguyễn Phú Phượng (IoT Software Leader/PM tại Lumi Việt Nam) với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực lập trình nhúng và 5 năm trong lĩnh vực lập trình IoT đã có những giải đáp chi tiết về lĩnh vực IoT cho các học viên FUNiX, trong khuôn khổ chương trình xTalk #143: ‘Định hướng ngành IoT cho fresher’.
IoT là gì?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: IoT bao gồm 2 phần: Lập trình nhúng và kết nối Internet. Lập trình nhúng: tạo ra “bộ não” cho các thiết bị, liên quan đến phần mềm. Khi các sản phẩm này được kết nối Internet thì chính là IoT.
Khoá học IoT tại FUNiX tập trung vào mảng gì?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: Khoá học IoT tại FUNiX chủ yếu thiên về software, nặng về mặt lập trình nhiều hơn nhưng cũng sẽ học một chút về hardware. Thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay cũng phổ biến các vị trí cho software IoT. hardware hiện nay nguồn nhân lực mỏng, kiến thức nặng, do đó các bạn có thể học phần mềm rồi tìm hiểu sang phần cứng, sau đó hãy xác định thứ mình yêu thích là gì để quyết tâm theo đuổi mảng công việc đó.
Muốn làm trong lĩnh vực IoT cần học những gì?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: Full Stack IoT Developer là vị trí rất khó vì yêu cầu kiến thức rất rộng và nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Thường chúng ta sẽ hướng đến một nhánh nhỏ trong lĩnh vực IoT để có thể bắt đầu công việc của mình. Khoá học IoT FUNiX Lumi hiện đang hướng đến nhánh Embedded, lập trình nhúng trên STM32 (STMicroelectronics).
Khoá học này bao gồm một số môn học như: Lập trình C (C Programming), Tổng quan về IoT và lập trình C nhúng cho vi điều khiển (Introduction to IoT and Embedded C for Microcontroller ), Lập trình C nhúng cho vi điều khiển nâng cao (Advance Embedded C for Microcontroller ), Mạng truyền thông không dây (Wireless Network Protocol).
Mục tiêu học xong khoá học này, các học viên có thể đi làm ngay tại các doanh nghiệp làm về IoT, smarthome.
Một số nhánh cụ thể trong lĩnh vực IoT?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: Có thể chia thành 2 mảng là: hardware và software. Hardware là các linh kiện điện tử, mạch, 3D, software là lập trình phần mềm cho sản phẩm. Software là lĩnh vực FUNiX và Lumi chủ yếu hướng tới. Khoá học IoT FUNiX Lumi đang hướng đến Embedded, lập trình nhúng trên STM32 (STMicroelectronics).
Thêm một mảng nữa Microcontroller: Lập trình trên những con chip nhỏ, hiệu năng thấp ví dụ trên một công tắc.
Những sản phẩm yêu cầu hiệu năng tốt hơn thì cần hệ điều hành trên sản phẩm này như Linux. Đây là ngành học riêng hẳn – Embedded Linux – chuyên những con chip có hệ điều hành.
Lên 1 nấc nữa các bạn sẽ học về IoT Communication một số chuẩn kết nối các thiết bị như bluetooth, lora, wifi,… Với trình độ Fullstack, các bạn phải học về lập trình web, Frontend và Backend, quản lý database, cơ sở hạ tầng,…
Học IoT đến trình độ nào thì có thể đi làm?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: Để đi làm, người học IoT cần học ở mức microcontroller, lập trình nhúng, mạng truyền thông không dây là có thể đi làm. Nếu chuyên về lĩnh vực smarthome thì mạng truyền thông không dây là phần kiến thức khá quan trọng. Trong khi đó, để đạt đến trình độ từ fresher đến iunior, người học cần phải có kiến thức vững vàng về hầu hết các nhánh nhỏ mà mình theo đuổi, kèm theo đó là các dự án, sản phẩm thực tế để chứng minh năng lực của mình.
Việt Nam sản xuất chip chưa?
Mentor Nguyễn Phú Phượng: Nói về IoT, sản xuất chip là một trong những ngành quan trọng và là thách thức của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ có Việt Nam. Hiện Việt Nam đã sản xuất được chip với dự án của FPT Software, tuy nhiên từ sản xuất để đưa vào ứng dụng rộng rãi thì vẫn cần có thời gian. Tuy nhiên, đó cũng là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành IoT Việt Nam.
*Ngày 28/9/2022, FPT Semiconductor – công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software) chính thức công bố dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong các sản phẩm IoT chp lĩnh vực y tế. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển dòng chip này được thiết kế, đặt cấu trúc và hoàn thiện tại Việt Nam bởi các kỹ sư của FPT Software, sau đó chuyển tới nhà máy đặt tại tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Minh Tiến
Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
5 Ứng dụng của machine learning quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số
9 Xu hướng học máy hàng đầu tính đến 2025
Bình luận (0
)