“Không ngừng học hỏi là bí quyết thành công trong ngành IT” – Mentor Trần Đức Nghĩa
"Học xong FUNiX không có nghĩa là dừng việc học. Tư duy tiếp tục học hỏi từ bất kỳ môi trường nào, hoàn cảnh nào là vô cùng cần thiết trong ngành Công nghệ thông tin."- mentor Trần Đức Nghĩa khẳng định.
- Hiểu rõ khó khăn của học viên là điều quan trọng nhất khi làm mentor FUNiX
- xTalk 161: Ngành hot IT - Từ lựa chọn tới phỏng vấn thành công
- Mentor Trương Đức Lượng: Tận tình, hết mình vì học viên
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- AI Docker trong học máy: Chia sẻ khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến
Table of Contents
Tối 4/9, xTalk #119: Sinh viên chuyển ngành IT: Cần gì để thành công? đã diễn ra với sự tham dự của anh Trần Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT công ty 3S Intersoft, đồng thời là mentor thân quen của rất nhiều học viên FUNiX. Trong suốt hơn 60 phút trò chuyện, anh Nghĩa đã mang đến những bài học kinh nghiệm giá trị, lời khuyên bổ ích dành cho các xTer chuyển nghề CNTT.
Mentor Trần Đức Nghĩa – từ sinh viên Kinh tế đến hành trình hơn 20 năm làm công nghệ
Mở đầu buổi chia sẻ, anh Nghĩa cho biết bản thân vốn là sinh viên ngành Kinh tế Quốc tế, nhưng ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được tiếp xúc, làm quen với ngành Kỹ thuật và Lập trình vì có người cha là kỹ sư chế tạo máy. Ra trường, anh Nghĩa tham gia chương trình “Cầu hiền” của FPT và trở thành nhân viên phòng Kinh doanh của FPT Software. Song song với làm kinh doanh, anh Nghĩa cũng tìm đến những “sư phụ” có chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực lập trình để học hỏi kiến thức.
Với thế mạnh về ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp) và kỹ thuật, anh Trần Đức Nghĩa là một trong những người đầu tiên của FPT Software sang Vương Quốc Anh làm lập trình viên, hợp tác với các khách hàng lớn như Discovery Channel và Harvey Nash.
Từ năm 2004 đến năm 2010, anh là người đi tiên phong gây dựng văn phòng của FPT tại Nhật Bản, được bổ nhiệm là thành viên hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc kinh doanh của FPT Japan, bên cạnh đó anh cũng từng giữ nhiều vị trí và chức vụ quan trọng tại FPT. Nhớ lại khoảng thời gian đó, anh Nghĩa dí dỏm: “Sang Nhât, làm việc với khách hàng nước ngoài và mang về một hợp đồng có giá trị lên tới 5 triệu đô la, khi đó không chỉ FPT Software mà cả FPT lúc đó đều ăn mừng”.
Năm 2012 anh Nghĩa quyết định thành lập công ty 3S và giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị. Khởi nghiệp công ty vào thời điểm được cho là đầy khó khăn của ngành phần mềm Việt, lại chọn đúng mảng “khó xơi” là outsourcing phần mềm phục vụ khách hàng Nhật Bản, nhưng Chủ tịch Trần Đức Nghĩa đã lèo lái thành công công ty cổ phần phần mềm quốc tế 3S (3S Intersoft JSC) với hơn 10 năm phát triển. Hiện công ty có hơn 250 nhân sự và văn phòng tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tokyo. Bên cạnh việc gia công phần mềm cho các khách hàng nước ngoài, 3S hiện còn sở hữu các start-up về AIoT, quản trị năng lượng,…
Lời khuyên cho học viên FUNiX từ mentor hơn 20 năm làm CNTT
Là Chủ tịch HĐQT của công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm cho doanh nghiệp nước ngoài, anh Trần Đức Nghĩa vẫn luôn dành nhiều sự quan tâm cho học viên FUNiX, đặc biệt với những học viên lớn tuổi (30 tuổi trở lên) đang trên hành trình chuyển nghề.
Anh cho rằng nếu nhìn vào điểm hạn chế, có thể tìm ra vô số, nhưng nhìn vào điểm mạnh thì ta cũng có hàng nghìn điểm mạnh để khai thác, và tuổi tác chưa bao giờ là vấn đề. “Ngày nay, CNTT trở thành nền tảng của các cơ sở hạ tầng và hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, nếu bạn là người theo ngành kinh tế chuyển sang học ngành IT, thì kiến thức và kinh nghiệm của ngành kinh tế trước đó chính là thế mạnh của bạn.
Bạn sẽ người hiểu rõ nhất “nỗi đau” của ngành mình là gì, bạn sẽ biết làm thế nào để tự động hoá hay nâng cao năng suất lao động của mình,…Hãy nhìn vào điểm khác biệt của bản thân mình, những ứng viên lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm sống, lăn lộn với những công việc trước đây. Đó là điều mà những fresher trẻ tuổi chưa thể có được.”
Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT 3S nhấn mạnh yếu tố quyết định thành công trong ngành IT đó là không ngừng học hỏi. Với học viên FUNiX, sau khi hoàn thành khóa học, hãy tiếp tục lăn lộn với môi trường thực tế, gắn với sở trường vốn có của bản thân tiếp tục học hỏi để phát triển.
“Học xong FUNiX không có nghĩa là dừng việc học. Tư duy tiếp tục học hỏi từ bất kỳ môi trường nào, hoàn cảnh nào là vô cùng cần thiết trong ngành Công nghệ thông tin. Một người có thể học năm trước với chứng chỉ đầy người, nhưng nếu dừng việc học lại thì một năm sau sẽ trở thành người lạc hậu.” – mentor Trần Đức Nghĩa khẳng định.
Minh Tiến
Bình luận (0
)