Mentor kể chuyện được sinh viên ‘truyền lửa’
Được hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề, quê quán...,và nhiều xuất phát điểm khác nhau là niềm vui của anh Trần Mạnh Linh khi trở thành Mentor tại FUNiX.
- Điều gì giúp Singapore trở thành 'Thung lũng Silicon của châu Á'?
- Vì sao Singapore là thiên đường khởi nghiệp cho giới công nghệ?
- Founder Iron Team chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50
- Khoá học Khởi nghiệp FUNiX và những điểm khác biệt
- Top 5 cuốn sách giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Trong tháng 6/2018, Mentor Trần Mạnh Linh được vinh danh Top Most Valuable Mentors of the Month của FUNiX. Tính từ tháng 8/2017 đến nay, anh Linh đã tham gia hỏi thi 180 phiên, chấm 381 bài Assigment. Trong đó, riêng tháng 6/2018, tổng cộng số bài ASM mà anh Linh chấm cho sinh viên đã lên tới con số…91. Gần 2 năm trở thành Mentor FUNiX, anh Linh đã hỗ trợ hơn 143 học viên, trả lời 2718 câu hỏi ở 14 môn học.
Yêu thích giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn trẻ đam mê CNTT, anh Linh đã nhanh chóng ra nhập đội ngũ Mentor FUNiX qua lời rủ rỉ của chính người bạn thân đang là sinh viên tại đây. “Nhận thấy giáo dục trực tuyến là hình thức giáo dục hiện đại nhưng chi phí thì “tỉ lệ nghịch” và rất phù hợp với xu thế CMCN 4.0 lúc bấy giờ cộng thêm kiến thức CNTT sẵn có mình đã ứng tuyển ngay vào FUNiX và trở thành Mentor không lâu sau đó”, Mentor Trần Mạnh Linh giãi bày.
Hiện đang sinh sống tại thành phố mang tên Bác và làm việc ở vị trí Web Developer tại Utomedia (công ty chuyên về thiết kế website và ứng dụng di dộng), anh Linh đã có hơn 6 năm gắn bó với ngành CNTT. Tốt nghiệp trường ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM với thế mạnh chuyên ngành mình đã theo học và sớm nhận thấy triển vọng của Giáo dục 4.0 – một hình thức học trực tuyến mới mẻ, chuyên biệt cho ngành CNTT nên anh đã quyết đính “dấn thân” vào con đường công nghệ ngay khi rời ghế nhà trường. Công việc Mentor chủ động về thời gian nên anh Linh vừa có thể đi làm vừa có thể tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên vào các buổi tối trong tuần. “Vì chưa có gia đình nên thời gian rảnh mình dành hết cho việc Mentor ở FUNiX và những sở thích cá nhân như chơi thể thao và cafe “chém gió” với bạn bè”, anh Linh chia sẻ. Những dịp offline dành cho Mentor và sinh viên của FUNiX cũng chưa bao giờ thiếu vắng gương mặt Mentor Trần Mạnh Linh.
Thường hỗ trợ các xTer – sinh viên FUNiX qua công cụ chat với skype, facebook,…anh Linh cho biết với hình thức này có thể hướng dẫn và giải đáp cho người học mọi lúc mọi nơi: giờ nghỉ trưa, khi đi xe bus hay ngay cả lúc đang uống bia chém gió với bạn bè. “Hình thức này cũng tiện cho người học vì có thể xem lại những hướng dẫn của Mentor khi chưa hiểu”, anh Linh cho biết thêm.
Cảm thấy may mắn khi quyết định trở thành Mentor FUNiX, anh Linh tâm sự “được tiếp xúc với các học viên ở nhiều lứa tuổi, trình độ, tính cách,…giúp mình có thêm nhiều người bạn mới, nhiều trải nghiệm thú vị và khó quên như lầ hướng dẫn xTer Hà Hoàng. Chị Hà là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế bên Úc, dù việc nghiên cứu hết sức bận rộn, deadline dồn dập nhưng với niềm đam mê với web chị vẫn chăm chỉ “gõ cửa” nhờ Mentor trợ giúp dù hai bên có chênh lệch về múi giờ. Điều khiến mình ấn tượng nhất là chị Hà không học vì điểm số và bằng cấp mà chỉ chú tâm tiếp thu thật nhiều kiến thức. Các học viên lớn tuổi của FUNiX thường có ý thức học tập rất nghiêm túc, những câu hỏi đặt ra cho Mentor thường rất cặn kẽ, chuyên sâu có khi bao gồm cả những kiến thức nâng cao”.
Hay như ấn tượng về nữ xTer nhỏ tuổi nhất FUNiX – Ngô Xuân Hạnh Nhi, 13 tuổi và rất đam mê CNTT. “Bạn là một trong những xTer ngày đêm “réo gọi” tên mình, nhiều lúc đang họp mà điện thoại sáng liên tục với vài chục tin nhắn alooo, mentor ơi,…”, anh Linh tủm tỉm kể. Có đôi lúc cảm thấy hơi quá sức khi vừa phải cáng đáng công việc chính lại thêm việc mentor mỗi tối nhưng cứ nghĩ đến chị Hà hay Hạnh Nhi và các xTer khác, anh Linh lại phấn chấn hơn hẳn vì anh luôn cảm thấy vui khi giúp đỡ được những học viên của mình. Ở FUNiX, Mentor truyền kiến thức cho học viên còn học viên sẽ truyền lửa, tiếp thêm động lực theo nghề cho Mentor.
Đánh giá cao mô hình giáo dục trực tuyến FUNiX, nhất là phương pháp giảng dạy chú trọng đến kiến thức thực tế, anh Linh nhận định đó chính là lý do FUNiX chọn mời các chuyên gia CNTT, những người đang công tác trong ngành về giảng dạy bởi hơn ai hết họ hiểu công việc sau này đòi hỏi những gì để truyền đạt lại cho sinh viên của mình. Việc tiếp xúc với Mentor cũng là nhà tuyển dụng tương lai ngay trong quá trình học giúp sinh viên FUNiX sớm có định hướng nghề nghiệp cũng như tăng cơ hội việc làm. Khó khăn duy nhất mà anh gặp phải trong quá trình mentor có lẽ là thời gian kết nối để xTer đặt câu hỏi. “Chỉ có 10 phút cho mỗi phiên hỏi đáp, trong khi có nhiều câu hỏi Mentor cần phải suy nghĩ và search Google”, anh Linh hóm hỉnh nói.
Dù công việc khá bận rộn, nhưng anh Linh luôn cố gắng dành hết thời gian buổi tối cho việc mentoring, hỏi thi, chấm bài và giải đáp các thắc mắc cho sinh viên FUNiX. Với mong muốn truyền đạt lại thật nhiều kinh nghiệm của bản thân, sắp tới anh Trần Mạnh Linh sẽ chú trọng nghiên cứu các công nghệ mới và tiếp tục giảng dạy tại một số trường trong thành phố và trong tương lai gần sẽ khởi nghiệp với xSchool của riêng mình.
Trang Lê
Bình luận (0
)