3 yếu tố chính cho thấy Fresher Developer làm được việc
Nguyễn Quốc Tuấn - sinh viên FUNiX nêu quan điểm “Fresher developer thế nào là làm được việc”. Anh chỉ 3 yếu tố quan trọng cùng các kỹ năng cần thiết khác cho thấy một Fresher Developer làm được việc hay không.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Rẽ ngang sang ngành IT ở tuổi 25, Nguyễn Quốc Tuấn – sinh viên FUNiX (đang học Chứng chỉ 5 ), hiện đã làm lập trình viên được hơn một năm rưỡi nêu quan điểm “Fresher developer thế nào là làm được việc”. Anh chỉ 3 yếu tố quan trọng đầu tiên cho thấy một Fresher Developer làm được việc hay không, cùng các kỹ năng cần thiết khác.
Chia sẻ của Tuấn được đăng trong group Cộng đồng sinh viên FUNiX. Xin đăng tải để các bạn học viên, người theo ngành IT cùng tham khảo.
Dám hỏi mọi người trong ngành IT, nói cụ thể là Developer (lập trình viên) định nghĩa thế nào gọi là “làm được việc”? Theo mình làm cái gì cũng vậy tựu chung lại người tuyển dụng người ta vẫn chú tâm nhất là Kỹ năng giải quyết vấn đề. Theo mình đối với Fresher Developver (các bạn học lập trình mới ra trường, bắt đầu đi làm) thì gồm những yếu tố sau:
- Code (lập trình) chạy được, đúng yêu cầu, biết test (kiểm tra) để tự phát hiện và fix bug (sửa lỗi) để đảm bảo ít bug (lỗi) hoặc không có bug trước khi đưa cho Tester (Kiểm thử).
- Đọc và phân tích được code của người khác viết sẵn, biết nắm flow code, biết debug.
- Thời gian hoàn thành yêu cầu hợp lý. Thí dụ cùng một chức năng người khác (cùng lượng kinh nghiệm) code một ngày xong mà mình code một tuần xong thì không thể tính là làm được việc.
Ngoài ra còn một số thứ khác cần cập nhật không ngừng trong quá trình tích lũy kinh nghiệm: clean code (code sạch), kiến trúc thiết kế..
Ý kiến của mình là vậy, còn mọi người thì sao? Liệu FUNiX đã đảm bảo sinh viên “làm được việc” chưa? Cái này có vẻ là do vấn đề cá nhân học tập thế nào chứ không nằm ở FUNiX. Có chăng chỉ là FUNiX có thể cải thiện chất lượng dịch vụ để giúp việc tự học tốt hơn chẳng hạn như là đầu tư vào học liệu, thư viện, mentor…
Cuối cùng, “làm được việc” hay không là do sinh viên chứ không phải do đơn vị đào tạo. Cả ở đại học truyền thống cũng chả có ai dám tuyên bố 100% sinh viên ra “làm được việc”, việc của nhà trường chỉ là định hướng và hỗ trợ nhiệt tình mà thôi.
Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1992 – quê Long An) chọn học FUNiX vì mô hình trực tuyến để vừa học vừa làm kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí, lại thỏa mãn đam mê ở tuổi 25. Trải qua nhiều khó khăn, hiện Quốc Tuấn đang học tới Chứng chỉ 5, đồng thời đã đi làm Lập trình viên theo đúng mục tiêu ban đầu. Mặc dù rất bận rộn với việc vừa đi học vừa đi làm, nhưng Quốc Tuấn vẫn là một trong những sinh viên năng nổ, thường xuyên đóng góp ý kiến trong cộng đồng xTer.
Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1992 – quê Long An) chọn học FUNiX vì mô hình trực tuyến để vừa học vừa làm kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí, lại thỏa mãn đam mê ở tuổi 25. Trải qua nhiều khó khăn, hiện Quốc Tuấn đang học tới Chứng chỉ 5, đồng thời đã đi làm Lập trình viên theo đúng mục tiêu ban đầu. Mặc dù rất bận rộn với việc vừa đi học vừa đi làm, nhưng Quốc Tuấn vẫn là một trong những sinh viên năng nổ, thường xuyên đóng góp ý kiến trong cộng đồng xTer.
Xem thêm bài đánh giá, chia sẻ kiến thức của Tuấn tại đây:
- Gợi ý các phần mềm hỗ trợ việc học FUNiX hiệu quả
- 6 đánh giá FUNiX từ góc nhìn cá nhân của một sinh viên
- 2 kỹ năng học quan trọng nên có của sinh viên FUNiX
Quỳnh Anh (ghi)
Bình luận (0
)