4 bí quyết để nhảy việc giúp bạn tiến lên trong sự nghiệp
Nhiều người không thích nhảy việc, cho rằng đây là một hành động có phần thiếu trách nhiệm với công ty và với chính bản thân mình. Trong thực tế, bí quyết nhảy việc đúng thời điểm, đúng cách có thể giúp bạn tạo ra những đột phá trong sự nghiệp.
Table of Contents
Bài viết dưới đây chia sẻ 3 bí quyết nhảy việc mà bạn nên vận dụng để nhảy việc giúp bạn tiến lên trong sự nghiệp.
1. Chấp nhận rủi ro
Nhảy việc, đồng nghĩa với bạn phải thay đổi sang môi trường làm việc hoàn toàn mới, thậm chí, một công việc hoàn toàn mới. Bạn hầu như không thể chắc chắn mình có thể hay không thể làm tốt nó hay không. Nhưng nếu mãi lo sợ và nghi ngờ, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thử sức.
Chấp nhận rủi ro khi nhảy việc là một thái độ giúp bạn dễ dàng tiến lên, chấp nhận “mất mát”, thất bại, thách thức để chinh phục công việc mới. Từ tâm thế đó, bạn sẽ dễ dàng dồn mọi động lực để làm việc tốt nhất trong khả năng của mình.
Ngược lại, lo sợ rủi ro thậm chí có thể khiến bạn không bao giờ thay đổi, luôn đứng yên trong vòng tròn an toàn của mình, không thể biết mình sẽ có thể đi xa tới đâu.
2. Tự tin vào năng lực của bản thân
Tự tin vào năng lực bản thân khi nhảy việc, đây là một trong những “chìa khóa” giúp bạn vươn lên trong bất cứ môi trường “mới” nào: Bạn có khả năng, năng lực; bạn đã lựa chọn; và bạn sẽ làm được.
Chấp nhận rủi ro, tin vào năng lực của mình nên mới nhảy việc. Tất cả là nền móng vững chắc để bạn thúc đẩy chính mình tiến đến những bậc thang cao hơn trong sự nghiệp, hay cao hơn với chính bạn về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm sống…
3. Sẵn sàng nhắm tới các vị trí có phần mình “hơi đuối”
Một kinh nghiệm để người nhảy việc có thể tìm thấy một bước tiến sự nghiệp xứng đáng chính là: sẵn sàng nhắm tới các vị trí mà mình có phàn “hơi đuối”: Một công việc mang đến nhiều kiến thức, kỹ năng mới, thậm chí mới rất nhiều và mới hoàn toàn. Thì để có được những điều mới mẻ đó, bạn phải sẵn sàng bỏ công học tập, nghiên cứu.
Bạn không nên quá “Ăn chắc” cho những vị trí mà bạn biết rằng mình đáp ứng, thỏa mãn được 100%. Chọn lựa các vị trí công việc mới- yêu cầu cao hơn level hiện tại có thể góp phần đẩy năng lực của bạn lên rất nhiều sau khi bạn thành công chinh phục công việc ấy.
4. Sẵn sàng học tập, thử nghiệm
Nhiều người, khi ở một độ tuổi nhất định, một vị trí nhất định thì không còn nghĩ nhiều đến chuyện học tập hay thử nghiệm điều mới nữa. Họ làm việc hầu như bằng kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức có sẵn. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của ngành nghề có thể khiến họ lạc hậu mà không biết. Hay tệ hơn, chính ngành nghề của họ trở nên lạc hậu.
Bởi thế, tinh thần sẵn sàng học tập, sẵn sàng thử nghiệm những điều mới sẽ là chìa khóa giúp bạn nhảy việc thành công: Chuyển hẵn sàng một lĩnh vực, ngành nghề mới tinh, nhưng có thể kết hợp với ngành nghề cũ của bạn; Bắt đầu công việc mới theo một cách thức hoàn toàn mới, phải học hỏi nhiều kiến thức song bạn học được và muốn học. Tất cả sẽ là sự khởi đầu hoàn hào cho hành trình nhảy việc đầy giá trị: Kiến thức của bạn thêm dồi dào, tâm trí và trái tim bạn được bơm thêm cảm hứng sống…
Với 4 bí quyết trên đây, hi vọng rằng bạn sẽ có thêm góc nhìn và lời khuyên hữu ích để chuyển nghề, nhảy việc thật thành công nhé!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết:
Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?
5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX
Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)