Mức độ bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho bạn

Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?

Chia sẻ kiến thức 12/10/2021

Nhiều con đường sự nghiệp khác nhau trong khoa học máy tính đòi hỏi các mức độ khác nhau. Đây là chỉ dẫn một số gợi ý về bằng cấp, mô tả chuyên môn và nghề nghiệp bạn có thể có theo từng loại bằng cấp bạn lựa chọn.

Bạn cần bằng cấp nào để trở thành nhà phát triển web, kỹ sư phần mềm hoặc nhà khoa học dữ liệu? Nhiều con đường sự nghiệp khác nhau trong ngành khoa học máy tính đòi hỏi các mức độ khác nhau. Bảng dưới đây chỉ dẫn một số gợi ý về bằng cấp, mô tả chuyên môn và nghề nghiệp bạn có thể có theo từng loại bằng cấp bạn lựa chọn. 

Ngành khoa học máy tính có thực sự cần thiết cho sự nghiệp lập trình? (Nguồn: Internet)
Ngành khoa học máy tính có thực sự cần thiết cho sự nghiệp lập trình? (Nguồn: Internet)

1. Các mức độ bằng cấp ngành khoa học máy tính

Để theo đuổi ngành khoa học máy tính, bạn cần hiểu rõ các mức độ bằng cấp sau:

1.1 Chứng chỉ

Chứng chỉ chuyên môn được cấp cho sinh viên hoàn thành các kỹ năng khoa học máy tính cốt lõi nhưng chưa tốt nghiệp toàn bộ chương trình. Sinh viên có thể học theo các chuyên môn khác nhau như phát triển web, lập trình di động, lập trình game, bảo mật v.v..

Các công việc gợi ý: Lập trình viên theo từng vị trí chứng chỉ, chuyên gia hỗ trợ máy tính, nhà thiết kế web…

1.2 Cử nhân khoa học máy tính

Cử nhân khoa học máy tính là bằng cấp đầu vào cho nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực CNTT. Nhiều chương trình cử nhân cung cấp sự tập trung để tập trung vào các lĩnh vực khoa học máy tính cụ thể. Các khóa học về phát triển phần mềm, quản trị hệ thống và kỹ thuật phần mềm chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp sự nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng.

Công việc gợi ý: Lập trình viên phần mềm, Kiến trúc sư mạng máy tính, Nhà phân tích bảo mật thông tin v.v..

>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả

1.3 Thạc sĩ Khoa học máy tính

Bằng thạc sĩ về khoa học máy tính cung cấp chương trình đào tạo sau đại học về quản lý hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu. Trong chương trình thạc sĩ, sinh viên sau đại học chuyên môn hóa nội dung đào tạo trong một lĩnh vực tập trung. 

Hầu hết các chương trình thạc sĩ đều kết hợp kỳ thực tập, kỳ thi thạc sĩ hoặc luận văn thạc sĩ để đào tạo sinh viên cho những nghề nghiệp nâng cao trong khoa học máy tính.

Công việc gợi ý: Nhà khoa học dữ liệu; nhà khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin; chuyên gia quản lý hệ thống thông tin và máy tính v.v..

1.4 Tiến sĩ

Bằng cấp cuối cùng về khoa học máy tính hiện nay là bằng tiến sĩ, cung cấp bậc đào tạo nghiên cứu nâng cao. Trong chương trình tiến sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ hoàn thành các môn học, vượt qua các kỳ thi toàn diện và nghiên cứu một chủ đề luận văn. Bằng cấp này mở ra sự nghiệp học tập và nghiên cứu, bao gồm cả con đường trở thành một giáo sư khoa học máy tính.

Các vị trí công việc có thể theo đuổi: Giáo sư khoa học máy tính; Nhà khoa học máy tính; Nhà khoa học nghiên cứu

Tùy mục tiêu khác nhau mà mỗi người sẽ có những lựa chọn bằng cấp khác nhau (Nguồn: Internet)

2. Học tập để thành công với ngành khoa học máy tính như thế nào?

Xây dựng các kỹ năng cốt lõi mà sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính cần có là yêu cầu bắt buộc. Đôi khi, người học bị cuốn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập hơn là xây dựng các kỹ năng. Thay vì nhồi nhét để vượt qua các kỳ thi hay nhằm mục đích đạt điểm cao, hãy tập trung vào việc phát triển các kỹ năng sẵn sàng cho nghề nghiệp. Đó mới là nền tảng vững chắc để theo các chuyên ngành chuyên sâu khi bạn muốn phát triển ở trình độ cao hơn.

Đồng thời với việc xây dựng kỹ năng, ngay trong quá trình học, bạn cũng cần xác định sớm lĩnh vực chuyên môn bạn quan tâm, ví dụ như theo hướng lập trình game, phát triển ứng dụng hay bảo mật thông tin v.v.. Cuối cùng, xác định ngành nghề bạn muốn theo đuổi, nhiều tiềm năng về mức lương và cơ hội thăng tiến khi học tập công nghệ, chẳng hạn như tài chính (fintech), y tế và chăm sóc sức khỏe (healthtech), kỹ thuật, game, quảng cáo và các lĩnh vực khác. 

3. Học khoa học máy tính ở đâu tốt nhất?

Khoa học máy tính là một ngành rộng lớn với nhiều tiềm năng cho thế hệ trẻ. Việc các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi lĩnh vực khoa học máy tính là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Hiện nay, không chỉ các tân sinh viên mà các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 cũng dần có định hướng tìm hiểu và học tập ngành nghề này.

Thấu hiểu nhu cầu đó, FUNiX đã thiết kế chương trình Khoa học máy tính với Python để giúp các bạn có một môi trường học tập lý tưởng: học online 100% linh hoạt, học 1-1 cùng Mentor giàu kinh nghiệm, học đi đôi với hành tự sáng tạo sản phẩm,…

Khóa học của FUNiX bao gồm 3 học phần bài bản, lộ trình học cá nhân hóa từ 6 tháng – 2 năm tùy theo năng lực và sở thích của các bạn trẻ: 

  • Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
  • Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
  • Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.

Sau khi kết thúc chương trình học, trẻ sẽ được trang bị các kiến thức theo tiêu chuẩn kiến thức khung CSTA K-12 CS của Mỹ – Khung chuẩn quốc tế về Khoa học máy tính được công nhận rộng rãi dành riêng cho học sinh.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học Khoa học máy tính, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Nguyên Chương (theo Zdnet)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại