BlackArch là một biến thể khác có nguồn gốc từ Arch. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu sâu hơn về BlackArch và các tính năng của nó, đồng thời có thể tự quyết định xem bạn có nên chuyển từ bản Arch Linux gốc sang BlackArch hay không.
BlackArch Linux là gì?
Năm 2001, một lập trình viên người Canada mang Judd Vinet đã phát triển phiên bản Arch Linux ban đầu, sau đó được phát hành rộng rãi hơn vào năm 2002. Vì không quá hài lòng với cách bản phân phối xử lý các gói, ông đã tạo ra Pacman, sau này trở thành ứng dụng công cụ để cài đặt gói trên hệ điều hành này.
Pacman cung cấp một loạt các lệnh dễ sử dùng mà mọi người dùng Arch cần biết, trước khi tìm hiểu sâu hơn về bất kỳ hệ điều hành nào có liên quan.
BlackArch là một bản phân phối Linux kiểm thử xâm nhập (penetration testing) mã nguồn mở, thường được sử dụng bởi những người quan tâm đến kiểm thử xâm nhập và bảo mật không gian mạng.
Giống như Kali Linux, nó được trang bị nhiều công cụ an ninh mạng khác nhau (2.810 ứng dụng) cần thiết để thực hiện phân tích hệ thống hoàn chỉnh nhằm loại bỏ các lỗ hổng phần cứng và phần mềm.
Những điều bạn cần biết về BlackArch
BlackArch có một tập hợp các tính năng độc đáo giúp nó trở nên khác biệt. Không phải ngẫu nhiên mà nó được coi là một trong những bản phân phối Linux dựa trên Arch tốt nhất sau Manjaro và EndeavourOS.
Đây là những gì bạn cần biết về bản phân phối này:
1. Nhiều desktop
Linux luôn đi kèm với các desktop của riêng nó. BlackArch có rất nhiều các phiên bản dành cho desktop riêng, bao gồm dwm, spectrwm, Openbox, wmii, awesome và Fluxbox.
2. Ứng dụng mặc định
BlackArch cung cấp một cơ hội tuyệt vời để bạn cài đặt các ứng dụng có sẵn riêng lẻ và theo nhóm. Mỗi ứng dụng được phân loại rõ để người dùng có thể tận dụng tối đa các tùy chọn có sẵn.
Có các nhóm cho:
- Wireless (Không dây)
- Disassemblers
- Malware (Phần mềm độc hại)
- Anti-forensic
- Crackers
- Fuzzers
- Sniffers
- Proxy
- Backdoors
- Keyloggers
- Debuggers (Trình gỡ lỗi)
- Decompilers (Trình biên dịch)
3. Đối tượng mục tiêu
Những người mới làm quen với Linux nên tránh xa BlackArch. Là một hệ điều hành kiểm thử thâm nhập, BlackArch phục vụ cho các chuyên gia có hiểu biết tường tận về các ứng dụng và có thể sử dụng/cài đặt các gói khi cần thiết.
4. Nhiều tùy chọn kiến trúc
Ban đầu, hệ điều hành chỉ cung cấp các tùy chọn kiến trúc i686 và x86_64; tuy nhiên, từ năm 2014, đã có những bổ sung mới vào danh sách, bao gồm kiến trúc ARMv6h và ARMv7h.
5. Các phiên bản ISO
Tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ Linux của bạn, có ba tùy chọn ISO khác nhau mà bạn có thể lựa chọn:
- BlackArch Linux 64-bit Full ISO: có kích thước khổng lồ, kho lưu trữ chứa tất cả các công cụ thiết yếu được cài đặt sẵn. Có nhiều tùy chọn desktop có sẵn trong cài đặt này. Người dùng có thể chuyển đổi giữa các phiên bản khác nhau sau khi cài đặt.
- BlackArch Linux 64-bit Slim ISO: Như tên cho thấy, tùy chọn này được trang bị một số công cụ và tiện ích cần thiết mà người dùng có thể cần sau khi khởi động vào desktop. Phiên bản Slim đi kèm với một desktop XFCE theo mặc định.
- BlackArch Linux 64-bit Netinstall ISO: Tùy chọn thứ ba là một cái khung mà bạn có thể sử dụng với các máy bootstrap. Nó nhẹ và đi kèm với các gói tối thiểu, giúp quá trình cài đặt dễ dàng và liền mạch.
Bạn có thể khám phá và tải xuống cả ba tùy chọn từ trang web chính thức của BlackArch.
6. Sự vắng mặt của GUI
Sự thiếu vắng của giao diện người dùng đồ họa (GUI) trong BlackArch Linux có thể khó mà chấp nhận được với nhiều người dùng, những người đã quen với việc sử dụng Kali và các bản phân phối có liên quan khác.
Bạn phải thực hiện tất cả các cập nhật và cài đặt liên quan đến ứng dụng từ terminal vì BlackArch là hệ điều hành dựa trên giao diện dòng lệnh (CLI). Đối với cài đặt lần đầu tiên, bạn có thể sử dụng Calamares, một phương pháp cài đặt có hướng dẫn cho BlackArch.
Kết luận
Nếu bạn là người dùng mới, tốt nhất nên thử nghiệm với Arch Linux trước, sau đó chuyển từ từ sang các bản phân phối có liên quan.
ĐỌC TIẾP: Arch Linux là gì? Ai nên sử dụng Arch Linux?
Vân Nguyễn
Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-blackarch-linux/
Bình luận (0
)