Clean Boot khác gì Safe Mode? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Clean Boot khác gì Safe Mode?

Chia sẻ kiến thức 20/02/2022

Clean Boot và Safe Mode nghe có vẻ giống nhau, vậy bạn nên sử dụng chúng trong những trường hợp như thế nào?

 

 

Windows là sự kết hợp của các chương trình, dịch vụ và quy trình của bên thứ nhất cũng như các công cụ của bên thứ ba. Sự kết hợp này đảm bảo rằng bạn có một hệ điều hành ổn định để cài đặt và chạy các chương trình.

Nhưng do sự hiện diện của một số lượng lớn các chương trình và dịch vụ, luôn có nguy cơ phần mềm hoặc phần cứng xung đột với nhau.

Safe mode (chế độ an toàn) và Clean boot (tạm dịch là chế độ khởi động sạch) là hai chế độ hệ điều hành mà bạn có thể sử dụng để giải quyết những xung đột này.

1. Clean boot là gì?

Clean boot là chế độ khởi động máy tính của bạn ở trạng thái không có bất kỳ công cụ hoặc dịch vụ nào của bên thứ ba. Máy tính của bạn chỉ khởi động với các dịch vụ thiết yếu của Microsoft chạy ở chế độ nền.

Khi bạn thực hiện clean boot, bạn đang tắt tất cả các dịch vụ không phải của Microsoft để xem dịch vụ của bên thứ ba nào đang có vấn đề. Khởi động ở trạng thái này cho phép bạn thu hẹp số lượng các chương trình có khả năng gây ra xung đột.

Windows sẽ không giúp bạn khởi chạy vào một môi trường clean boot. Bạn phải tắt tất cả các dịch vụ của bên thứ ba theo cách thủ công.

2. Safe Mode là gì?

Safe Mode là một tính năng gốc của Windows cho phép hệ điều hành khởi động mà không cần các dịch vụ và driver không cần thiết. Khi bạn khởi động hệ điều hành của mình ở Safe Mode, bạn đang yêu cầu Windows tắt tất cả các dịch vụ và driver phần cứng không cần thiết để Windows hoạt động.

Khi khởi động vào Safe Mode, bạn có thể ngạc nhiên về độ chậm của nó. Điều này là do Safe Mode cũng vô hiệu hóa tất cả các cải tiến tốc độ như tăng tốc phần cứng. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng Safe Mode, hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho một trải nghiệm không được bóng bẩy và trơn chu.

3. Sự khác biệt giữa Clean boot và Safe mode

Clean Boot và Safe Mode nghe có vẻ giống nhau, vậy khi nào bạn sử dụng chế độ này thay vì chế độ khác?

Nhìn bề ngoài, chế độ Clean boot và Safe mode khá giống nhau. Cả hai đều vô hiệu hóa các dịch vụ của bên thứ ba. Cả hai chỉ chạy các dịch vụ của Microsoft. Và cả hai đều được sử dụng để tìm và giải quyết xung đột. Vậy chúng có phải là một không?

Câu trả lời là không: Safe Mode và clean boot là hai chế độ riêng biệt tạo ra các môi trường Windows khác nhau.

Safe Mode là một tính năng được tích hợp sẵn. Bạn không cần phải tinh chỉnh mọi thứ theo cách thủ công. Tất cả những gì bạn phải làm là chuyển sang Safe Mode và Windows sẽ làm phần còn lại.

Với Safe Mode, Windows có một tập hợp các hướng dẫn được lập trình sẵn về những dịch vụ và quy trình cần tắt. Vì vậy, nó sẽ vô hiệu hóa mọi driver, dịch vụ và quy trình không cần thiết, bao gồm cả những driver đến trực tiếp từ Microsoft. Nghĩa là Safe Mode sẽ nhắm mục tiêu đến cả dịch vụ của bên thứ nhất và bên thứ ba.

Clean boot chỉ nhắm mục tiêu các dịch vụ không phải của Microsoft. Trong chế độ này, bạn vô hiệu hóa thủ công mọi dịch vụ của bên thứ ba.

Kết quả là một môi trường không có bất kỳ chỉnh sửa nào của bên thứ ba nhưng bạn vẫn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ của Microsoft.

Vì vậy, khi Safe Mode không bao gồm bất kỳ thứ gì ngoài các driver thiết yếu, kể cả những cái do Microsoft phát triển, clean boot chỉ loại bỏ các dịch vụ của bên thứ ba. Vì vậy, tất cả các cải tiến của Microsoft như tăng tốc phần cứng đều không có trong Safe mode nhưng lại có trong Clean boot. 

Tiếp nữa Safe Mode dành cho việc tìm kiếm và điều chỉnh các xung đột và sự cố do các thành phần phần cứng gây ra. Đây là lý do tại sao chỉ những driver phần cứng cơ bản nhất mới chạy ở Safe Mode.

Safe Mode cũng giới hạn khả năng cài đặt chương trình của bạn. Vì vậy, bạn không thể cài đặt một số chương trình trong chế độ này.

Clean boot là để xác định và khắc phục các xung đột phần mềm. Vì vậy, tất cả các driver phần cứng đều có. Bạn có thể cài đặt bất kỳ chương trình nào khi bạn đang ở trong một môi trường clean boot.

4. Clean boot hoay Safe Mode: Lựa chọn là của bạn

Clean boot không giống như Safe Mode. Chọn cái nào tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn khắc phục sự cố phần mềm, hãy sử dụng clean boot. Nếu bạn muốn khắc phục sự cố phần cứng, hãy sử dụng Safe Mode của Windows.

Hãy nhớ rằng các chế độ này không giống với trải nghiệm Windows thông thường mà sẽ thiếu rất nhiều thứ. Khi bạn đã hoàn thành những việc cần làm, hãy khởi động Windows ở chế độ bình thường.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/clean-boot-vs-safe-mode-whats-the-difference/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Giang Trần

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại