Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin với các bước đơn giản

Hướng dẫn các bước làm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin

Chia sẻ kiến thức 04/04/2023

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong kết quả học tập, cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là một thử thách đối với nhiều bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy để FUNiX giúp bạn với bài viết hướng dẫn ngay bên dưới nhé

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong kết quả học tập, cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là một thử thách đối với nhiều bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Hãy để FUNiX giúp bạn với bài viết hướng dẫn ngay bên dưới nhé. 

1. Tổng hợp các bước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin

1.1 Chọn đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin

Bước đầu tiên khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là chọn một đề tài phù hợp và có tính thực tiễn cao. Khi chọn đề tài nghiên cứu, các bạn sinh viên cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: 

  • Phải có ý nghĩa khoa học: Đề tài của bạn phải có nội dung bổ sung cho phần kiến thức khoa học đang bị thiếu sót hoặc làm rõ những vấn đề còn gây tranh cãi.
  • Phải có tính thực tiễn: Để kiểm tra đề tài có hữu ích hay không, bạn cần đặt câu hỏi liệu chúng có thỏa mãn một nhu cầu đang hiện có trong xã hội mang lại các giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn hay không.
  • Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học cũng cần phải phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng kinh tế và quỹ thời gian của cả nhóm nghiên cứu.

Nếu bạn vẫn chưa xác định được đề tài nghiên cứu khoa học, hãy nhờ đến sự trợ giúp của giảng viên để được đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin
Chọn đề tài nghiên cứu rất quan trọng

<<< Xem thêm: Khóa học công nghệ thông tin ngắn hạn nào tốt nhất?

1.2 Tìm đồng đội

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin là thử thách vô cùng gian nan và đặc biệt mất rất nhiều thời gian. Chính vì thế, bạn nên có thêm những người bạn để có thể đồng hành cùng nhau trong thử thách này. 

Họ sẽ hỗ trợ bạn tìm và nghiên cứu tài liệu, đưa ra những ý kiến bổ sung, cũng như động viên bạn mỗi khi muốn bỏ cuộc. Ngoài ra, việc có thêm đồng đội sẽ mang đến nhiều kỉ niệm quý giá trong quá trình nghiên cứu khoa học. 

1.3 Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin

Để có được kết quả nghiên cứu tốt nhất, trước tiên bạn cần đặt các câu hỏi xoay quanh đề tài đã chọn:

  • Đối tượng nghiên cứu: Cần xem xét những người, sự vật hay hiện tượng nào để làm rõ trong đề tài của mình.
  • Phạm vi nghiên cứu: Cần giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong phạm vi như thế nào, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.
  • Mục đích nghiên cứu: Bạn cần xác định mục tiêu đề tài nghiên cứu của mình muốn hướng đến.
  • Nội dung nghiên cứu: Hãy xác định quá trình nghiên cứu dự kiến đối với đề tài.
  • Phương pháp nghiên cứu: Xác định đúng phương pháp nghiên cứu giúp bạn có hướng đi phù hợp khi tiếp cận đề tài, cũng như giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Cần xác định những vấn đề liên quan khi nghiên cứu
Cần xác định những vấn đề liên quan khi nghiên cứu

<<< Xem thêm: Kinh nghiệm tìm khóa học IT bảo đảm việc làm, cơ hội onsite

1.4 Lập đề cương chi tiết

Để có được góc nhìn tổng quan, cũng như định hướng xây dựng đề tài nghiên cứu dễ dàng hơn, bạn cần chuẩn bị kế hoạch và đề cương nghiên cứu: 

  • Kế hoạch nghiên cứu: Tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước. Kế hoạch cũng bao gồm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
  • Đề cương nghiên cứu: Đây là văn bản triển khai những mục chi tiết dự kiến sẽ có trong đề tài nghiên cứu.

1.5 Tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn

Sau khi đã hoàn thành xong đề cương nghiên cứu của nhóm, bạn nên tìm đến giảng viên hướng dẫn để nhờ tư vấn, giúp đỡ. Bạn cần đặt lịch hẹn với thầy cô và chuẩn bị trước những thắc mắc của mình để tiết kiệm thời gian

Cần tham khảo ý kiến của giảng viên trước khi nghiên cứu
Cần tham khảo ý kiến của giảng viên trước khi nghiên cứu

1.6 Thu thập tài liệu

Sau khi đã có đề cương chi tiết, bạn cần tìm kiếm các tài liệu đã có để đào sâu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin của mình. Để thu thập các dữ liệu hữu ích và uy tín, bạn có thể tìm thông qua những nguồn tham khảo sau:

  • Thông thường những thầy cô có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học sẽ có sẵn một bộ sưu tập các tài liệu hữu ích và giúp bạn định hướng đâu là tài liệu bạn cần đọc.
  • Bạn cũng có thể tìm kiếm trong thư viện của các trường đại học.
  • Ngoài ra, hãy tìm kiếm ở những tạp chí khoa học, các bài báo, ấn phẩm về đề tài bạn đang nghiên cứu.
  • Một số trang web giúp bạn tra cứu thông tin hữu ích và uy tín khác có thể tham khảo như trang web ssrn, Google Scholar, sciencedirect.

<<< Xem thêm: Chat GPT thay thế Google trong tương lai không?

1.7 Xử lý dữ liệu

Sau khi đã tổng hợp được một kho dữ liệu, bạn cần sử dụng tư duy logic, các phương pháp nghiên cứu để xử lý và lọc ra những thông tin cần thiết cho đề tài của mình. Mục đích của việc này nhằm tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa lại các thông tin để tìm ra những khía cạnh, kết luận và các đối tượng mới. 

Trong quá trình xử lý dữ liệu, bạn cần chú ý tôn trọng các thông tin gốc, tính khách quan của những con số và sự kiện. Tuyệt đối không được điều chỉnh chúng, cũng như áp đặt những quan điểm chủ quan. 

Hệ thống lại dữ liệu sau khi đã tổng hợp
Hệ thống lại dữ liệu sau khi đã tổng hợp

1.8 Kiểm tra kết quả nghiên cứu

Sau khi đã xử lý xong dữ liệu và hệ thống hóa, sắp xếp lại thành từng mục khác nhau trong đề cương, bạn cần kiểm tra lại kết quả của mình theo các cách sau: 

Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:

  • Để tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu, bạn hãy kiểm tra bằng thực nghiệm trên các đối tượng và phạm vi khác nhau.
  • Để đảm bảo tính đa chiều trong kết quả nghiên cứu, bạn có thể so sánh và đối chiếu với những đề tài có liên quan trước đó. 

1.9 Báo cáo kết quả nghiên cứu

Sau khi đã kiểm tra lại nội dung, bạn cần viết lại thành một bài báo cáo kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh để Hội đồng đánh giá thông qua. Bạn có thể viết bản nháp để giảng viên hướng dẫn có thể chỉnh sửa và góp ý cho phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị trước nội dung phản biện để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình trước Hội đồng.

Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu bằng một bài báo cáo
Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu bằng một bài báo cáo

<<< Xem thêm: Chủ động công việc IT tại nhà nhờ kỹ năng quản lý thời gian

2. Vì sao nên học công nghệ thông tin tại FUNiX?

Việc học công nghệ thông tin tại các trường đại học hiện nay đòi hỏi bạn phải mất đến 4 năm để hoàn thành xong chương trình. Vì thế, việc này khá mất thời gian, đặc biệt đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn và muốn đi làm từ sớm.

Xuất phát từ lý do đó, FUNiX đã hỗ trợ người học bằng cách tổ chức những chương trình học công nghệ thông tin trực tuyến. Bạn có thể bắt đầu ngay từ những năm học phổ thông khi chọn chương trình này. 

Tại FUNiX, nếu bạn là học viên hoặc sinh viên học tại một trường Đại học đang tham gia vào khóa học ở FUNiX và bạn có lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học tại trường, thì đội ngũ mentor tại FUNiX có thể hỗ trợ và đưa ra cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích. Bên cạnh đó, tại đây còn có chương trình đào tạo đa dạng để bạn dễ dàng lựa chọn hướng học tập phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình.

Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin trong thời sinh viên là một trải nghiệm vô cùng quý báu. Hãy tham khảo những hướng dẫn trong bài viết trên của FUNiX để có thể hoàn thiện đề tài của mình thật tốt. Đồng thời, đừng bỏ lỡ những khoá học chất lượng tại FUNiX nhé! 

>>>Đăng ký ngay tại FUNiX:

<<< Xem thêm một số bài viết hay hơn tại đây: 

 

Đào Thị Kim Thảo

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại