Điểm giống và khác nhau của khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính

Điểm giống và khác nhau của khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính

Chia sẻ kiến thức 20/10/2022

Khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là những ngành cực kỳ hot trên thị trường lao động hiện nay. Bởi nhu cầu lớn về công nghệ, máy tính trong thời đại công nghệ 4.0.

Khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là những ngành cực kỳ hot trên thị trường lao động hiện nay. Bởi nhu cầu lớn về công nghệ, máy tính trong thời đại công nghệ 4.0. Bài viết dưới đây, hãy cùng FUNiX tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của hai ngành này.

1. Khái niệm về ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính

Khoa học máy tính (computer science) gồm viết mã tích hợp dữ liệu, thuật toán, mô hình thống kê, cấu trúc dữ liệu. Ngành này tập trung vào phần mềm của máy tính và học cách viết mã, tạo ra các thuật toán sao cho hiệu quả. 

Bên cạnh đó, người học cần những chứng chỉ đặc biệt và những khóa học để có thể ra ngoài làm việc. Ví dụ như kiến trúc máy tính, nguyên tắc hệ điều hành, phân tích thuật toán,…

Khoa học máy tính
Khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là những ngành hot trên thị trường lao động

Ngành kỹ thuật máy tính (computer engineering) tập trung vào cách xây dựng thiết bị. Ngành tập trung vào phần cứng của máy tính, kết hợp lý thuyết tính toán, kỹ thuật điện, vật lý và khoa học máy tính. 

2. Phân biệt khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính 

Sau đây là những điểm giống và khác nhau giữa ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính:

2.1 Đặc điểm giống nhau

Hai ngành trên có lĩnh vực và chuyên môn khác nhau nhưng vẫn có điểm chung giống nhau:

  • Hai ngành đều thuộc nhánh của công nghệ thông tin, liên quan đến máy tính để giải quyết vấn đề. 
  • Sử dụng thông tin, dữ liệu, ngôn ngữ máy tính và lập trình. 
  • Mối liên quan giữa hai ngành, ngành kỹ thuật máy tính gồm một phần của khoa học máy tính. 

2.2 Đặc điểm khác nhau

Những đặc điểm khác nhau giữa khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là:

2.2.1 Nội dung học của Khoa học Máy tính và Kỹ thuật máy tính

  • Khoa học máy tính học về thiết kế phần mềm và xây dựng thuật toán rồi kết hợp với các phần mềm khác.
  • Kỹ thuật máy tính kết hợp giữa kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính.

2.2.2 Chương trình đào tạo

  • Khoa học máy tính chủ yếu nội dung mang tính lý thuyết
  • Kỹ thuật máy tính ngoài lý thuyết còn có nội dung về tác động đến xã hội của kỹ thuật, đạo đức. Học lý thuyết và thực hành nhiều hơn.

2.2.3 Các khóa học bổ trợ

  • Khoa học máy tính: kỹ thuật phần mềm, thiết kế và phân tích thuật toán, phân tích dữ liệu
  • Kỹ thuật máy tính: điện và từ tính, cơ khí, vật lý đại cương, giải tích, mạch điện, thiết kế máy móc, thiết kế logic kỹ thuật số. 

2.2.4 Các kỹ năng được trau dồi

  • Khoa học máy tính: thiết kế phần mềm, lý thuyết về tính toán, quản lý dự án phát triển phần mềm, viết mã, thông thạo các ngôn ngữ lập trình.
  • Kỹ thuật máy tính: thiết kế bộ vi xử lý, thiết kế vi mạch, thiết kế kiến trúc máy tính, tạo các thiết bị và hệ thống máy tính, hiểu hiện tượng vật lý về các thiết bị điện tử.

>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả

3. Cơ hội việc làm của khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính

Ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính có cơ hội việc làm rộng mở:

3.1 Đối với ngành khoa học máy tính

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như giáo dục, ngân hàng, tài chính, y tế, cơ quan Chính phủ,… Mức thu nhập hấp dẫn nếu như bạn có tay nghề cao. 

Một số công việc cụ thể khi học ngành khoa học máy tính như: kỹ sư phần mềm, lập trình viên truyền thông đa phương tiện, chuyên viên an ninh mạng, viết bài chuyên ngành.

3.2 Đối với ngành kỹ thuật máy tính

Với ngành kỹ thuật máy tính, bạn có nhiều cơ hội việc làm trong ngành sản xuất, nhiên liệu y tế, hàng không,… Một số công việc như: lập trình viên, kỹ sư đảm nhiệm công việc về công nghệ thông tin, kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử,…

4. Nên học ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính?

Đây là vấn đề được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Thực tế đáp án chính xác nhất là ở chính bản thân bạn. Vì chỉ có bạn mới biết mình yêu thích gì? Bạn thích lý thuyết hay thực hành? Nếu học lý thuyết không tốt thì theo học kỹ thuật máy tính, còn thích lý thuyết thì học khoa học máy tính.

Việc lựa chọn ngành nào còn tùy thuộc vào năng lực của bạn. Mỗi ngành sẽ có những điểm chuẩn khác nhau. Tuy nhiên thì ngành kỹ thuật máy tính có tiềm năng phát triển hơn nhờ tính thực hành cao. Nhu cầu về ngành này cao hơn là nghiên cứu mang tính lý thuyết.

Trên đây là điểm giống và khác nhau của khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành học hợp lý. Nếu bạn yêu thích công nghệ và lập trình, hãy tham gia những khóa học tại FUNiX để có những định hướng nghề nghiệp hiệu quả.

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính

Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm

Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?

Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại