Dữ liệu chứng minh Hàn Quốc đang dẫn đầu ngành công nghiệp trò chơi di động và thể thao điện tử
Thị trường trò chơi điện tử của Hàn Quốc cũng đang dẫn đầu trên toàn cầu với thứ hạng đứng thứ tư trên thế giới, chiếm 6,3% ngành công nghiệp trò chơi toàn cầu, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Bối cảnh kỹ thuật số: AI trong thiết kế trò chơi điện tử
- Thách thức và cơ hội của trò chơi di động trong thể thao điện tử
- Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game (game designer)?
- Những công nghệ mới được ứng dụng trong ngành trò chơi điện tử
- Sự thật thú vị về nền công nghiệp trò chơi điện tử tại Hàn Quốc
Table of Contents
Theo thống kê từ KOCCA (Korean Creative Content Agency), trò chơi điện tử ở Hàn Quốc được 70,5% dân số yêu thích. Bản thân ngành công nghiệp trò chơi điện tử chiếm tỷ trọng 13% toàn bộ ngành công nghiệp nội dùng quốc gia và được ước tính trị giá hơn 7 tỷ đô la.
Đứng thứ tư thị trường thế giới
Thị trường trò chơi điện tử của Hàn Quốc cũng đang dẫn đầu trên toàn cầu với thứ hạng đứng thứ tư trên thế giới, chiếm 6,3% ngành công nghiệp trò chơi toàn cầu, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2019, Hàn Quốc có doanh thu lớn thứ 5 thế giới với 15 nghìn tỷ won (khoảng 1,2 tỷ USD) từ ngành công nghiệp này.
Bên cạnh đó, trò chơi điện tử cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu về nội dung (sản phẩm văn hoá, lợi nhuận từ truyền thông, hình ảnh,…) đạt 6,9 tỷ đô la. Năm 2018, thị trường trò chơi chiếm 8,8% tổng thặng dư thương mại của Hàn Quốc.
Cùng với sự đổi mới không ngừng của các tựa game, một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến sự phát triển của ngành trò chơi điện tử ở Hàn Quốc đó là sự phổ biến của PC Bangs (phòng trò chơi). PC Bangs không chỉ cung cấp phiên bản mới nhất của thiết bị để có trải nghiệm chơi game siêu mượt mà còn cho phép mọi người ngồi chơi cùng nhau và tương tác trực tiếp. Ngoài môi trường thú vị, PC Bangs còn cung cấp những lựa chọn bữa ăn để phục vụ các game thủ,…
Dưới đây sẽ là một số dữ liệu về sự đóng góp của trò chơi di động và thể thao điện tử tới sự phát triển nói chung của ngành game online.
Trò chơi di động
Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất ở châu Á với tỷ lệ 67,6% và điều này dẫn đến sự phổ biến lớn của các trò chơi di động. Điện thoại thông minh là thiết bị được sử dụng để chơi game thường xuyên nhất ở Hàn Quốc và ước tính năm 2020 cho thấy 53% dân số Hàn Quốc chơi trò chơi trên thiết bị di dộng ít nhất một lần một tháng. Nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thời gian mọi người dành cho điện thoại di động tăng lên, làm tăng đáng kể số lượng người chơi game cũng như thời lượng trong ngày dành cho các trò chơi.
Năm 2018, doanh thu của thị trường trò chơi di động tăng 23,1%, giúp nó trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. 85% tổng doanh thu ứng dụng ở Hàn Quốc đến từ các ứng dụng trò chơi trên thiết bị di động, 40% tổng số điện thoại thông minh đã thực hiện thanh toán cho các trò chơi trên thiết bị di động.
Bên cạnh đó, không giống như nhiều quốc gia châu Á khác, nơi hầu hết người chơi trò chơi điện tử chủ yếu là ở nhóm tuổi trẻ, trung bình người chơi game di động ở Hàn Quốc có xu hướng là người lớn, thường đi cùng với trẻ em. Trên thực tế, rất dễ bắt gặp người lớn từ 21 đến 50 tuổi chơi game trên thiết bị di động trong giờ giải lao ngắn ngủi của họ ở các quán cà phê hoặc phương tiện giao thông công cộng.
Hiện tại, công ty nắm giữ thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp trò chơi di động là Netmarble, tiếp theo là NCSoft và Nexon. Thị trường vẫn mở rộng mở cho bất kỳ cá nhân và tổ chức nào, đặc biệt với sự phát triển của các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo, côn nghệ chuỗi khối,… tạo cơ hội rộng mở cho tất cả mọi người tham gia vào ngành này.
Thể thao điện tử
Hàn Quốc là cái nôi của Esports (Thể thao điện tử). Ngành công nghiệp này đã phát triển ở Hàn Quốc nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, và theo sự dẫn dắt của Hàn Quốc, thể thao điện tử đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.
Các tổ chức thể thao điện tử đóng vai trò chính trong việc tổ chức các cuộc thi quốc tế. Họ chịu trách nhiệm tài trợ cho các giải đấu, xây dựng thương hiệu, xây dựng quan hệ đối tác và tài trợ, truyền nội dung lên các nền tảng truyền thông xã hội,… Các game thủ chuyên nghiệp hàng đầu tại Hàn Quốc thường xuyên tham gia các giải đấu, được tổ chức tại các sân vận động, nhà thi đấu lớn với đầy ắp khán giả, những người luôn hết mình cổ vũ cho người mà họ yêu thích.
Năm 2000, dù mới ở giai đoạn đầu của Thể thao điện tử, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã tài trợ cho Thế vận hội Điện tử Thế giới cùng với Samsung và Microsoft. Hai mươi năm sau, khi ngành công nghiệp này thực sự bùng nổ, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch thành lập một sân vận động Esport ở Pangyo vào năm 2022.
Bất chấp những tranh cãi không thể tránh khỏi về chứng nghiện game và một số quy định nghiêm ngặt về các hành vi trong trò chơi, ngành công nghiệp trò chơi điện tử ở Hàn Quốc vẫn tăng trung bình 8-9% mỗi năm, chiếm một phần quan trọng trong ngành công nghiệp của đất nước kim chi.
Minh Tiến
>> Có nên du học Hàn Quốc ngành công nghệ thông tin?
>> 5 trường đại học đào tạo kỹ thuật, công nghệ hàng đầu Hàn Quốc
>> Sự thật thú vị về nền công nghiệp trò chơi điện tử tại Hàn Quốc
Bình luận (0
)